Nguyên nhân

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 73)

5 Việc sử dụng trang thiết bị, kinh

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1.Nguyờn nhân chủ quan

- Nhận thức của một số CBQL và GV về vị trí, vai trò của HĐGD NGLL ở trường THPT chưa cao nên đầu tư chưa đúng mức cho công tác quản lý và tổ chức hoạt động hiệu quả. Hiệu trưởng một số trường phân công cho phó hiệu trưởng hoặc bí thư đoàn phụ trách và không thường xuyên kiểm tra đánh giá để điều chỉnh những tồn tại và phát huy những ưu điểm kịp thời.

- GV và HS còn bị áp lực về thi cử, chất lượng các bộ môn văn hóa nên chưa thật sự đầu tư cho hoạt động này. Đa số đều thực hiện và tham gia một cách hình thức, qua loa chưa quan tâm đến chất lượng của hoạt động.

- Hình thức hoạt động chưa phong phú, nội dung còn nghèo nàn, chưa phù hợp với nguyện vọng của HS nên chưa lôi cuốn, tạo sức hấp dẫn đối với HS.

- Nhà trường chưa dành nhiều kinh phí cho hoạt động, CSVC không đảm bảo để thực hiện tốt hoạt động.

- Tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa thật chặt chẽ, chưa phát huy được hết tiềm năng của các lực lượng giáo dục.

- Phần lớn các GV không được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức HĐGD NGLL trong trường sơ phạm mà chỉ một số ít được bồi dưỡng chuyên đề vào dịp hè hàng năm nên kỹ năng tổ chức hoạt động rất hạn chế. Điều này dẫn đến việc quản lý, tổ chức hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.

2.5.3.2.Nguyờn nhân khách quan

- HĐGD NGLL là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần giáo dục toàn diện. Nhưng trên thực tế chưa thật sự là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá thi đua của các trường. Việc đánh giá nhà trường, đánh giá GV, HS chủ yếu căn cứ vào kết quả hoạt động dạy – học, điều này làm cho các trường ít tập trung quan tâm đến HĐGD NGLL mà chỉ tập trung vào chất lượng dạy học.

- Ngành giáo dục chưa có sự chỉ đạo rõ ràng, sâu sát, cơ chế còn nhiều bất cập, chỉ đạo HĐGD NGLL còn chung chung, nên dẫn đến việc tchức hoạt động mang tính tự phát, phụ thuộc vào mức độ nhận thức của hiệu trưởng.

- Chuẩn kiểm tra đánh giá, khen thưởng cho hoạt động này chưa rõ ràng, chưa có tác dụng thúc đẩy hoạt động đi vào chiều sâu.

- Thời gian dành cho hoạt động chưa nhiều và chưa được bố trí hợp lý.

- Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến HĐGD NGLL nờn khụng tạo điều kiện để các em tham gia hoạt động.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGD NGLL ở các trường THPT huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương chúng tôi rút ra một số nhận định sau:

Công tác quản lý HĐGD NGLL của hiệu trưởng các trường THPT huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nhìn chung đó cú tiến bộ. Đội ngũ CBQL, GV đã phần nào nhận thức được vị trí, vai trò của HĐGD NGLL, vì vậy đã cố gắng trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện HHĐGD NGLL trong điều kiện cho phép của từng trường và thực hiện đầy đủ theo theo chương trình của Bộ GD&ĐT

Tuy nhiên hiệu quả của công tác quản lý HĐGD NGLL còn nhiều hạn chế do nhận thức của một số CBQL và GV về vị trí, vai trò của HĐGD NGLL ở trường THPT chưa cao nên chưa đầu tư đúng mức cho công tác quản lý dẫn đến việc tổ chức hoạt động chưa hiệu quả.

HĐGD NGLL còn mang nặng tớnh hỡnh thức, chưa đáp ứng được nhu cầu của HS và mục tiêu giáo dục đề ra. Hình thức hoạt động chưa phong phú, nội dung còn nghèo nàn, chưa phù hợp với nguyện vọng của HS nên chưa lôi cuốn, tạo sức hấp dẫn đối với HS. Nhà trường chưa dành nhiều kinh phí cho hoạt động, CSVC không đảm bảo để thực hiện tốt hoạt động. Việc bồi dưỡng năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn cho GV và HS còn chưa được quan tâm đúng mức.

Đa số các trường đều xây dựng kế hoạch HĐGD NGLL theo kế hoạch năm học, chỉ đạo Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch sinh hoạt chủ điểm và GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm, nhưng công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức. Chưa chú trọng

phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, vì vậy chưa phát huy được sức mạnh của các lực lượng này.

Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp quản lý HĐGD NGLL một cách hợp lý và khoa học nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên để HĐGD NGLL thực sự là hoạt động không thể thiếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 73)