- Công tác nghiệm thu, xác nhận sản lượng cung cấp DVVTC
b) Cho vay ưu đãi:
3.3.2. Những mặt tồn tại:
3.3.2.1. Thực hiện mục tiêu chương trình:
- Chưa hoàn thành mục tiêu 70 % số xó trờn toàn quốc có điểm TN Internet CC. - Chưa huy động được nguồn vốn của các bộ, ngành, địa phương (100 tỷ đồng).
3.3.2.2. Thu nộp vào VTF
- Tỷ lệ đóng góp của các DVVT chưa cân xứng, phụ thuộc vào sự tăng giảm mức cước dẫn tới doanh thu các dịch vụ biến đổi.
- Việc quy định doanh thu phải đóng góp cho VTF là doanh thu các DVVT có sinh lời (di động, quốc tế, đường dài) là công bằng nhưng việc thực hiện rất khó khăn vì: DNVT chưa hạch toán riêng khoản doanh thu này; sự hội tụ về công nghệ dẫn đến hội tụ về dịch vụ nên mỗi doanh nghiệp cú cỏc định nghĩa khác nhau về dịch vụ. Mặt khác, trong kinh tế thị trường các doanh nghiệp có nhiều gói cước với nhiều hình thức khuyến mại khác nhau dẫn đến quản lý, theo dõi khác nhau... Hàng năm, Bộ TTTT phải xin ý kiến Bộ Tài chính để xử lý phương pháp tính và bổ sung các quy định về doanh thu phải đóng góp cho VTF. Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp theo các dịch vụ đột ngột về thời gian, đột biến về lượng gây tác động xấu và giảm nguồn vốn huy động cho công tác hỗ trợ cung cấp DVVTCI.
- Quy định về doanh thu các loại hình DVVT phải đóng góp tài chính chưa mang tính tổng hợp, khái quát cao sao cho phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ thông tin. Do khi thiết kế chính sách, nhà quản lý chưa lường hết xu hướng phát triển và sự phức tạp của các loại DVVT. Ví dụ như dịch vụ GTGT trên nền 3G của các dịch vụ phải đóng góp công ích. Trên thực tế, các doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ GTGT phản ánh trong sổ sách kế toán với các tên gọi khác nhau và cách hiểu khác nhau về chính sách. Do vậy, các doanh nghiệp tính doanh thu đóng góp khác nhau.
- Quy định về các loại hình DVVT phải đóng góp công ích chưa đầy đủ, rõ ràng như:
+ Do có sự không rõ ràng về cách hiểu các quy định các loại hình dịch vụ phải đóng góp tài chính cho VTF nên với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ sử dụng các phương pháp xác định doanh thu khác nhau dẫn đến kết quả đóng góp tài chính khác nhau. Ví dụ: Viettel hạch toán khoản doanh thu chuyển đổi dịch vụ di động từ trả trước sang trả sau là “phớ chuyển đổi” và không tính doanh thu này vào doanh thu đóng góp. Trong khi đó các doanh nghiệp khác đều tính doanh thu này vào khoản doanh thu đóng góp tài chính cho VTF.
+ Quy định về tỷ lệ đóng góp với dịch vụ truy cập Internet (đây sẽ là nguồn thu được dự báo là rất lớn vì sự phát triển mạnh mẽ và tính phổ cập ngày càng cao của dịch vụ này);
+ Quy định đối với doanh thu khuyến mãi vì hiện nay doanh thu khuyến mãi của các doanh nghiệp là rất lớn trên thị trường viễn thông, đang trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt.
- Nhiều công nghệ mới phát triển, chưa có quy định rõ đó là dịch vụ cố định hay di động như dịch vụ điện thoại không dây City phone của VNPT, Homephone của Viettel, Ecom của EVN Telecom.
- Chưa có cơ chế tài chính cụ thể trong việc thu nộp các khoản đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương vào VTF (dự tính là 100 tỷ đồng).
- Xuất phát từ sự “cứng nhắc” trong giải pháp tài chính dài hạn của chương trình 74, VTF chưa chú ý đến việc huy động các nguồn vốn khác bổ sung cho VTF như: Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm xã hội hoá hoạt động VTCI.
- Các DNVT thực hiện đóng góp vào VTF còn chậm trễ và chưa đầy đủ, chiếm dụng vốn của Nhà nước trong khi đó lại chưa có chế tài đầy đủ để xử phạt các DNVT.
3.3.2.3. Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại
- Các văn bản giao kế hoạch sản lượng và định mức được ban hành quá chậm (vào đầu quý III của năm ) khiến các DNVT bị động trong việc xây dựng kế hoạch cung cấp DVVTCI và VTF khó khăn xây dựng kế hoạch hỗ trợ tài chính.
- Quyết định ban hành định mức hỗ trợ chưa cân xứng, chưa tập trung hỗ trợ cho người dân (đối tượng của chương trình công ích), điển hình như đối với VNPT kinh phí hỗ trợ cho DNVT là khoảng 90% còn kinh phí hỗ trợ cho cá nhân và HGĐ chỉ chiếm khoảng 9%.
- Đối với công tác xác nhận sản lượng: Các quy định về xác nhận sản lượng DVVTCI chưa được quy định rõ ràng khiến DNVT và Sở TTTT địa phương hiểu chưa đúng và chưa nhất quán gây khó khăn trong việc thống kê lập báo cáo, xác nhận và thẩm định sản lượng DVVTCI. Chưa có văn bản quy định về quy trình xác nhận số liệu nờn cỏc Sở TTTT còn lúng túng khi thực hiện; Phương pháp xác nhận chưa hợp lý, các cán bộ công nhân viên của VTF đi thực tế địa phương thống kê các hóa đơn cước phát sinh để xác nhận số lượng thuê bao thực tế tồn tại rất mất thời gian, chi phí và nhân lực.
- Tại một số tỉnh, DNVT trên địa bàn không tuân thủ báo cáo số liệu cho Sở TTTT, vì vậy Sở TTTT không có cơ sở để xác nhận sản lượng VTCI cho DNVT.
- Thời điểm áp dụng các định mức không đồng nhất gây khó khăn trong việc thống kê sản lượng, tính toán kinh phí hỗ trợ: đối với hỗ trợ các dịch vụ như duy trì mạng TBĐTCĐ và Internet, duy trì trạm Vsat-IP, duy trì điểm TNĐTCC và Internet CC, các DVVT bắt buộc được áp dụng cho 2005-2007; hỗ trợ đối với duy trì thuê
bao điện thoại cá nhân và HGĐ lại được áp dụng vào tháng 8/2007, hỗ trợ thiết bị đầu cuối ĐTCĐ và Internet phát triển mới lại được áp dụng vào tháng 7/2007.
- Đối với hỗ trợ duy trì thuê bao Internet và hỗ trợ lắp đặt TBĐTCĐ và Internet của cá nhân, HGĐ vẫn chưa có thời điểm áp dụng, phải chờ Bộ TTTT ban hành giá cước dịch vụ lắp đặt, hoà mạng ĐTCĐ và internet phát triển mới trong khi đã kết thúc quý III/2007 khiến các DNVT và VTF lúng túng trong triển khai hỗ trợ tài chính. Mức hỗ trợ đó cú nhưng người dân chưa được hưởng tạo dư luận không tốt và gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển thuê bao của DNVT.
- Mục tiêu cung cấp DVVTCI đến năm 2010 của Chính phủ chưa có chỉ tiêu cụ thể theo từng năm, bản thân các chỉ tiêu chưa hợp lý do vậy các DNVT không chủ động xây dựng kế hoạch cho riêng mình.
- Các quy định chi tiết chưa đầy đủ. Các tiêu chuẩn dịch vụ quy định về giỏ cỏc DVVT trong vùng công ích chưa được ban hành nên trong quá trình triển khai thực hiện gặp phải nhiều vướng mắc.
- Chưa có sự rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, về mối quan hệ giữa Sở TTTT và các DNVT, giữa VTF và các DNVT.
- Tồn tại thực trạng sử dụng kinh phí hỗ trợ DVVTCI không đúng theo quy định của Bộ TTTT dẫn đến việc lãng phí kinh phí hỗ trợ cung cấp DVVTCI của Nhà nước. Cụ thể là:
+ Một số DNVT không trừ dần kinh phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối vào hóa đơn cước hàng tháng của các TBĐTCĐ cá nhân, HGĐ phát triển mới trong khi Nhà nước vẫn cấp phần kinh phí này đầy đủ cho DNVT theo số thuê bao thực tế phát triển.
+ Các doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại tại cỏc vựng công ích chưa rõ ràng, rành mạch, cũn cú sự lẫn lộn với chính sách của Nhà nước về hỗ trợ cung cấp DVVTCI.
+ Theo quy định của Bộ TTTT chỉ hỗ trợ phát triển và duy trì cho mỗi HGĐ thuộc vùng công ích không quá một thuê bao và không quá một lần. Nhưng trên thực tế tồn tại thực trạng là các cá nhân sử dụng thuê bao hết thời gian được hỗ trợ thiết bị đầu cuối hoặc không có tiền để thanh toán cước phí thì bỏ máy sang lắp đặt mới của
DNVT khác và cứ thế quay vòng các doanh nghiệp để hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí cung cấp DVVTCI của Nhà nước. Dẫn đến số tiền hỗ trợ thiết bị đầu cuối bị tính nhiều lần hơn nữa nhiều chủ thuê bao rời mạng khi chưa hết thời gian trừ dần cước và doanh nghiệp cũng không biết sử dụng nguồn kinh phí này vào mục đích gì.
+ Hỗ trợ kinh phí cung cấp DVVTCI chưa đúng đối tượng, hoàn cảnh và điều kiện kinh tế tại địa phương. Nhiều huyện, xã có điều kiện kinh tế xã hội thực sự khó khăn lại không được tính trong vùng được hưởng chính sách hỗ trợ cung cấp DVVTCI của Nhà nước trong khi có những huyện, xã có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn thậm chí cú xó người dân đa số dùng điện thoại di động lại được tính nằm trong vùng VTCI điều này dẫn đến sự mất niềm tin của người dân đối với chương trình công ích của Nhà nước.
- Chưa cân đối giữa phát triển và duy trì cung cấp DVVTCI (còn nặng về duy trì), giữa hỗ trợ theo vùng và theo đối tượng (còn nặng theo vùng).
- Phương thức hỗ trợ từ VTF chủ yếu là theo sản lượng DVVTCI thực hiện tương ứng với đối tượng quản lý là doanh nghiệp. Phương thức này phù hợp với việc hỗ trợ cung cấp các sản phẩm công ích (hiện vật); đối với DVVT có tính chất thay đổi từng ngày (phát triển mới, rời mạng, lưu lượng) lại ở trên địa bàn rộng lớn (hầu hết các hộ, thôn, bản trong cả nước) trong khi nhân lực, công cụ quản lý của VTF, các DNVT, các Sở TTTT còn nhiều bất cập và trong điều kiện khó khăn như hiện nay là chưa phù hợp.
- Chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa nhu cầu phổ cập và khả năng tài trợ của chương trình công ích dẫn đến một số điểm bất cập trong việc xác định lượng tiền tài trợ cho giai đoạn 2006-2010 và tỷ lệ thu nộp phải điều chỉnh trong thời gian qua.
- Xây dựng chương trình chưa bảo đảm những cân đối chủ yếu: Giữa mục tiêu và phương thức, phạm vi, mức, kinh phí hỗ trợ; giữa mục tiêu chương trình và kế hoạch hàng năm.
- Những hạn chế về cơ chế quản lý dẫn đến việc quản lý tài chính của chương trình chậm, khó kiểm soát, khó chính xác, chưa chấp hành đúng quy định về niên độ tài chính.
3.3.2.4. Cho vay ưu đãi
- Nhu cầu vay của các DNVT vượt khả năng cân đối nguồn vốn của VTF đòi hỏi phải thẩm định và chọn lọc khắt khe hơn đối với các dự án cho vay.
- Nhân lực của VTF không được đào tạo về nghiệp vụ vay dẫn đến gặp nhiều lúng túng vướng mắc.
- Những dự án cho vay đều mang tính nhỏ lẻ, kinh phí cho mỗi điểm ít (không quá 200 triệu/điểm). Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp thường triển khai liên hoàn, không chỉ là kinh phí tạo dựng một điểm mà nú cũn bao gồm cả kinh phí cho các thiết bị truyền dẫn, kết nối với nhau (chuyển mạch trung tâm) mà trong chính sách cho vay hiện nay của VTF lại không có.