Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 52 - 53)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt):

3.2Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Việt Nam với đƣờng bờ biến dài hơn 3200 km, vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2, 1.4 triệu hecta mặt nƣớc nội địa vì vậy nguồn cung thủy hải sản của Việt Nam rất dồi dào và ổn định. Trữ lƣợng hải sản ở Việt Nam ƣớc tính có khoảng 4.2 triệu tấn. Công tác mở rộng và phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản, phát triển khai thác, đánh bắt xa bờ đã giúp sản lƣợng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng lên. Mức tăng trƣởng trung bình từ năm 2006-2010 đạt trên 11%.

Quá trình hội nhập và sự biến động giá cả trên thị trƣờng quốc tế, cùng với sự khắt khe của các thị trƣờng lớn nhƣ EU đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã có mặt trên 155 thị trƣờng thế giới, trong đó có ba thị trƣờng chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Trong tƣơng lai, ngành thủy sản Việt Nam sẽ giữ vững hiệu quả để phát triển thủy sản Việt Nam một cách bền vững, không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trƣờng tiềm năng mới nhƣ Hàn Quốc, ASEAN,…

Từ năm 2007 đến nay, Việt Nam luôn đứng trong top 10 nƣớc xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Việt Nam có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, chi phí lao động và chi phí sản xuất rẻ. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trƣờng xuất khẩu thủy sản thế giới.

44

Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng. Đặc biệt là các mặt hàng nhƣ tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực, bạch tuộc đã và đang tạo đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng các nƣớc và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong đó, mực, bạch tuộc là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trƣởng cao nhất trong năm 2011 với giá trị xuất khẩu đạt 520.3 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2010. Thị trƣờng nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam cũng đã đƣợc mở rộng với 76 thi trƣờng vào năm 2011, trong đó các thị trƣờng nhập khẩu hàng đầu là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và ASEAN.

Xuất khẩu sang Nhật chiếm 23.2% giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2011, thị trƣờng Nhật nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam đạt 83.5 triệu USD, tăng 16.4% so với năm 2010, trong đó mực chiếm khoảng 75%, bạch tuộc khoảng 25%.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 52 - 53)