Nội dung phổ cập dịch vụ viễn thơng cơng ích:

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015 (Trang 33 - 34)

VIỄN THƠNG CƠNG ÍCH

2.1.3. Nội dung phổ cập dịch vụ viễn thơng cơng ích:

2.1.3.1. Mục tiêu phổ cập:

Các chính sách về dịch vụ phổ cập tập trung vào việc phát triển hoặc duy trì khả năng truy nhập của các hộ gia đình vào hệ thống thơng tin viễn thông công cộng. Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách phổ cập là nhằm mở rộng và duy trì khả năng sẵn có của các dịch vụ viễn thơng với giá cước phải chăng cho người dân. Đặc biệt, các chính sách này nhằm mục tiêu cung cấp và duy trì dịch vụ cho những đối tượng mà bình thường khơng được phục vụ. Những đối tượng này bao gồm dân cư tại các khu vực có chi phí dịch vụ lớn như vùng nông thôn, vựng sõu, vựng xa và nhằm vào dân cư có thu nhập thấp. Cụ thể: Đảm bảo việc truy nhập của mọi đối tượng xã hội; Tạo điều kiện phát triển hài hịa giữa chính trị, kinh tế, văn hóa; Thúc đẩy phát triển kinh tế, phân bổ dân cư hợp lý hơn và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

2.1.3.2. Về phạm vi và đối tượng được thụ hưởng chính sách phổ cập:

Mục tiêu của dịch vụ phổ cập đa dạng theo từng quốc gia, tùy thuộc vào luật pháp và chính sách của mỗi quốc gia, tuy nhiên họ cùng hướng tới các đối tượng chung như sau:

- Những vùng kém phát triển, nơi mà người dân không đủ khả năng sử dụng dịch vụ điện thoại;

- Những vùng xa xơi hẻo lánh nơi mà chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng mạng rất tốn kém;

- Những người dân đau yếu, tàn tật, dễ bị xâm hại và những người dân không đủ khả năng sử dụng dịch vụ điện thoại.

2.1.3.3. Về danh mục phổ cập DVVTCI:

Các dịch vụ truyền thông cơ bản thay đổi theo mức độ phát triển mạng lưới và khả năng của người dân. Dịch vụ phổ cập không chỉ giới hạn việc cung cấp dịch vụ điện thoại ở mức giá hợp lý mà còn bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ băng thông rộng và Internet. Tùy thuộc vào mức độ phát triển viễn thông tại mỗi quốc gia mà các dịch vụ có thể tập trung và hội tụ, khi đó phát thanh truyền hình cũng thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của mọi người. Thơng qua tồn cảnh thế giới, dịch vụ phổ cập bao gồm: Dịch vụ điện thoại (thoại và nhắn tin); Internet băng hẹp và băng rộng; Phát thanh và truyền hình.

2.1.3.4. Về nguồn tài chính để thực hiện phổ cập:

Phát triển phổ cập DVVTCI là một trong những chính sách lớn của mỗi quốc gia nhằm phát triển đi trước một bước, tạo cơ sở hạ tầng, điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng các DVVT và Internet của mọi người, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách số. Chính sách này đặc biệt có ý nghĩa lớn, hiệu quả cao đối với phát triển kinh tế - xã hội tại cỏc vựng sõu, vựng xa, miền núi, biên giới và hải đảo – nơi mà các DNVT không thể kinh doanh được theo cơ chế thị trường (khơng có lợi nhuận). Chính vì vậy, nguồn vốn để đầu tư cho lĩnh vực này xuất phát từ những nguồn sau:

a) Nguồn vốn trong nước: Đầu tiên phải kể đến đó là ngân sách nhà nước chi

cho việc phổ cập, các khoản đóng góp theo nghĩa vụ của các nhà khai thác viễn thông; Thu từ q trình cổ phần hóa, đấu giá phổ tần và cấp phép nhượng khoỏn, cỏc khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước.

b) Nguồn vốn ngoài nước: Từ các tổ chức phát triển trên thế giới, các khoản

viện trợ từ các chính phủ nước ngồi và từ các tổ chức kinh tế đa phương như Ngân hàng thế giới, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ngoài nước.

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015 (Trang 33 - 34)