Phân tích hoạt động của chuỗi cung ứng thông qua mô hình SCOR

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 29 - 36)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt):

2.3.1Phân tích hoạt động của chuỗi cung ứng thông qua mô hình SCOR

Có nhiều cách tiếp cận phân tích chuỗi cung ứng khác nhau (theo mục tiêu cuả M.Goldratt Eliyahu, theo cấu trúc,…), trong đó, cách tiếp cận theo mô hình Scor đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Theo mô hình SCOR, 2001 (Supply Chain Operation Reference) của hội đồng chuỗi cung ứng SCC (Supply Chain Concil), chuỗi cung ứng có thể biểu diễn bằng chuỗi các quá trình cơ bản nhƣ sau:

Hình 2.10: Chuỗi cung ứng trong mô hình SCOR

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, năm 2006

- Với: KH: Kế hoạch, SX: Sản xuất, PP: Phân phối, CC: Cung cấp, TL: Trả lại Theo đó, chuỗi cung ứng theo SCOR đƣợc chia làm 4 lớp phân tích theo quá trình • Mức 1: Định nghĩa chuỗi cung ứng bằng 5 quá trình: lập kế hoạch, tìm nguồn cung cấp, sản xuất , phân phối, trả lại.

KH PP CC TL SX PP CC TL SX PP CC SX TL PP CC TL Nhà cung cấp của nhà cung cấp Nhà cung cấp Công ty của bạn Khách hàng Khách hàng của khách hàng

21

• Mức 2: Phân tích 5 dạng quá trình theo danh mục cụ thể để hạn chế các quá trình trùng lắp.

• Mức 3: cho phép định nghĩa chi tiết các quá trình đã đƣợc xác định ở mức 2. Các công cụ hỗ trợ từ máy tính, phần mềm đƣợc ứng dụng. Mức này định nghĩa các quá trình đƣợc dùng để xác định mức độ tích hợp với nhà cung cấp và khách hàng.

• Mức 4: Mô tả chi tiết nhiệm vụ của các hoạt động trong mức 3 để triển khai các hoạt động tác nghiệp hàng ngày.

2.3.1.1 Kế hoạch

Quá trình lập kế hoạch nhằm thực hiện việc cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng và cung cấp.

Theo mô hình SCOR, việc thiết lập kế hoạch đƣợc thực hiện trƣớc tiên và thông qua tất cả các quá trình, từ phân tích thông tin phản hồi về nhu cầu thị trƣờng đến kiểm tra, đánh giá các nguồn lực hiện có, dung lƣợng sản xuất, tồn kho, khả năng giao hàng.

Đầu vào của việc lập kế hoạch là nguồn thông tin đƣợc cung cấp từ tiếp thị và thông tin phản hồi từ các bộ phận khác. Kế hoạch đƣợc đánh giá là tốt khi cân đối đƣợc cung cầu, tiếp cận mục tiêu, kết nối đƣợc các bộ phận. Kế hoạch phải chủ động quản lý đƣợc các hoạt động khác, phát hiện và thu ngắn các khoảng cách giữa các bộ phận, loại bỏ những công việc trùng lắp. Thông thƣờng kế hoạch thể hiện dƣới dạng lịch sản xuất chính (Master Production Schedule), theo đó, mọi bộ phận tự xác định và thi hành công việc của mình. Chìa khoá để kế hoạch thành công là thông tin, chìa khoá để kiểm soát kế hoạch cũng là thông tin. Có 3 dạng kế hoạch:

• Kế hoạch chiến lƣợc: đƣợc hoạch định bởi các nhà quản lý cấp cao về mục tiêu của công ty trong dài hạn, nó giúp định hƣớng các hoạt động của tổ chức

• Kế hoạch chiến thuật: đƣợc hoạch định bởi các nhà quản lý cấp trung để triển khai kế hoạch chiến lƣợc thành những hoạt động cho các bộ phận (trung hạn).

• Kế hoạch tác nghiệp: là kế hoạch chi tiết đƣợc thiết lập và triển khai tại các bộ phận cho công tác vận hành, thƣờng có tính chất ngắn hạn.

Trong chuỗi cung ứng kế hoạch nối kết hoạt động của các thành viên riêng biệt, nên phải cân nhắc việc đánh đổi giữa các mục tiêu. Vì vậy, nó cần linh hoạt để ứng phó với sự thay đổi của nhu cầu thị trƣờng, và có dự phòng những rủi ro bất trắc.

2.3.1.2 Qúa trình thu mua

Là các quá trình liên quan tới việc thu mua nguyên liệu, hàng hoá theo kế hoạch để cung cấp cho nhu cầu sản xuất hoặc bán hàng. Quá trình này đƣợc thực hiện tại giao diện của mỗi lớp trong chuỗi với lớp phía sau, nó đƣợc định hƣớng bằng kế

22

hoạch chung của chuỗi và đƣợc thực hiện bởi bộ phận thu mua (Purchasing). Các chức năng khác có thể kể đến là:

• Tổ chức xây dựng, điều phối hoạt động mạng lƣới cung cấp và các các hoạt động vận chuyển bên trong (từ nhà cung cấp đến nhà máy và ngƣợc lại).

• Tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp mới cũng nhƣ sàng lọc các nhà cung cấp không đạt yêu cầu. Cấp chứng nhận cho những nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn.

• Kiểm soát nguồn nguyên liệu (thông qua kho và sản xuất). Bảo đảm chất lƣợng nguồn hàng. Cung cấp thông tin kỹ thuật cần thiết cho các nhà cung cấp.

• Thực hiện đàm phán, thƣơng thuyết để có đƣợc mức giá có lợi nhất

• Thực hiện ký kết các hợp đồng với các nhà cung cấp. Đảm bảo thủ tục để bộ phận kế toán có thể thực hiện việc chi trả cho các nhà cung cấp một cách thuận lợi.

Nhƣ vậy có thể thấy đây là bộ phận rất quan trọng, là mắt xích liên kết giữa công ty và thị trƣờng cung cấp. Một bộ phận thu mua đƣợc đánh giá mạnh khi nó có thể tìm đƣợc nguồn nguyên liệu hàng hoá rẻ, đạt chất lƣợng; đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình tiếp theo và xây dựng đƣợc mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Để thực hiện tốt chức năng hoạt động của mình, bộ phận này phải phối hợp hoạt động chặt chẽ với các bộ phận nhƣ kế hoạch, sản xuất, kho, kỹ thuật và kế toán. Trong mô hình SCOR mức 2, chức năng tìm nguồn cung cấp đƣợc phân tích thành 3 quá trình:

•Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất tồn kho: Nhu cầu sản phẩm chƣa biết trƣớc nên mức lƣu kho bị dao động rất lớn, các nhà máy buộc phải tăng dự trữ để đối phó với những đơn hàng đột xuất. Bộ phận thu mua thƣờng vất vả trong việc thiết lập các mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp và phải xây dựng mạng lƣới cung cấp dự phòng để phòng tránh rủi ro. Để giảm gánh nặng tồn kho do hiệu ứng Bullwhip, yêu cầu thông tin thị trƣờng phải đƣợc chia sẻ trung thực tới nhà cung cấp.

•Tìm nguồn cung cấp cho dạng sản xuất theo đơn hàng: Nhu cầu đƣợc báo trƣớc, bộ phận thu mua dễ xây dựng các mối quan hệ dài hạn với nhà cung cấp, giúp họ thiết lập quy trình theo những tiêu chuẩn yêu cầu. Bộ phận thu mua lựa chọn và phân bổ các đơn hàng cho các nhà cung cấp khác nhau theo năng lực và giá cả của họ. Hàng hoá đƣợc đặt theo đơn hàng, tỉ lệ thay đổi nhà cung cấp tƣơng đối thƣờng thấp.

•Tìm nguồn cung cấp cho dạng thiết kế theo đơn hàng: yêu cầu nguồn nguyên liệu phong phú và các nhà cung cấp/ thầu phụ phải có năng lực thiết kế thực sự. Giá trị sản phẩm thể hiện qua ý tƣởng, thiết kế và cách thức thực hiện của họ. Bộ phận thu mua xây dựng mối quan hệ rộng với các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản phẩm. Cơ hội cải tiến trong dạng sản xuất này rất lớn nó tạo cho họ cơ hội phát huy khả năng của mình. Quá trình hợp tác phát triển sản phẩm mới giúp các công

23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ty thu ngắn khoảng cách giữa chúng và giúp phát hiện ra những nhà cung cấp có tiềm năng.

2.3.1.3 Qúa trình sản xuất

Trong chuỗi cung ứng, quá trình sản xuất (make) thƣờng đƣợc phân tích ở công ty trung tâm, nơi mà nguyên liệu và bán thành phẩm đƣợc tập trung từ các nguồn để tạo thành sản phẩm cuối cùng theo kế hoạch. Nó bao gồm cả hoạt động thiết kế, thử nghiệm sản phẩm mới, đóng kiện, lƣu trữ.

Trong mô hình Scor, quá trình sản xuất đƣợc bố trí sau quá trình thu mua và trƣớc phân phối sản phẩm. Quá trình này đƣợc phân tích thành 3 dạng là: sản xuất tồn kho MTS (Make To Stock), sản xuất theo đơn hàng MTO (Make To Order), thiết kế theo đơn hàng ETO (Engineer to Order). Dạng lắp ráp theo đơn hàng ATO (Assemply to Order) là dạng đặc biệt của MTO.

Các chiến lƣợc quản lý sản xuất tƣơng ứng:

- Sản xuất tồn kho (MTS: Make To Stock): là một môi trƣờng sản xuất mà sản phẩm đƣợc hoàn thành trƣớc khi nhận đƣợc đơn đặt hàng của ngƣời mua.

- Làm theo đơn hàng (MTO: Make To Order): là một môi trƣờng sản xuất mà hàng hóa hoặc dịch vụ đƣợc tạo ra sau khi nhận đƣợc yêu cầu của khách hàng .

- Thiết kế theo yêu cầu (ETO: Engineer To Order): khách hàng yêu cầu nhà sản xuất thực hiện thiết kế toàn bộ các đặc điểm kỹ thuật cũng nhƣ quy trình sản xuất.

- Lắp ráp theo đơn hàng (ATO: Assemble-to-order): là môi trƣờng sản xuất nơi hàng hóa hoặc dịch vụ đƣợc lắp ráp sau khi nhận đƣợc yêu cầu của ngƣời mua.

a. Quy trình sản xuất và các bộ phận liên quan

Trong quy trình sản xuất, nguyên liệu và bán thành phẩm đƣợc bộ phận thu mua chuẩn bị trƣớc và nhập về kho nguyên liệu. Theo kế hoạch sản xuất, nó đƣợc đƣa vào dây chuyền sản xuất và xử lý qua các đoạn khác nhau trƣớc khi đến trạm làm việc cuối cùng. Bộ phận kỹ thuật thiết lập các thông số kỹ thuật cần thiết cho nhà máy và phổ biến xuống từng bộ phận. Bộ phận triển khai sản xuất tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và thực hiện theo kế hoạch đƣợc giao. Trên mỗi công đoạn làm việc đều bố trí bộ phận kiểm tra giám sát chất lƣợng. Các sản phẩm sai hỏng nếu không thể sửa chữa đều bị loại ra, số còn lại bị trả về công đoạn trƣớc đó. Các khuyết tật đƣợc ghi nhận, tổng hợp, báo cáo đến bộ phận sản xuất, thu mua và kỹ thuật nhằm có biện pháp khắp phục, hiệu chỉnh cần thiết.

Quá trình sản xuất đƣợc thiết kế theo nguyên tắc sao cho đƣờng đi của sản phẩm và ngƣời thao tác là ngắn nhất hạn chế mọi hoạt động dƣ thừa.

24

Quản lý tồn kho

Quản lý tồn kho đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Tồn kho là quá trình tích luỹ hàng hoá nó đƣợc dùng để thoả mãn những nhu cầu trong tƣơng lai. Các loại hình sản xuất khác nhau có mức tồn kho khác nhau.

Hình 2.11 : Các dạng tồn kho trong chuỗi cung ứng

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, năm 2006

Các nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả. Tồn trữ số lƣợng hàng tồn kho lớn cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể đƣợc.

Có 3 quyết định cơ bản để tạo và lƣu trữ hàng tồn kho:

- Tồn kho chu kỳ : Đây là khoản tồn kho cần thiết nhằm xác định nhu cầu giữa giai đoạn mua sản phẩm. Nhiều công ty nhắm đến sản xuất hoặc mua những lô hàng lớn để đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Tuy nhiên, với lô hàng lớn cũng làm chi phí tồn trữ tăng lên. Chi phí tồn trữ xác định trên chi phí lƣu trữ, xử lý và bảo hiểm hàng tồn kho.

- Tồn kho an toàn: Là lƣợng tồn kho đƣợc lƣu trữ nhằm chống lại sự bất trắc. Nếu dự báo nhu cầu đƣợc thực hiện chính xác hoàn toàn thì hàng tồn kho chỉ cần thiết ở mức tồn kho định kỳ. Mỗ lần dự báo đều có những sai số nên để bù đắp việc không chắc chắn này ở mức cao hay thấp hơn bằng cách tồn trữ hàng khi nhu cầu đột biến so với dự báo.

25

- Tồn kho theo mùa: Đây là tồn trữ xây dựng dựa trên cơ sở dự báo. Tồn kho sẽ tăng theo nhu cầu và nhu cầu này thƣờng xuất hiện vài lần trong năm. Một lựa chọn khác với tồn trữ theo mùa là hƣớng đến đầu tƣ khu vực sản xuất linh hoạt có thể nhanh chóng thay đổi tỷ lệ sản xuất các sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tăng. Trong trƣờng hợp này, vấn đề cần chính là sự đánh đổi giữa chi phí tồn trữ theo mùa và chi phí để có đƣợc khu vực sản xuất linh hoạt.

Quản lý chất lƣợng trong chuỗi

Có nhiều cách định nghĩa về chất lƣợng, nhƣng điều căn bản là các nhà quản lý phải chuyển tải chất lƣợng vào trong sản phẩm để khách hàng có thể cảm nhận đƣợc. Qua mỗi lớp trong chuỗi cung ứng, chất lƣợng đƣợc đánh giá bởi hàng hoá, dịch vụ mà họ nhận đƣợc từ nhà cung cấp trƣớc đó. Nhƣ vậy để có đƣợc sự thoả mãn của ngƣời tiêu dùng thì chất lƣợng trong từng công đoạn phải đƣợc bảo đảm.

Để đạt đƣợc sự đồng nhất trong chất lƣợng sản phẩm một số khách hàng đã yêu cầu các vệ tinh của mình phải đạt đƣợc những tiêu chuẩn chất lƣợng (đặc biệt là hệ thống ISO), mỗi ngành thƣờng có tiêu chuẩn riêng theo đặc thù của ngành. Trong ngành chế biến thủy sản, các tiêu chuẩn chất lƣợng chủ yếu nhƣ HACCP, tiêu chuẩn EU, VietGAP,…

Để đảm bảo chất lƣợng, mỗi công ty phải quản lý chất lƣợng từ nguồn nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất lẫn phân phối. Có nhiều khách hàng sử dụng các công ty kiểm hàng độc lập bên ngoài để bảo đảm tính khách quan và chuyên nghiệp khi kiểm tra chất lƣợng hàng hoá tại các nhà cung cấp.

Trong quản lý, để đảm bảo chất lƣợng nhà quản lý phải xây dựng đƣợc “ cái nhìn chất lƣợng”, “suy nghĩ chất lƣợng” và “hành động chất lƣợng” cho mỗi thành viên, cá nhân đang thao tác vì họ là những ngƣời trực tiếp tạo ra chất lƣợng trong sản phẩm.

Đặc tính của chất lƣợng là không bền vững (những gì đƣợc đánh giá tốt ngày nay chƣa chắc đƣợc xem tốt ở ngày mai), vì thế quá trình cải tiến chất lƣợng phải là một quá trình liên tục và đƣợc tham gia của tất cả các thành viên.

2.3.1.4 Phân phối sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong mô hình SCOR, quá trình này đƣợc bố trí tiếp theo quá trình sản xuất, nó mang sản phẩm từ nhà máy tới tay ngƣời tiêu dùng. Quá trình này đƣợc chia làm 3 quá trình riêng là phân phối hàng tồn kho, phân phối sản phẩm làm theo đơn hàng, phân phối sản phẩm đựơc thiết kế theo đơn hàng.

Đối với dạng sản xuất hàng tồn kho, việc phân phối sản phẩm chỉ thực hiện sau khi tìm đƣợc thị trƣờng, khách hàng có yêu cầu mua hàng thì kế hoạch giao hàng mới

26

đƣợc thiết lập. Khi đó, giống với 2 dạng sản xuất còn lại, cách thức giao hàng sẽ do thoả thuận 2 bên và thể hiện trên hợp đồng mua bán. Có 2 vấn đề cần quan tâm trong quá trình phân phối hàng hoá là:

• Tổ chức quản lý mạng lƣới phân phối.

• Vận chuyển hàng hoá từ nhà máy đến ngƣời tiêu dùng. Quá trình phân phối bao gồm phân phối trực tiếp và gián tiếp:

Hình 2.12 : Các dạng phân phối

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, năm 2006

Cấu trúc của mạng lƣới phân phối tuỳ thuộc vào : đặc tính sản phẩm, khoảng cách địa lý từ nhà máy sản xuất đến ngƣời tiêu thụ, vòng đời sản phẩm.

Quá trình phân phối phụ thuộc rất lớn vào việc lƣạ chọn phƣơng thức vận tải. Có 6 phƣơng thức vận tải mà công ty có thể lựa chọn:

- Tàu thủy: Rất có hiệu quả về chi phái nhƣng là hình thức vận chuyển chậm nhất. nó giới hạn sử dụng các địa điểm phù hợp với tàu thuyền đi lại nhƣ sôn, biển, kênh đào,…

- Xe lửa: Khá hiệu quả về chi phí nhƣng chậm. nó cũng giới hạn sử dụng giữa những nơi có lƣu thông xe lửa.

- Xe tải: là hình thức vận chuyển tƣơng đối nhanh và linh hoạt. Xe tải hầu nhƣ có thể đến mọi nơi. Chi phi của hình thức này dễ biến động vì chi phí nhiên liệu biến động và đƣờng xá thay đổi.

- Máy bay: là hình thức vận chuyển rất nhanh, đáp ứng rất kịp thời. đây cũng là hình thức có chi phí đắt nhất và bị hạn chế bởi công suất vận chuyển.

- Đƣờng ống dẫn: rất có hiệu quả nhƣng bị giới hạn với những mặt hàng là chất lỏng hay khí nhƣ nƣớc, dầu và khí thiên nhiên.

- Vận chuyển điện tử: là hình thức vậ chuyển nhanh nhất, rất linh hoạt và có hiệu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 29 - 36)