Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015 (Trang 81)

- Công tác nghiệm thu, xác nhận sản lượng cung cấp DVVTC

b) Cho vay ưu đãi:

3.3.3. Nguyên nhân:

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan:

- Đây là giai đoạn đầu tiên nước ta xây dựng và thực hiện chính sách về VTCI trong nền kinh tế thị trường, không có tiền lệ, không có kinh nghiệm trong nước, vận dụng và chuyển hướng tư duy cung cấp DVVTCI từ thời bao cấp sang cơ chế thị trường chưa nhuần nhuyễn (thể hiện: Khi thiết lập mục tiêu cung cấp DVVTCI còn ảnh hưởng tư duy bao cấp. Bao cấp cho người dân, bao cấp cho DNVT). Đồng thời địa bàn vùng công ích trải rộng, số lượng đối tượng hỗ trợ lớn nên không tránh khỏi khó khăn, lúng túng cả trong xây dựng chính sách và tổ chức điều hành thực hiện chương trình.

- Sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của công nghệ, dịch vụ trong ngành viễn thông gây khó khăn trong công tác xây dựng kế hoạch thu nộp hàng năm.

- Quỏ trỡnh xây dựng chương trình chưa có điều kiện điều tra cơ bản và dự báo đủ để xác định các cân đối cần thiết làm cơ sở điều hành thực hiện chương trình.

- DVVT là một loại hình dịch vụ có tính đặc thù cao, khác với các sản phẩm, dịch vụ công ích khác: Biến động thường xuyên, liên tục về lưu lượng, phát triển mới, rời mạng; có phương thức quản lý khách hàng, dịch vụ, cước phí phức tạp và khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng của thị

trường viễn thông Việt Nam gây khó khăn cho công tác quản lý, lập kế hoạch cũng như quá trình thực hiện chương trình.

Về cơ chế chính sách:

- Các văn bản giao kế hoạch ban hành chậm, đặc biệt là năm 2007, việc giao kế hoạch của Bộ TTTT đã bị chậm 2 quý đầu năm, thời điểm này các DNVT đẩy mạnh việc phát triển thuê bao, nhưng số liệu giao kế hoạch lại không tính đến sản lượng thực tế của các DNVT đã thực hiện trong thời gian này. Do đó, số liệu kế hoạch không sát với thực tế thực hiện.

- Việc giao kế hoạch năm 2007 chậm, dẫn đến kế hoạch năm 2008, 2009, 2010 cũng bị chậm theo. Thậm chí năm 2009 đến cuối tháng 11/2009, sau khi Bộ TTTT giao kế hoạch, VTF và các DNVT mới ký kết hợp đồng đặt hàng và phải ký dồn cả 2 năm 2009 và 2010. Việc chậm trễ này cùng với những bất cập khác về chính sách hỗ trợ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới công tác nghiệm thu, thanh toán và quyết toán kinh phí các năm của VTF với các DNVT rất trì trệ.

- Số lượng văn bản nhiều, hay thay đổi, bổ sung nhiều lần, nhiều mốc thời gian khác nhau. Trong đó, danh mục DVVTCI: 2 văn bản, vùng được cung cấp DVVTCI: 6 văn bản; mức hỗ trợ: 4 văn bản; chế độ tài chính kế toán: 5 văn bản… Thậm chí có 2 văn bản quy phạm pháp luật phải đính chính sai sót.

- Một số văn bản pháp quy chưa có tính khả thi. Các văn bản hành chính làm căn cứ, điều kiện hướng dẫn thực hiện mục tiêu cung cấp DVVTCI chất lượng chưa cao. Cụ thể là: Quyết định phê duyệt kế hoạch chậm, dẫn đến triển khai kế hoạch, ký HĐĐH chậm. Thời gian yêu cầu triển khai kế hoạch, HĐĐH quá gấp (sau 2 tuần làm việc), các căn cứ tính toán, mốc thời gian áp dụng chế độ… quá nhiều, dẫn đến các lỗi ấn loỏt…

- Các quyết định kế hoạch cung cấp DVVTCI chưa có căn cứ khoa học, chưa thực sự phản ánh tất yếu khách quan của quan hệ cung – cầu, thể hiện trong Quyết định số: 634/QĐ-BBCVT ngày 06/7/2007 của Bộ BCVT (nay là Bộ TTTT) giao kế hoạch CCDVVTCI cho SPT, nhưng SPT chưa có năng lực thực hiện kế hoạch, giao kế hoạch cho EVN Telecom tháng 7/2007 thì EVN Telecom đã vượt kế hoạch giao;

Một số chỉ tiêu kế hoạch giao Viettel, VNPT không có năng lực mạng lưới thực hiện; Hay như trong công tác thu nộp đến nay cũng chậm trễ, do quy định xác định tỷ lệ thu nộp theo doanh thu các dịch vụ. Tại các DNVT tuy có doanh thu lớn trong những dịch vụ này nhưng lợi nhuận thu được chưa cao, chưa thể thực hiện nghĩa vụ đóng góp của mỡnh. Cỏc quyết định giao kế hoạch cung cấp DVVTCI các năm 2008; 2009 – 2010 cũng trong tình trạng tương tự nhưng với mức độ ít hơn.

- Các quy định về xác nhận sản lượng DVVTCI chưa rõ ràng, hiểu chưa đúng và chưa nhất quán gây khó khăn trong việc thống kê lập báo cáo, xác nhận và thẩm định sản lượng DVVTCI. Hệ thống biểu mẫu chưa sát với tình hình thực tế, nhiều công đoạn kê khai báo cáo còn rườm rà, một số nội dung chưa đúng và một số sản lượng chưa phản ánh được kinh phí hỗ trợ.

- Các văn bản quy định phần lớn ban hành rất chậm nhưng hiệu lực áp dụng lại có tính hồi tố, thậm chí có những văn bản ban hành cuối năm nhưng cho phép áp dụng từ đầu năm (ví dụ: Thông tư số 39/2009/TT-BTTTT ban hành ngày 14/12/2009 nhưng rất nhiều dịch vụ được hướng dẫn áp dụng kê khai theo mẫu của Thông tư này từ đầu năm 2009), dẫn đến các doanh nghiệp rất khó thực hiện, phải làm đi làm lại nhiều lần.

- Chưa có chiến lược dài hạn cho công tác cung cấp DVVTCI từ cấp Trung ương đến địa phương và từng DNVT.

Nguyên nhân từ các DNVT và Sở TTTT:

Trên thực tế, một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ những trách nhiệm của mình hoặc thực hiện không đúng các quy định của Bộ TTTT để phục vụ cho việc cấp phát kinh phí hỗ trợ cung cấp DVVTCI, cụ thể là:

- Đối với việc kê khai sản lượng các DVVTCI đã thực hiện của các DNVT

Tại một số DNVT, các đơn vị đã kê khai sản lượng không đúng đối tượng theo quy định được hưởng chính sách hỗ trợ cung cấp DVVTCI, chủ yếu theo hướng kê khai thừa để có lợi cho doanh nghiệp dẫn đến số tiền kinh phí theo chính sách hỗ trợ cung cấp DVVTCI của Nhà nước bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả.

- Đối với việc thực hiện thẩm tra, xác nhận sản lượng các DVVTCI, các DNVT đã thực hiện của các Sở TTTT.

Sở TTTT là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý Nhà nước lĩnh vực TTTT trên địa bàn tỉnh. Việc giao cho Sở TTTT nhiệm vụ xác nhận sản lượng DVVTCI làm cơ sở để thanh quyết toán trong điều kiện các Sở TTTT mới thành lập, nhân lực, điều kiện hoạt động còn hạn chế, là rất khó khăn, khó bảo đảm chính xác, tiến độ.

Một số Sở TTTT vẫn thực hiện việc xác nhận bằng với số kê khai của các DNVT báo cáo, không thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về quy trình nghiệm thu sản lượng DVVTCI, không căn cứ vào các bảng kê chi tiết của từng loại dịch vụ, không thẩm tra các hồ sơ tài liệu liên quan, mặc dù số liệu của các đơn vị tổng hợp là không chính xác và thiếu căn cứ. Như vậy, việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát, xác nhận sản lượng DVVTCI của một số Sở TTTT còn thiếu trách nhiệm, thiếu cơ sở và chưa chặt chẽ.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015 (Trang 81)