- Xác định trách nhiệm quản lý Kiểm soát quá trình thực hiện.
4.3.2. Với Sở TTTT
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác xác nhận sản lượng DVVTCI cho các đơn vị trực thuộc các DNVT tại địa phương nhằm đảm bảo tính chính xác về sản lượng và kinh phí hỗ trợ trỏnh gõy lãng phí và sử dụng không hiệu quả ngân sách Nhà nước.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ công chức, đặc biệt là về nghiệp vụ viễn thông để phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về VTCI.
- Tích cực hơn trong công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc thực hiện cơ chế chính sách về VTCI và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cung cấp DVVTCI của các đơn vị, đồng thời có báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về Bộ TTTT để kịp thời nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý ngay những khó khăn, vướng mắc khi cần thiết.
4.3.3. Với DNVT:
- Kê khai sản lượng và sử dụng kinh phí hỗ trợ cung cấp DVVTCI của Nhà nước theo đúng quy định của Nhà nước và theo đúng tiến độ.
- Tuyên truyền chính sách VTCI của Nhà nước tại địa phương. - Nâng cao tinh thần hợp tác với các cơ quan quản lý.
- Quản lý vốn tại doanh nghiệp: doanh nghiệp cần hạch toán nguồn hỗ trợ cung cấp DVVTCI riêng.
KẾT LUẬN
Việc phổ cập DVVTCI có một ý nghĩa hết sức to lớn. Trước hết là đảm bảo thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước về phổ cập DVVT. Thứ hai là rút ngắn được khoảng cách về mật độ sử dụng DVVT thiết yếu. Thứ ba là đảm bảo được tính minh bạch, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ công ích của Nhà nước. Thứ tư là nâng cao hiệu quả về phát triển phổ cập dịch vụ. Và để cụ thể hóa việc thực hiện các mục tiêu này, Nhà nước đã triển khai thực hiện chương trình phổ cập DVVTCI đến năm 2010.
Đến nay, đã hết thời gian thực hiện chương trình, để có thể tiếp tục thực hiện việc cung cấp DVVTCI trong giai đoạn tới, việc đánh giá kết quả của chương trình, mà cụ thể ở đây là đánh giá việc quản lý vốn đầu tư cho chương trình phổ cập DVVTCI giai đoạn 2005-2010, đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác này cho giai đoạn 2011 - 2015 của VTF là hết sức cần thiết.
Để thực hiện tốt vấn đề nghiên cứu này, luận văn đã đi vào giải quyết những nội dung sau:
1. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tổng quan về cơ chế quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI tại VTF, những nội dung trong hoạt động cung cấp DVVTCI cũng như những nội dung cơ bản trong hoạt động quản lý và tham chiếu kinh nghiệm nước ngoài trong quản lý nguồn vốn đầu tư này để từ đó làm tiền đề cho việc giải quyết các vấn đề hoạt động quản lý thu, chi vốn đầu tư phổ cập DVVTCI tại Việt Nam.
2. Luận văn đã nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động phổ cập DVVTCI của các DNVT, thực trạng về quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI tại VTF giai đoạn 2006 – 2010. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn đã chỉ ra một số mặt tồn tại chủ yếu là:
- Cơ chế chính sách chưa phù hợp, rõ ràng, thường xuyên phải sửa đổi bổ sung, một số văn bản ban hành chậm.
- Trong quản lý thu nộp còn nhiều bất cập, tỷ lệ đóng góp của các DVVT chưa cân xứng. Triển khai kế hoạch thu nộp còn chậm trễ, chưa đầy đủ.
- Trong quản lý chi hỗ trợ: Công tác giao kế hoạch, báo cáo nghiệm thu, xác nhận sản lượng cung cấp DVVTCI cũng như công tác cấp phát kinh phí hỗ trợ đều chậm trễ. Các quyết định kế hoạch cung cấp DVVTCI chưa có căn cứ khoa học, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Tồn tại thực trạng sử dụng kinh phí hỗ trợ không đúng theo quy định. Hỗ trợ vay ưu đãi chỉ mới được triển khai trong năm 2010.
- Mối quan hệ giữa Sở TTTT, các DNVT và VTF còn lỏng lẻo, chưa có sự rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn.
3. Trên cơ sở thực trạng và tồn tại trong hoạt động quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI tại VTF, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn tại VTF:
- Hoàn thiện quản lý nguồn thu, quản lý chi hỗ trợ. Từng bước chuyển phương thức hỗ trợ từ đặt hàng sang đấu thầu.
- Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ vay ưu đãi.
- Xây dựng quy trình xác nhận và giải ngân trong giai đoạn tới.
Kết quả của luận văn phản ánh được tương đối cụ thể tình hình thực hiện phổ cập DVVTCI giai đoạn 2005-2010, đồng thời kết hợp với những kiến nghị đưa ra hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để có thể xây dựng chương trình phổ cập DVVTCI cho giai đoạn tới.
Phổ cập DVVTCI là vấn đề mới được triển khai thực hiện ở Việt Nam, đồng thời do hạn chế về thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân nên kết quả đề tài không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.