Cơ quan quản lý:

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015 (Trang 44 - 45)

c) Quy trình chi hỗ trợ:

2.3.1. Cơ quan quản lý:

Tại Chi lê: Cơ quan quản lý đó là Bộ Giao thơng và Viễn thông quản lý quỹ. Hội đồng quản lý quỹ do Bộ trưởng Bộ Viễn thông làm chủ tịch. Hội đồng này ra quyết định cuối cùng về các dự án được tài trợ. Các hoạt động hàng ngày của quỹ do Ban phát triển của Subtel (cơ quan quản lý) thực hiện. Subtel đưa ra các yêu cầu tài trợ dự án hàng năm và báo cáo về công tác quản lý quỹ.

Tại Malaysia: Cơ quan quản lý là Ủy ban Truyền thông và đa phương tiện chịu trách nhiệm quản lý thực hiện phổ cập DVVT và quản lý Quỹ phổ cập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ năng lượng, truyền thông và đa phương tiện Malaysia.

Tại Indonesia: Cơ quan quản lý đó là BTIP (cơ quan Quản lý Viễn thông và Thông tin nông thôn) – một tổ chức dịch vụ công phi lợi nhuận được thành lập để quản lý Quỹ USO.

2.3.2. Nguồn thu:

Tùy từng quốc gia mà nguồn hình thành quỹ được quy định khác nhau. Có thể là từ ngân sách nhà nước cấp như Chi lê, có thể do các DNVT đóng góp như Mỹ, Úc, Canada, Malaysia…

Tại Chi lê: Nguồn đóng góp từ ngân sách Nhà nước.

Tại Malaysia: Nguồn đóng góp của doanh nghiệp và lợi nhuận từ tiền gửi vào Quỹ USP. Các DNVT có doanh thu từ một số dịch vụ cụ thể từ 2.000.000 RM trở lên phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho quỹ, mức đóng góp là 6% doanh thu đã được quy đổi theo trong số dịch vụ.

Tại Nhật: Nguồn đóng góp từ các nhà khai thác viễn thơng có kết nối với các nhà khai thác viễn thông đủ điều kiện và được giao trách nhiệm cung cấp dịch vụ phổ cập.

Tại Canada: Nguồn đóng góp từ các nhà khai thác nội hạt chủ đạo và nhà khai thác mới.

Tại Mỹ: Nguồn hình thành Quỹ phổ cập dịch vụ viễn thông Hoa Kỳ do các nhà doanh nghiệp cung cấp DVVT đường dài đóng góp, tớnh trờn cơ sở doanh thu viễn thơng đường dài và quốc tế. Khoản đóng góp thực hiện nghĩa vụ phổ cập dịch vụ được tính dựa trên doanh thu viễn thơng và hệ số đóng góp do FCC xác định theo quý. Xác định dựa trên tỷ lệ tổng chi phí hỗ trợ phổ cập dịch vụ hàng quý trên tổng doanh thu viễn thông đường dài và quốc tế. Ủy ban viễn thông Hoa kỳ phê duyệt tổng chi phí hỗ trợ phổ cập dịch vụ hàng quý do cơ quan quản lý quỹ lập kế hoạch và đệ trình, trong đó bao gồm cả chi phí quản lý của cơ quan quản lý quỹ. Như vậy, Hoa Kỳ xác định kế hoạch chi phí phổ cập trước, sau đó phân bổ theo thị phần DVVT đường dài cho các doanh nghiệp đóng góp.

Nếu tiền đóng góp vượt q chi phí phổ cập dịch vụ trong một q thì tiền đó được chuyển sang q tiếp theo, nếu thiếu thì cơ quan quản lý quỹ được quyền vay ngân hàng và tiền lãi ngân hàng được đưa vào chi phí q sau.

Đây là mơ hình có hiệu quả giải ngân rất cao.

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015 (Trang 44 - 45)