Hệ thống hóa các chợ thủy sản tại các cảng lớn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 129 - 148)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt):

5.2.4 Hệ thống hóa các chợ thủy sản tại các cảng lớn

hoạt động mua bán hải sản

5.2.4.1 Mục tiêu

Mục tiêu của giải pháp hƣớng đến việc đô thị hóa vùng nông thôn ven biển, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các ngƣ dân và các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện hoạt động trao đổi mua bán. Giải pháp còn hƣớng đến việc đảm bảo khả năng kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, ổn định giá cả do giữa ngƣời bán và ngƣời mua có điều kiện trao đổi trực tiếp, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và thúc đẩy tốc độ phát triển ngành, góp phần hiện đại hóa vùng ven biển tại địa phƣơng

121

5.2.4.2 Nội dung giải pháp

Thứ nhất: Đầu tƣ xây dựng, hiện đại hóa chợ hải sản tại các cảng biển quan trọng

Hiện nay, các chợ cá ven biển phần lớn vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, do đó khả năng tập trung khách hàng thấp, khó kiểm soát về chất lƣợng cũng nhƣ hoạt động mua bán tại các chợ. Giữa ngƣời mua và ngƣời bán khó có thể liên kết trao đổi trực tiếp với nhau nên hiệu quả không cao. Do đó việc hiện đại hóa chợ hải sản là điều quan trọng, trong đó cần:

- Khảo sát các mô hình chợ thủy sản tại các địa phƣơng và các nƣớc trên thế giới để xác định mô hình phù hợp và hiệu quả nhất.

- Tiến hành đầu tƣ, hoàn thiện chợ thủy sản tại một số cảng quan trọng theo hƣớng hiện đại hóa, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của ngành thủy sản.

- Trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ ngành nhƣ kho lạnh, máy phân size, máy kiểm tra chất lƣợng nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ chất lƣợng giao dịch. - Quản lý chặt chẽ danh sách các ngƣ dân, chủ vựa, khách hàng tiêu biểu về số

lƣợng, chủng loại, giá bán hoặc nhu cầu để hỗ trợ kịp thời cho các đối tƣợng tham gia mua bán khi có nhu cầu. Ví dụ, khi doanh nghiệp có nhu cầu thu mua hải sản thì có thể thông qua đội quản lý để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất. Ngƣợc lại, khi ngƣ dân có sản phẩm cần bán thì sẽ đƣợc hỗ trợ cung cấp danh sách khách hàng cần mua.

- Cập nhật thông tin về thị trƣờn, xu hƣớng, giá cả cho các đối tƣợng tham gia tại chợ

Thứ hai: Triển khai khuyến khích các đối tƣợng cung cấp, khách hàng tham gia tại chợ một cách đồng bộ

- Các tổ chức địa phƣơng cần đẩy mạnh tuyên truyền các hộ kinh doanh hải sản thực hiện mua bán tại chợ thủy sản.

- Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các đối tƣợng mua bán có thể dễ dàng thực hiện trao đổi tại khu vực chợ thủy sản

5.2.4.3 Dự tính hiệu quả của giải pháp

Việc triển khai giải pháp sẽ mang lại hiệu quả cho các đối tƣợng nhƣ: Hộ khai thác, doanh nghiệp, địa phƣơng. Trong đó:

- Hộ khai thác sẽ giảm đƣợc rủi ro kinh doanh, nâng cao lợi nhuận nhờ có thể dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận trực tiếp với các khách hàng hiện có và tiềm năng. Tránh nguy cơ phụ thuộc và bị ép giá từ chủ vựa. Đáp ứng tối đa những yêu cầu của khách hàng nhờ nắm bắt đƣợc các thông tin từ thị trƣờng, khách hàng. Đảm bảo uy

122

tín và phát triển bền vững nhờ đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật từ đối tƣợng quản lý cũng nhƣ doanh nghiệp. Ổn định kinh doanh nhờ nguồn cầu luôn đƣợc đảm bảo.

- Các doanh nghiệp có thể chủ động hơn về nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả nhờ tìm kiếm đƣợc nhiều nguồn cung ứng hợp lý, giảm chi phí tồn kho và khảo sát vùng nguyên liệu. Giảm tỉ lệ phế phẩm, giảm định mức sản xuất nhờ thu mua đƣợc nguyên liệu theo nhu cầu sản xuất. Tránh nguy cơ biến động giá cao.

- Ngành thủy sản tại địa phƣơng nói riêng, kinh tế cả nƣớc nói chung sẽ phát triển bền vững theo hƣớng hiện đại hóa. Nguồn thu thuế cũng cao hơn nhờ dễ dàng kiểm soát hoạt động mua bán tại chợ, tránh thất thoát nguồn thu ngân quỹ.

123

Bảng 5.3: Bảng tổng kết các giải pháp cải tiến

STT Vấn đề Giải pháp Thời gian

(năm 2013)

Thực hiện 1 Thời gian hoạt động của chuỗi

Thời gian hoàn thành chuỗi dài

Giảm thời gian thực hiện trong toàn chuỗi

Không giới hạn

Hộ khai thác, chủ vựa, doanh nghiệp 2 Hiệu quả chuỗi giảm do thiếu hợp tác

Tính hợp tác thấp Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác trong chuỗi Không giới hạn Hộ khai thác, chủ vựa, doanh nghiệp, các hiệp hội tại địa phƣơng Mức độ chia sẻ

thông tin không cao

Chú trọng, nâng cao sự chia sẻ thông tin cho nhau

Không giới hạn 3 Hoạt động marketing, phát triển thƣơng hiệu

Chƣa có bộ phận marketing

Xây dựng chính sách, bộ phận marketing

Tháng 3-12 Lãnh đạo công ty, bộ phận kinh doanh

Danh tiếng thƣơng hiệu chƣa đủ mạnh Tăng cƣờng các hoạt động quảng bá, mở rộng thƣơng hiệu Không giới hạn

Lãnh đạo công ty, bộ phận kinh doanh

4 Hệ thống chợ hải sản, khu vực thu mua nguyên liệu Chợ, điểm thu mua

nguyên liệu lạc hậu, nhỏ lẻ, không đảm bảo chất lƣợng

Đầu tƣ, xây dựng chợ thủy sản theo hƣớng hiện đại hóa tại các cảng lớn

Tháng 3/2013-tháng

3/2014

Tổ chức chính quyền địa phƣơng Quản lý chặt chẽ chợ cá theo

tính hệ thống hóa

Không giới hạn

Tổ chức chính quyền địa phƣơng Đầu tƣ thiết bị hỗ trợ thu

mua tại chợ mới nhƣ máy phân size, máy dò kim loại, máy đo kháng sinh.

Tháng 3/2013-tháng

3/2014

Tổ chức chính quyền địa phƣơng,

doanh nghiệp

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Các giải pháp đƣa ra chủ yếu tập trung vào ba đối tƣợng chính của chuỗi: khai thác, chủ vựa, doanh nghiệp với các vấn đề chính về: thời gian thực hiện, chi phí và tính hợp tác trong chuỗi, công tác phát triển sản phẩm. Nhìn chung, để thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra, các đối tƣợng trong chuỗi cần:

1. Nâng cao kiến thức và nhận thức về vai trò của chuỗi cung ứng. 2. Tích cực thực hiện giải pháp một cách đồng bộ, triệt để.

124

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và các nội dung thực hiện, đề tài đã phân tích đánh giá và trình bày nội dung, thực trạng quản trị chuỗi cung ứng bạch tuộc đông lạnh dựa trên mô hình SCOR, đồng thời áp dụng SCOR để nâng cao hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng. Trong suốt quá trình thực hiện, đề tài đã thực hiện đƣợc những nhiệm vụ, nội dung sau:

- Tìm hiểu các mô hình lý thuyết, cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Đánh giá hiệu suất và phƣơng pháp đo lƣờng hiệu suất chuỗi.

- Tìm hiểu, nghiên cứu về công ty Baseafood và đánh giá năng lực, những thuận lợi, khó khăn của công ty.

- Nghiên cứu, mô tả cấu trúc và chức năng hoạt động của chuỗi cung ứng bạch tuộc đông lạnh công ty Baseafood.

- Phân tích, đánh giá những ƣu điểm và khuyết điểm của các đối tƣợng trong chuỗi. - Đánh giá hiệu quả thực hiện chuỗi thông qua thời gian, chi phí và lợi nhuận. - Nghiên cứu các mối quan hệ, liên kết trong toàn chuỗi.

- Đề ra các giải pháp để cải tiến chuỗi cung ứng dựa trên tình hình thực tế.

- Đƣa ra những nhận định chung và kiến nghị với công ty Baseafood và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để ngành thủy sản phát triển bền vững hơn.

2. Kiến nghị

2.1 Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên chú trọng thiết lập và duy trì mối quan hệ bền vững với ngƣ dân khai thác, hỗ trợ họ về mặt kỹ thuật để đảm bảo đƣợc tính ổn định về số lƣợng và chất lƣợng nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí quản lý chất lƣợn. Mặt khác, hoạt động marketing, nghiên cứu thị trƣờng, phát triển thƣơng hiệu của công ty cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa để khai thác những cơ hội phát triển mới, đồng thời công ty nên xây dựng những kế hoạch cụ thể cho hoạt động kinh doanh để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

2.2 Đối với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ hoàn thiện chất lƣợng hệ thống cảng vụ. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi nhằm quản lý các sản phẩm khai thác, hạn chế tình trạng đánh bắt bất hợp pháp.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ ngƣ dân và các doanh nghiệp chế biến để giảm bớt khó khăn cho các đối tƣợng này, đồng thời nâng cao tốc độ phát triển của ngành. Hỗ trợ phát triển các hiệp hội nghề cá tại địa phƣơng, phổ biến kiến thức về các tiêu chuẩn ngành, các công nghệ mới cho các hộ khai thác. Đầu tƣ các chợ thủy sản đầu mối quan trọng nhằm hệ thống hóa hoạt động mua bán thủy hải sản, tạo thuận lợi cho ngƣ dân và doanh nghiệp.

125

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cục xúc tiến Thƣơng mại VIETRADE (2011). Thị trường hàng thủy sản Nhật Bản. Hà Nội.

Nguyễn Thị Hồng Đăng (2006). Ứng dụng một số mô hình lý thuyết chuỗi cung ứng trong việc cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty KODA. Đại học Bách Khoa

Nguyễn Kim Anh (2006). Quản lý chuỗi cung ứng. Đại học mở Bán công TP. Hồ Chí Minh.

Phan Trọng Huyến (2003). Tìm giải pháp hợp lý để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của nghề lưới kéo khai thác xa bờ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Trung tâm Khuyến ngƣ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Phan Xuân Luân (2010). Phiếu khảo sát sản phẩm khai thác (lưới kéo). Đại học Nha Trang.

Ronald D.Zweig (2005). Việt Nam: Nghiên cứu Ngành thủy sản. Chƣơng trình Qũy Uỷ thác Toàn cầu của Nhật Bản dành cho Phát triển Thủy sản bền vững của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản thống kê.

Trang WED tham khảo: http://www.ebook.edu.vn http://www.baseafood.com

126 PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Giải thích quy trình chế biến sản phẩm bạch tuộc

Công đoạn Chi tiết

Tiếp nhận nguyên liệu

Bạch tuộc sau khi thu mua đƣợc bảo quản trong thùng cách nhiệt. Tại đây, nguyên liệu sẽ đƣợc cán bộ KCS kiểm tra cảm quan, nhiệt độ bảo quản, điều kiện vận chuyển. Chất lƣợng nguyên liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Màu tự nhiên, sáng bóng, loại bỏ bạch tuộc đốm xanh. + Bạch tuộc nguyên trắng, cơ thịt săn chắc, không muối nƣớc. + Mùi đặc trƣng của bạch tuộc, không có mùi lạ.

+ Nguyên liệu nguyên vẹn, có vết xƣớc và trầy da nhẹ, không dập nát, không lẫn tạp chất, râu nguyên vẹn.

Thủ kho cân và nhập vào phân xƣởng chế biến. Nguyên liệu chế biến không kịp đƣợc bảo quản trong thùng cách nhiệt có ƣớp đá để đảm bảo nhiệt độ <=40 C nhằm đảm bảo nguyên liệu luôn giữ đƣợc chất lƣợng ban đầu và hạn chế vi sinh vật phát triển.

Rửa 1 Sau khi tiếp nhận nguyên liệu xong, nguyên liệu sẽ đƣợc rửa trong bồn nƣớc lạnh nhiệt độ <=60C nhằm loại bỏ bớt tạp chất và vi sinh vật bám bên ngoài nguyên liệu. mỗi lần rửa không quá 20kg. Thay nƣớc rửa sau 200kg Bạch tuộc.

Bảo quản nguyên liệu

Nguyên liệu sau khi rửa nếu chƣa kịp chế biến thì đƣợc bảo quản vào bồn cách nhiệt, cho một lớp đá vảy dày >=7cm dƣới đáy hồ. Sau 40kg thì lại cho lên mặt một lớp đá, kế tiếp cho dung dịch nƣớc muối đã pha sẵn nồng độ 3%-5% vào với tỷ lệ vừa đủ và đảo đều. Lớp trên cùng cho lớp đá vảy dày 10cm đủ để nguyên liệu đƣợc bảo quản trong môi trƣờng có nhiệt độ <=40C.

Sơ chế Dùng dao nhỏ chuyên dùng để lấy răng, mắt, nội tạng bỏ đi. Dùng tay vò sạch râu tua, bạch tuộc đƣợc đắp đá để duy trì nhiệt độ nguyên liệu <=70C. Khi xử lý nguyên liệu cứ 3-4kg bán thành phẩm thì thay nƣớc 1 lần. Nƣớc dùng để ngâm bán thành phẩm sau khi sơ chế có nhiệt độ <=70

C, nồng độ muối 3%.

Kiểm tra bán thành phẩm 1

Bạch tuộc sau khi sơ chế đƣợc chuyển qua công đoạn kiểm tra tạp chất, ký sinh trùng. Thực hiện kiểm tra từng con một trên bàn soi và loại bỏ những

127

con bị nhiễm ký sinh trùng. Những con còn sót tạp chất trả về cho công nhân sơ chế làm sạch lại. Trong quá trình kiểm tra luôn đắp đá để duy trì nhiệt độ bán thành phẩm <=70C.

Quậy muối (đánh khuấy)

Bạch tuộc sau khi kiểm tra tiến hành đánh khuấy khoảng 10-15 phút nhằm loại bỏ nhớt, tạp chất, đồng thời tạo cơ thịt săn chắc tạo điều kiện cho các công đoạn sau.

Phân size Bạch tuộc đƣợc phân cỡ theo số con/kg, gam/con tùy theo yêu cầu khách hàng.

Kiểm tra bán thành phẩm 2

Công nhân kiểm tra từng con, kiểm tra kỹ từng râu và phần bụng để loại sạch tạp chất trong thau nƣớc. Nhằm loại bỏ tạp chất còn dính trên thân, râu bạch tuộc. Tạo giá trị cảm quan cho sản phẩm sau này và loại bỏ mối nguy gây mất an toàn thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng

Cân Bán thành phẩm đã phân cỡ sẽ để ráo 5 phút rồi tiến hành cân, cho vào rổ. Rửa 2 Rửa qua 3 thau nƣớc lanh có nhiệt độ <=70C. Khi rửa phải cho bán thành

phẩm ngập trong nƣớc và khuấy đảo nhẹ tránh làm dập nát nguyên liệu. Xếp khuôn Sau khi để ráo, bán thành phẩm đƣợc xếp khuôn, khi xếp các con bạch tuộc

phải thẳng hàng.

Cấp đông Sản phẩm đƣợc cấp đông trong tủ đông tiếp xúc có nhiệt độ <=-400C, thời gian cấp đông không quá 4h. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm sau khi cấp đông đạt -180

C.

Rã đông Sản phẩm sau khi cấp đông đạt sẽ tiến hành tách khuôn, mạ băng trong nƣớc sạch đƣợc làm lạnh <=40C bằng thiết bị phun sƣơng. Mỗi block Bạch tuộc cho vào túi PE hàn kín miệng.

Mạ băng Bao gói

Dò kim loại Sau khi đóng gói cho thành phẩm chạy qua máy dò kim loại để phát hiện và loại bỏ mối nguy vật lý có trong thành phẩm, đảm bảo an toàn cho ngƣời sử dụng, uy tín của nhà sản xuất.

Đóng thùng Cứ 6 block (hoặc 12 block) cùng cỡ cho vào thùng carton

Bảo quản Sản phẩm sau khi đóng thùng đƣợc đƣa ngay vào kho bảo quản thành phẩm đảm bảo nhiệt độ <=- 180c

128 Phụ lục 2: Các dạng chuỗi cung ứng stt Dạng chuỗi Đặc điểm Tình trạng 1 Các chức năng hiện tại không tốt

- Không tạo đƣợc các lợi thế cạnh tranh.

- Không sử dụng các dịch vụ hậu cần bên ngoài - Hoạt động chức năng không hiệu quả.

- Bị thƣơng tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính Nguy hiểm 2 Bị nắm giữ bởi các tổ chức hậu cần bên ngoài

- Bị nắm giữ bởi tổ chức hậu cần bên ngoài. - Hoạt động chức năng không hiệu quả. - Bị thƣơng tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính. Nguy hiểm 3 Chuỗi hoạt động kém hiệu quả làm giảm đến hiệu quả hoạt động của công ty

- Chi phí cố định cao, lƣợng nhân công lớn, nhiều

cấp quản lý.

- Quá trình xử lý các công tác hậu cần tại trung tâm rất lâu, nó làm chậm các hoạt động thu mua, sản xuất và bán hàng.

- Tồn kho lớn, tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Không hiệu quả 4 Chuỗi hỗ trợ sản xuất Chi phí cố định cao. - Đƣợc thiết kế hỗ trợ sản xuất, có thể đạt đƣợc hiệu quả sản xuất tối đa

- Có thể tạo đƣợc tối ƣu cục bộ bên trong và bên ngoài mỗi nhà máy.

- Có thể chuyển đổi sự tập trung các nguồn lực đến những hoạt động và quy trình mang tính chiến lƣợc khác.

- Có sự liên kết giữa việc lƣu chuyển các nguồn lực với tồn kho, quản lý đơn hàng.

- Có quan tâm vấn đề quản lý tài sản.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (Trang 129 - 148)