Hoàn thiện cơ chế thu nộp từ DNVT

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015 (Trang 93 - 94)

- Công tác nghiệm thu, xác nhận sản lượng cung cấp DVVTC

CÔNG ÍCH GIAI ĐOẠN 2011 –

4.2.2. Hoàn thiện cơ chế thu nộp từ DNVT

Nguồn thu nộp từ các DNVT

- Tỷ lệ thu nộp các DVVT: Giải pháp lâu dài cho giai đoạn 2011-2015. Xuất phát từ sự bất cập của chính sách thu nộp hiện nay là thu theo tỉ lệ khác nhau. Việc thực hiện tính doanh thu đóng góp tài chính giữa các DNVT là chưa thống nhất dẫn đến việc hạch tốn các dịch vụ phải đóng góp tài chính ở các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau tạo nên sự mất cơng bằng để có mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Trong giai đoạn vừa qua, chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển ngành công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn làm cơ sở để cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do đó, đã ưu tiên một số loại DVVT khơng thuộc đối tượng đóng góp tài chính (khoan thu) để phát triển. Tuy nhiên khi đã đạt được mục đích phát triển, thì chúng ta phải thay đổi chính sách thu nộp cho phù hợp với thực tế.

Vì vậy Chính phủ cần thay đổi chính sách tạo nguồn thu trên cơ sở thay đổi phương pháp tính. Cụ thể: Tính cùng một tỉ lệ hợp lý (phù hợp với thực tế Việt Nam

cũng như cân nhắc để đảm bảo nguồn hỗ trợ cơng ích trong giai đoạn tới) trên tổng doanh thu các loại hình DVVT. Định hướng từ năm 2010 việc thu nộp thực hiện

hoàn toàn trên mạng tin học. Trước mắt thu nộp theo quý, tiến tới thu nộp theo tháng và theo 1 tỉ lệ cho tất cả các loại dịch vụ theo doanh số khoảng 1%-2%.

Phương pháp này sẽ rất ổn định nếu chúng ta có cơ sở tính tốn đầy đủ, dễ tính, dễ làm, dễ kiểm tra. Và như vậy, có thể chúng ta sẽ giảm chi phí về nhân cơng, thời gian để xác nhận, và chỉ cần dựa vào kết quả kiểm toán các DNVT về doanh thu để đưa ra kết quả đóng góp tài chính của doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự cơng bằng, minh bạch trong việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước.

- Đối tượng thu nộp cần chặt chẽ theo cấp phép không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp nào. Cần có chế tài để thực hiện nghiêm quy định tất cả các doanh nghiệp cung cấp DVVT và Internet trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đóng góp vào VTF.

- Nghiên cứu ban hành quy định về tỉ lệ đóng góp đối với dịch vụ truy nhập Internet; các dịch vụ công nghệ mới như dịch vụ trên cơng nghệ 3G…

- Tiêu chí xác định doanh thu dịch vụ làm căn cứ thu nộp cần rõ ràng để đảm bảo tính cơng bằng. Ví dụ như Gphone của VNPT, Homephone Viettel là cố định hay di động.

- Làm rõ quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia đóng góp tài chính cho VTF (là 1 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng doanh nghiệp).

- Phân quyền cho VTF trong việc thực hiện chính sách thu nộp. Cụ thể quyền hạn của VTF trong việc đốc thu; quyết định về một số hướng dẫn chưa rõ ràng và chi tiết trong chính sách thu nộp nhằm rút ngắn thời gian xử lý các bất cập trong công việc và nâng cao hiệu quả cơng tác thu nộp.

- Ban hành chính sách thu với những doanh nghiệp kinh doanh viễn thông lỗ quá 3 năm.

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015 (Trang 93 - 94)