7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt):
3.4.3 Dòng tài chính
Qua kết quả khảo sát, tổng chi phí, lợi nhuận và giá bán của toàn chuỗi có sự chênh lệch rất lớn giữa các đối tƣợng tham gia trong chuỗi.
Bảng 3.58: Gía bán, lợi nhuận bình quân 1kg thành phẩm trong chuỗi.
Đvt: đồng/kg Giá bán Giá thành sản phẩm Lợi nhuận Khai thác 60.280 5.200 55.080 Chủ vựa 76.000 63.382 12.618 Doanh nghiệp 140.107 139.172 692
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 3/2013
Trong 3 đối tƣợng chính tham gia chuối cung ứng bạch tuộc: Khai thác, chủ vựa, doanh nghiệp thì khai thác là đối tƣợng thu đƣợc lợi nhuận cao nhất từ sản phẩm bạch tuộc. Tuy nhiên, lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động khai thác còn bị chi phối bởi nhiều loại sản phẩm khai thác khác và thời gian đánh bắt. Bạch tuộc là loại hải sản có giá trị kinh tế cao những sản lƣợng đánh bắt lại thấp hơn so với các loại hải sản khác.
Chủ vựa là đối tƣợng có lợi nhuận cao thứ 2 trong chuỗi, tuy nhiên xét về lợi nhuận tổng thể thì đây lại là đối tƣợng có hiệu quả kinh doanh cao nhất do chi phí và thời gian thực hiện thấp. Chủ vựa chỉ là đối tƣợng trung gian mua đi bán lại, thời gian hoạt động bình quân khoảng 1-5 giờ.
Trong toàn chuỗi, doanh nghiệp là đối tƣợng có sự đầu tƣ cao nhất về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị, nhân công. Nhƣng lợi nhuận bình quân cho 1kg thành phẩm lại thấp nhất toàn chuỗi. Điều này cho thấy sự bất cập và hạn chế trong công tác quản lý chuỗi của doanh nghiệp. Sự phân phối dòng tài chính về chi phí, lợi nhuận trong chuỗi không đồng đều và có sự chênh lệch cao giữa các đối tƣợng. Kết quả này cho
105
thấy hiệu quả hoạt động của chuỗi bạch tuộc chƣa cao, bên cạnh đó là sự lỏng lẻo về mối quan hệ, liên kết giữa các đối tƣợng trong chuỗi.
3.4 Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của chuỗi cung ứng bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu
Theo kết quả phân tích và cơ sở lý luận trong mô hình SCOR cho thấy, chuỗi cung ứng bạch tuộc đông lạnh của công ty Baseafood có đặc điểm của dạng chuỗi hỗ trợ sản xuất nhƣ: Chi phí cố định cao, có thể đạt đƣợc hiệu quả sản xuất tối đa, có quan tâm đến vấn đề quản lý tài sản và cải tiến cung cách phục vụ khách hàng. Tình trạng chính của chuỗi là sản xuất có hiệu quả nhƣng tính cạnh trạnh không cao.
3.4.1 Ƣu điểm 3.4.1.1 Khai thác 3.4.1.1 Khai thác
Khai thác là đối tƣợng đầu tiên của chuỗi cung ứng bạch tuộc, vì thế đây là một trong những đối tƣợng quan trọng trong toàn chuỗi. Theo kết quả nghiên cứu, hoạt động khai thác đã đạt đƣợc nhiều điểm mạnh sau:
- Các hộ khai thác có sự đầu tƣ mạnh mẽ về tàu thuyền, trang thiết bị khai thác. Điều này góp phần tăng sản lƣợng khai thác hàng năm, đồng thời chất lƣợng sản phẩm khai thác cũng đƣợc đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng và các đối tƣợng khác của chuỗi.
- Công tác đẩy mạnh đánh bắt xa bờ giúp khai thác đƣợc nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhờ đó nâng cao hiệu quả, lợi nhuận khai thác. Phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thị trƣờng.
- Nhiều hộ khai thác đã liên kết hỗ trợ nhau thông qua việc lập nhóm khai thác. Điều này làm cho hoạt động khai thác hiệu quả hơn, góp phần giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động, nâng cao tinh thần đoàn kết của các đối tƣợng trong hoạt động khai thác.
3.4.1.2 Chủ vựa
Chủ vựa là đối tƣợng đóng vai trò trung gian trong chuỗi với hiệu quả hoạt động khá cao. Có nhiều yếu tố dẫn đến tính hiệu quả kinh tế cao của chủ vựa:
- Hầu hết các chủ vựa có sự đầu tƣ cao về phƣơng tiện vận chuyển, điều này góp phần nâng cao khả năng chuyên chở, giao hàng nhanh chóng, hiệu quả tới khách hàng. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối tƣợng khác của chuỗi cung ứng.
- Việc thiết lập mối quan hệ với nguồn cung ứng đầu vào nhƣ hộ khai thác khá chặt chẽ. Các chủ vựa lớn đã hỗ trợ đối tƣợng khai thác về tài chính và kỹ thuật. Điều này chính là chìa khóa trong việc đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm, đảm bảo phát triển các mối quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác cung ứng.
106
- Quá trình mua bán mang tính liên tục, giảm thiểu thời gian tồn đọng sản phẩm. Đây là lợi thế giúp chủ vựa giảm chi phí lƣu kho, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm tới tay khách hàng.
3.4.1.3 Xí nghiệp
Hoạt động cung ứng của xí nghiệp I có tính phức tạp và đa dạng nhất trong toàn chuỗi. Xí nghiệp là đối tƣợng chịu nhiều ảnh hƣởng từ các thành phần khác của chuỗi. Trong suốt quá trình hoạt động, việc quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc của Xí nghiệp I nói riêng, công ty Baseafood nói chung có nhiều ƣu điểm sau:
- Công ty đã chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại tại Xí nghiệp I, đây là yếu tố quan trọng làm nâng cao hiệu quả sản xuất, cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng sản phẩm theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nƣớc. Điều này góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. Đặc biệt, hiện tại Xí nghiệp I đã đƣợc đầu tƣ kho lạnh có công suất 1000 tấn, do đó chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo trong suốt quá trình sản xuất, bảo quản.
- Quản lý chất lƣợng trong chuỗi đƣợc quan tâm, kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu tỷ lệ phế phẩm và nguy cơ trả lại hàng. Từ đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh do tính ổn định về chất lƣợng sản phẩm, giảm thiểu lãng phí do sai hỏng.
- Công ty có sự quan tâm đến nhu cầu khách hàng, thị trƣờng. Qúa trình sản xuất luôn gắn kết chặt chẽ với nhu cầu khách hàng, do đó giảm thiểu nguy cơ tồn đọng thành phẩm. Hoạt động chăm sóc khách hàng cũng ngày càng hoàn thiện, nâng cao.
- Nhờ hoạt động lâu năm nên công ty đã xây dựng đƣợc nhiều mối quan hệ truyền thống với các đối tƣợng trong chuỗi. Bên cạnh đó, công ty cũng có những chính sách hỗ trợ về kỹ thuật cho chủ vựa và ngƣ dân nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng.
- Quá trình sản xuất đƣợc xây dựng các kế hoạch cụ thể về các chỉ tiêu số lƣợng, chất lƣợng, lợi nhuận. Điều này góp phần ổn định quá trình sản xuất.
Nhìn chung, chuỗi cung ứng bạch tuộc của công ty Baseafood khá đơn giản do ít thành phần tham gia, điều này giúp công ty quản lý chuỗi một cách dễ dàng, ít tốn kém về thời gian và chi phí, qúa trình thực hiện đƣợc triển khai dễ dàng, dễ kiểm soát các thành phần của chuỗi. Bên cạnh đó, việc hạn chế các thành phần trung gian giúp doanh nghiệp quản lý tôt hơn về giá thành và hoa hồng cho các đại lý, đối tác kinh doanh. Quá trình quản lý của công ty ít bị pha loãng.
3.4.2 Khuyết điểm 3.4.2.1 Khai thác 3.4.2.1 Khai thác
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì hoạt động khai thác còn tồn tại không ít những khiếm khuyết:
107
- Hoạt động khai thác phần lớn vẫn mang tính độc lập, đơn lẻ, chƣa có tính liên kết trong sản xuất, khai thác theo mô hình truyền thống, không chú trọng đến nhu cầu. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro tồn đọng hàng hóa, hiệu quả kinh tế thấp.
- Quá trình khai thác chƣa mang tính chọn lọc, chƣa đáp ứng nhu cầu về số lƣợng, chủng loại, size cỡ theo nhu cầu khách hàng.
- Việc liên kết với các hiệp hội trong ngành tại địa phƣơng chƣa cao. Chủ yếu là các hộ khai thác tự lập nhóm riêng. Điều này sẽ đem đến nhiều thiệt thòi cho hộ khai thác do không đƣợc nắm bắt kịp thờ về biến động thị trƣờng và xu hƣớng tiêu thụ. - Việc lập kế hoạch chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm, hoạt động khai thác chỉ thực
hiện theo kinh nghiệm là chủ yếu.
- Chƣa xây dựng đƣợc mối quan hệ bền vững với các đối tƣợng trong chuỗi.
- Quá trình thu mua, kinh doanh hải sản chƣa có tính hệ thống, hoạt động thu mua còn manh mún, phân tán và mang tính tự phát.
3.4.2.2 Chủ vựa
Việc cung ứng của chủ vựa tƣơng đối hoàn thiện do thời gian thực hiện toàn chuỗi và chi phí thấp, nhƣng chủ vựa vẫn còn một số khuyết điểm sau:
- Tính liên kết với các đối tƣợng vẫn chƣa cao, chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu theo nhu cầu khách hàng. Việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn mang tính bị động theo kết quả khai thác.
- Chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng, size cỡ theo nhu cầu khách hàng
- Chính sách giá cả vẫn chƣa ổn định, mức độ biến động giá vẫn cao gây khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác.
- Công tác quản lý chất lƣợng còn thấp, kiểm tra chất lƣợng chủ yếu vẫn dựa theo cảm quan.
3.4.2.3 Xí nghiệp
Tuy đã có sự đầu tƣ và chú trọng đến các yếu tố của chuỗi, nhƣng chuỗi cung ứng bạch tuộc của công ty vẫn tồn tại không ít vấn đề sau:
- Chƣa chủ động đƣợc hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào về số lƣợng, chủng loại, kích cỡ. Thời gian lƣu kho cao làm chi phí tăng, chất lƣợng nguyên liệu ít nhiều cũng bị ảnh hƣởng.
- Khả năng kiểm soát, liên kết, chia sẻ thông tin với các thành phần trong chuỗi chƣa cao. Đặc biệt là mối quan hệ với khai thác vẫn thấp. Đây là một trong những nguyên nhân chính dấn đến tình trạng bị động trong quá trình thu mua nguyên liệu. Sự hạn chế về liên kết với hộ khai thác, chủ vựa sẽ giảm thiểu khả năng gom nguồn nguyên vật liệu khi nhu cầu sản xuất có sự biến động cao. Ảnh hƣởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
108
- Kênh phân phối, chính sách marketing còn nhiều hạn chế. Hoạt động marketing chƣa đƣợc đầu tƣ, hiệu quả chƣa cao. Đầu ra của chuỗi tập trung qua 2 kênh phân phối là xí nghiệp dịch vụ (siêu thị hải sản) và xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng. Sự hạn chế về đối tƣợng khách hàng và kênh phân phối sẽ giảm khả năng hoạt động kinh doanh, cũng nhƣ doanh thu bán hàng của công ty.
- Chính sách giá chƣa ổn định, sự biến động về giá cao gây ảnh hƣởng lớn tới khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
Có thể thấy, vấn đề nổi bật của chuỗi cung ứng bạch tuộc là sự liên kết giữa các thành phần trong chuỗi không cao. Chủ vựa đóng vai trò quan trọng trong chuỗi do đó dễ dẫn đến sự thao túng về giá cả khi thị trƣờng khan hiếm nguồn nguyên liệu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Quá trình phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc đông lạnh cho thấy chuỗi cung ứng bạch tuộc vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại từ các đối tƣợng trong chuỗi gồm: khai thác, chủ vựa, xí nghiệp. Mỗi đối tƣợng đều có những thiếu sót riêng, nhƣng vấn đề chính của chuỗi là sự thiếu liên kết giữa các đối tƣợng trong chuỗi, tính chia sẻ thông tin của chuỗi thấp. Trong đó:
1. Đối với khai thác: Đây là một trong những thành phần có khả năng quản lý chuỗi cung ứng thấp nhất do kiến thức về cung ứng còn nhiều hạn chế. Các đối tƣợng khai thác phần đông chƣa chú trọng đến các vấn về cung cầu trong chuỗi, chƣa quan tâm đến các đối tƣợng khác trong chuỗi. Điều này sẽ làm việc kinh doanh của hộ thai thác nói riêng, hoạt động toàn chuỗi cung ứng bạch tuộc nói chung kém hiệu quả. Vì thế các hộ khai thác cần có những thay đổi về nhận thức và hành động để cải thiện chuỗi cung ứng.
2. Đối với chủ vựa: Tuy đã có bƣớc tiến cao hơn so với khai thác nhƣng nhìn chung đối tƣợng này vẫn chƣa thực sự hoàn thiện. Hoạt động chia sẻ thông tin cũng nhƣ mối quan tâm về cung cầu trong chuỗi vẫn chƣa cao. Nhƣng đây lại là đối tƣợng có lợi nhuận cao nhất trong chuỗi và thời gian hoạt động thấp nhất. Có thể thấy, xét về hiệu quả kinh doanh thì chủ vựa là đối tƣợng có hiệu quả cao nhất và chủ vựa cũng là điểm chính trong việc quyết định hiệu quả của toàn chuỗi do nó là đối tƣợng trung gian có vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng hiện tại.
3. Đối với xí nghiệp công ty: Xí nghiệp là đối tƣợng có lợi nhuân thấp trong chuỗi và thời gian hoạt động dài. Điều này cho thấy việc quản trị chuỗi cung ứng của đối tƣợng này vẫn chƣa thực sự hiệu quả. Nhƣng về tổng quát thì đây là đối tƣợng có sự quan tâm và đầu tƣ cao nhất về quản trị chuỗi, tuy nhiên do sự kiểm soát của các đối tƣợng trong chuỗi của xí nghiệp còn yếu nên hiệu quả chƣa cao.
4. Chuỗi cung ứng bạch tuộc mới chỉ phát triển ở dạng chuỗi hỗ trợ sản xuất, tình trạng của chuỗi là sản xuất hiệu quả nhƣng tính cạnh tranh không cao. Chuỗi cần đƣợc xây dựng, phát triển thành những dạng chuỗi cao hơn để cạnh tranh tốt nhất.
109
Chƣơng 4:
KIỂM ĐỊNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN TRONG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU 4.1 Giới thiệu
Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc y (biến kết cục) và các biến độc lập x (biến dự đoán). Phƣơng trình tuyến tính đa biến có dạng: y=
Trong phân tích hồi qui tuyến tính đa biến, ta cần biết mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố lên biến kết cục y. Muốn biết mức độ ảnh hƣởng cần lƣu ý đến các trị số sau:
1. Hệ số tƣơng quan R: yếu tố nào có R càng lớn thì ảnh hƣởng càng nhiều.
2. Bình phƣơng của R (R square): yếu tố nào có càng lớn thì mối quan hệ giữa yếu tố đó và biến y càng chặt chẽ.
3. Hệ số hồi quy (regression coefficient): yếu tố nào có cao thì ảnh hƣởng nhiều hơn, tuy nhiên các yếu tố có đơn vị khác nhau nên không thể so sánh mức ảnh hƣởng giữa các yếu tố.
4. Trị số p (p value): càng nhỏ mức ảnh hƣởng càng mạnh.
4.2 Định lƣợng các biến
Trong nghiên cứu này, các biến đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Bảng 4.1: Giải thich các biến phân tích
Tên biến Giải thích nội dung biến
Các yếu tố định lƣợng về chi phí
LN Lợi nhuận (đồng/kg)
GMUA Giá mua nguyên liệu (đồng/kg) GBAN Gía bán (đồng/kg)
PNL Chi phí nguyên liệu (đồng/kg) PNC Chi phí nhân công (đồng/kg)
PLK Chi phí lƣu kho nguyên liệu (đồng/kg) TGLK Thời gian lƣu kho nguyên liệu (ngày)
Các yếu tố định tính về năng lực sản xuất của công ty CLTP
Chất lƣợng thành phẩm
1= hoàn toàn không tốt 2= không tốt 3= bình thƣờng 4= tôt 5= rất tốt CLNL
Chất lƣợng nguyên liệu
1= hoàn toàn không tốt 2= không tốt 3= bình thƣờng 4= tôt 5= rất tốt TLPP
Tỷ lệ phế phẩm
1= rất thấp 2= thấp 3= trung bình 4= cao 5= rất cao CSTTin
Chia sẻ thông tin giữa các mắt xích
1= rất thấp 2= thấp 3= trung bình 4= nhiều 5= rất nhiều MQHND
Mối quan hệ với ngƣ dân 1= không 2= có MQHCV
Mối quan hệ với chủ vựa 1= không 2= có
110
4.3 Kiểm định hồi quy tuyến tính đa biến trên SPSS
Dữ liệu điều tra sử dụng trong kiểm định hồi quy tuyến tính gồm có 13 cột, trong đó gồm: lợi nhuận, giá bán, giá mua nguyên liệu, thời gian lƣu kho, chi phí lƣu kho, chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công, chất lƣợng thành phẩm, chất lƣợng nguyên liệu, tỷ lệ phế phẩm, mức chia sẻ thông tin giữa các mắt xích, mối quan hệ với ngƣ dân khai thác, mối quan hệ với chủ vựa.
Bảng 4.2: Dữ liệu một số yếu tố trong quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc
LN GB GM TGLK PLK PNL PNC CLTP CLNL TLPP CSTTin MQHND MQHCV