CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015 (Trang 49)

VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

CÔNG ÍCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

3.1. Hoạt động phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam giai đoạn vừa qua. qua.

3.1.1. Giới thiệu về Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Trước đây, trong điều kiện chỉ có VNPT cung ứng DVVT, Nhà nước đã giao đơn vị này trách nhiệm phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ đến miền núi, vựng sõu, vựng xa. Từ khi mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các DNVT tự do cạnh tranh, tự do lựa chọn địa bàn và dịch vụ cung ứng nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận. Trong điều kiện đó, Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ DNVT phát triển cung ứng dịch vụ đến các khu vực điều kiện kinh doanh khó khăn. Vì vậy việc thành lập VTF để huy động tài chính từ sự đóng góp của DNVT và các nguồn tài chính khác phục vụ cho việc phát triển mạng lưới cung cấp DVVTCI đến miền núi, vựng sõu, vựng xa là hết sức cần thiết, phù hợp với thực tế hiện nay.

VTF được thành lập theo Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ. VTF là tổ chức tài chính Nhà nước, trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ TTTT); VTF có tư cách pháp nhân, có con dấu, vốn điều lệ và có bảng cân đối kế toán riêng. VTF được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong nước. VTF đặt trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội và có thể đặt chi nhánh tại một số khu vực trong nước. VTF hoạt động khụng vỡ mục đích lợi nhuận.

3.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

Theo Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của VTF, VTF được thành lập với tư cách là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động khụng vỡ mục tiêu lợi nhuận. VTF có

chức năng huy động, tiếp nhận các nguồn tài chính trong và ngoài nước để hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp DVVTCI trên phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ của VTF

- Tiếp nhận và huy động các nguồn tài chính (vốn điều lệ, các khoản đóng góp của các DNVT, các khoản vốn khác như các khoản viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,…).

- Thực hiện việc tài trợ cho các chương trình, dự án cung cấp DVVTCI. - Theo dõi, tổng hợp và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án cung cấp DVVTCI do VTF tài trợ; tình hình tài chính VTF theo quy định của Bộ TTTT và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bảo toàn vốn điều lệ.

- Quản lý vốn và tài sản của VTF theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao. Quyền hạn của VTF

- Kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, chế độ về cung cấp DVVTCI của Nhà nước và hoạt động của VTF.

- Thông báo kế hoạch đóng góp tài chính cho VTF đối với các DNVT và yêu cầu các DNVT cung cấp số liệu, tài liệu, giải trình những vấn đề liên quan đến thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính cho VTF; phát hiện, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm của các DNVT trong việc chấp hành nghĩa vụ đóng góp tài chính cho VTF theo quyết định này và các quy định có liên quan khác của pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn do VTF tài trợ, cho vay thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về phổ cập DVVTCI; đình chỉ việc tài trợ, cho vay hoặc thu hồi kinh phí đã tài trợ, cho vay khi phát hiện đơn vị được tài trợ, được vay vi phạm hợp đồng với VTF và các quy định về sử dụng vốn của VTF.

- Được quan hệ trực tiếp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để kêu gọi và tiếp nhận vốn tài trợ cho các chương trình, dự án và nhiệm vụ phổ cập DVVTCI.

- Chủ động sử dụng vốn cho các hoạt động của VTF theo quy định của pháp luật; được trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của Bộ Tài chính như đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Được hưởng chế độ lương, thưởng, phúc lợi theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước.

3.1.1.3. Phạm vi, đối tượng được cung cấp DVVTCI do VTF hỗ trợ

Phạm vi: Khu vực cung cấp DVVTCI là những nơi mà theo cơ chế thị trường doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ này không có khả năng bù đắp chi phí, được xác định theo đơn vị hành chính, phù hợp với từng loại DVVTCI và từng hoạt động hỗ trợ của VTF. Tiêu chí để xác định đó là:

+ Mật độ thuê bao sử dụng DVVTCI tại các khu vực so với mật độ chung toàn quốc.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội của những khu vực đó. + Các tiêu chí khác do Bộ TTTTT quy định.

Đối tượng:

+ Các đối tượng truy nhập DVVTCI tại các điểm TNVTCC do VTF tài trợ. + Các chủ thuê bao là cá nhân, HGĐ sinh sống tại các khu vực được cung cấp DVVTCI và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Bộ TTTTT.

3.1.1.4. Nguồn vốn của VTF

Vốn hoạt động của VTF được hình thành từ các nguồn sau:

- Vốn điều lệ của VTF khi mới thành lập là 500 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước cấp 200 tỷ đồng trong 2 năm 2005, 2006; 300 tỷ đồng được trích bổ sung từ các khoản đóng góp hàng năm của các DNVT trong 3 năm 2005, 2006, 2007.

- Các nguồn vốn khỏc: Cỏc khoản đóng góp hàng năm của các DNVT theo quy định; Các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án về cung cấp DVVTCI do nhà nước giao; Các khoản viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ phát triển và cung cấp DVVTCI tại Việt Nam; Các khoản vốn hợp pháp khác.

3.1.1.5. Hoạt động hỗ trợ của VTF

- Hỗ trợ các đối tượng được cung cấp DVVTCI thông qua các DNVT cung cấp DVVTCI bằng các hình thức sau:

+ Hỗ trợ chi phí phát triển và duy trì cung cấp DVVTCI trong từng giai đoạn.

+ Cho vay ưu đãi đối với các DNVT thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông, Internet và các cơ sở vật chất khác phục vụ cung cấp DVVTCI.

3.1.1.6. Tổ chức quản lý và điều hành VTF

Theo nội dung quyết định 07/2005/QĐ-BBCVT thì bộ máy quản lý và điều hành của VTF gồm: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Cơ quan điều hành.

Hội đồng quản lý gồm có 05 (năm) thành viên, do Bộ trưởng Bộ TTTT quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các thành viên Hội đồng quản lý gồm: 01 Chủ tịch Hội đồng quản lý, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, 03 uỷ viên. Thực hiện chức năng quản lý hoạt động của VTF, chịu trách nhiệm về sự phát triển của VTF theo quy định của Bộ TTTT.

- Giám đốc là đại diện của VTF theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, Bộ trưởng Bộ TTTT và trước pháp luật về hoạt động của VTF. Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công.

- Ban Kiểm soát có 5 thành viên, gồm Trưởng ban và các thành viên. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, kiểm soát toàn bộ hoạt động của VTF và cú cỏc nhiệm vụ, quyền hạn sau. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, các quy định trong hoạt động của VTF nhằm bảo đảm cho VTF thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động của VTF, bảo đảm an toàn tài sản nhà nước, tài sản của VTF và của đối tượng được quỹ hỗ trợ; báo cáo với Hội đồng quản lý về kết quả kiểm tra, giám sát và kiến nghị các biện pháp xử lý;

- Các ban chuyên môn, nghiệp vụ và chi nhánh gồm: Văn phòng; Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Kế hoạch và Nguồn vốn; Ban Tài chính, Kế toán; Ban Quản lý dự án; Ban Thẩm định dự án; Ban Thống kê và Tin học; Các Chi nhánh khu vực.

3.1.2. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010. Nam giai đoạn 2006 - 2010.

3.1.2.1. Thị trường viễn thông:

Trước đây, trong điều kiện chỉ có VNPT cung cấp DVVT, Nhà nước đã giao đơn vị này trách nhiệm phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ đến miền núi, vựng sõu, vựng xa. Từ khi mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự do cạnh tranh, tự do lựa chọn địa bàn và dịch vụ cung ứng nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận. Đến hết tháng 12/2009, Bộ TTTT đã cấp phép cho 14 doanh nghiệp khai thác cung cấp DVVT có hạ tầng mạng đó là:

1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). 2. Công ty Thông tin di động (VMS – VNPT).

3. Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom). 4. Công ty Bưu chính Viễn thông Sài gòn (Saigon Postel). 5. Tổng Công ty Viễn thông toàn cầu (G-Tel).

6. Công ty Cổ phần viễn thông di động (G-tel Mobile). 7. Công ty Cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom). 8. Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (HaNoi Telecom). 9. Công ty thông tin điện tử Hàng hải (Vishipel).

10. Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel).

11. Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (VTC). 12. Công ty Cổ phần viễn thông Đông Dương.

13. Công ty Cổ phần Tin học Viễn thông Petrolimex (Piacom). 14. Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Đối với dịch vụ Internet, theo số liệu có đến 29/12/2009 hiện đó cú 86 nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam.

Các DNVT được phép cung cấp hạ tầng mạng đều tập trung đẩy nhanh đầu tư phát triển mạng lưới, mở rộng phạm vi kinh doanh cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên do sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp, cho đến nay xét về quy mô doanh nghiệp và năng lực mạng lưới cung ứng dịch vụ thì VNPT vẫn là DNVT có cơ sở hạ tầng mạng lưới cung ứng DVVT rộng nhất. Cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông và Internet của VNPT được phát triển đồng bộ rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành, huyện và cỏc xó trờn toàn quốc.

3.1.2.2. Kết quả phổ cập dịch vụ viễn thông tại vùng được cung cấp DVVTCI giai đoạn 2005 - 2010.

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015 (Trang 49)