Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của HĐGD NGLL tại các trường THPT huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 52 - 60)

các trường THPT huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Nhận thức được vai trị, vị trí, nhiệm vụ của HĐGD NGLL là rất quan trọng, là đối với người hiệu trưởng. Nếu người quản lý, giáo viên có nhận thức đúng đắn , đầy đủ về HĐGD NGLL, sẽ thúc đẩy và giúp họ thực hiện tốt các chức năng của quản lý. Đây là hoạt động nối tiếp hoạt động trên lớp, góp phần củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ đúng đắn cho HS, đồng thời cũng là con đường để giáo dục nhân cách HS phát triển một cách toàn diện, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế-xã hội hiện nay. HĐGD NGLL theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện bắt buộc kể từ năm học 2006-2007. Khi nhận kế hoạch nhiệm vụ năm học, các nhà trường đều thực sự lúng túng. Các nhà trường đều rơi vào tình trạng khơng có giáo viên được đào tạo chính quy về mơn học, thiếu thốn về CSVC và kinh phí cho hoạt động .v. v. Vì vậy việc tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch HĐGD NGLL gặp rất nhiều khó khăn.

Để thực hiện HĐGD NGLL đơi khi những khó khăn khách quan khơng là trở lực mà vấn đề nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động. Nếu người cán bộ quản lý, giáo viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về HĐGD NGLL sẽ thúc đẩy họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Vì thế, bước vào khảo sát các vấn đề liên quan đến thực trạng quản lý HĐGD NGLL trước tiên chúng tôi khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về

mức độ cần thiết của HĐGD NGLL. Qua câu hỏi số 1 mẫu 1 và 2 về mức độ cần thiết của HĐGD NGLL ở trường THPT trong huyện, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Qua biểu đồ 2.1 chúng ta thấy 87,5% CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐGD NGLL. Trong đó 91,7% CBQL đánh giá HĐGD NGLL là hoạt động rất cần thiết và cần thiết. Điều này chứng tỏ lãnh đạo nhà trường cho rằng đây là hoạt động giáo dục không thể thiếu ở trường THPT trong q trình giáo dục tồn diện HS, giúp HS mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện và phát triển thể chất, phát huy tính sáng tạo, hình thành chuẩn mực đạo đức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra cũng còn 13,3% GV chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của HĐGD NGLL. Chúng ta thấy rằng kết quả của HĐGD NGLL không cụ thể như điểm số mà các em đạt được qua các bài kiểm tra, bài thi của các môn học. Cho nên bước đầu để thuyết phục GV về tầm quan trọng của hoạt động này cũng rất khó khăn. Có một số GV chỉ quan tâm đến việc truyền thụ tri thức khoa học mà bỏ qua việc hình thành kỹ năng sống, cũng như giáo dục đạo đức cho HS. Họ cho rằng HDGD NGLL chỉ làm mất thời gian học tập cỏc mụn chính khóa. Do yếu tố khách quan và chủ quan một số GV đã lơ là, không quan tâm đến tầm quan trọng của HĐGD NGLL, dẫn đến việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường chưa đồng bộ. Ngoài ra, qua quan sát chúng tơi thấy do ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân nên một số GV còn phản đối việc nhà trường cho HS tham gia các HĐGD NGLL. Họ cho rằng nhà trường bắt HS tham gia nhiều HĐGD NGLL thì HS sẽ khơng cịn thời gian học bài ở nhà, điều đó có thể sẽ làm hạn chế chất lượng giáo dục chính khóa. Nhưng thực tế, do HS tham gia HĐGD NGLL nờn đó nghỉ học ở các lớp học thêm và làm cho lịch dạy thêm của họ bị xáo trộn nên họ cảm thấy rất khó chịu và từ đó có ác cảm với HĐGD NGLL. Chính từ nhận thức sai lầm này mà thực tế chúng ta thấy rất nhiều GV chỉ chú trọng kết quả học lực và xem nhẹ việc phát triển kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho việc phát triển nhân cách tồn diện học sinh.

Để tìm hiểu về nhận thức của HS về mức độ cần thiết của HĐGD NGLL, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 mẫu 3 và đã thu được kết quả ở biểu đồ 2.2

Biểu đồ 2.2

Nhận thức của HS về mức độ cần thiết của HĐGD NGLL

Qua kết quả trình bày ở biểu đồ 2.3 cho thấy có 86% HS nhận thức được tính cần thiết của HĐGD NGLL. Phần lớn HS nhận thức về sự cần thiết của HĐGD NGLL vì: Thơng qua hoạt động giúp cho việc nắm bắt kiến thức tốt hơn, tạo khả năng ứng xử,, giao lưu tiếp xúc bạn bè, tạo mối quan hệ tốt với các bạn trong lớp, trường, mở rộng hiểu biết các lĩnh vực khác, mở rộng hiểu biết xã hội và mối quan hệ xã hội, hình thành những chuẩn mực, giá trị đạo đức, rèn luyện hành vi đạo đức, kỹ năng giao tiếp, hòa nhập xã hội. Tuy nhiên vẫn còn 14% HS cho rằng HĐGD NGLL là khơng cần thiết hoặc có cũng được, khơng có cũng được. Chớnh vỡ nhận thức chưa đỳng trờn nờn cỏc em còn thờ ơ, ngại tham gia HĐGD NGLL. Số HS có năng lực học tập thì chun tâm vào việc học cỏc mụn văn hóa, số HS chưa tích cực trong học tập thì lại dành thời gian cho việc vui chơi, giải trí nhất là các trị chơi điện tử, chat . . .một lý do mà các em ít tham gia các HĐGD NGLL ( nhất là các em

HS lớp 12) tương đối phổ biến hiện nay là đa số các em ngồi giờ học chính khúa cỏc em cịn tham gia nhiều lớp học thêm.

Biểu đồ 2.3

So sánh nhận thức của CBQL, GV và HS về sự cần thiết của HĐGD NGLL

Qua kết quả của biểu đồ 2.3 cho thấy nhận thức về việc không cần thiết tổ chức HĐGD NGLL của CBQL, GV, HS tương đối tương đồng, trên dưới 10%. Điều đó chứng tỏ đa số CBGV, HS đều nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của HĐGD NGLL

Bảng 2.6 Nhận thức của HS về nhiệm vụ của HĐGD NGLL

Nội dung Số lượng %

1. Củng cố và mở rộng kiến thức trên lớp 19 8,0

2. Chỉ để giải trí sau giờ học 107 44,6

3. Hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, giá trị

tốt đẹp của nhân loại 69 28,7

4. Phát huy năng lực cá nhân ( giao tiếp, thích ứng xã hội) 45 18,7 Qua kết quả ở bảng 2.6, chúng tôi nhận thấy rằng đa số các em chưa nhận thức được lợi ích, tác dụng của HĐGD NGLL, điều này cũng có những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của các em.

Đa số các em cho rằng HĐGD NGLL chỉ để giải trí. Kết quả trên cho thấy rằng ảnh hưởng của HĐGD NGLL đối với các em chưa sâu sắc. Các trường chưa thật làm tốt công tác triển khai, tuyên truyền để các em hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ của HĐGD NGLL. Hiện nay, ở các trường một số hình thức tổ chức cịn nghèo nàn, nội dung chưa phong phú, hấp dẫn, thời gian phân bổ chưa hợp lý: như một số hoạt động diễn ra trong thời điểm ôn thi học kỳ nên dẫn đến sự căng thẳng về thời gian cho các em. Ngoài ra, nhận thức của một số bộ phận cha mẹ HS về HĐGD NGLL chưa đúng. Về phần này, ban giám hiệu nhà trường cần chú ý đến việc tổ chức các hoạt động một cách hợp lý, cải tiến nội dung, hình thức hoạt động sao cho phù hợp với chương trình. Cần có biện pháp tun truyền, giải thích cho cha mẹ HS hiểu được tầm quan trọng của HĐGD NGLL để được phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục con em mình thực hiện đúng mục tiêu giáo dục đề ra.

2.3.2 Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngTHPT huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. THPT huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

 Để tìm hiểu về thực trạng quản lý HĐGD NGLL trước hết ta tìm hiểu về hoạt động của Ban chỉ đạo hoạt động này. Vì việc thành lập ban chỉ đạo HĐGD NGLL sẽ giúp hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động này và đem lại kết quả của hoạt động tốt.

Biểu đồ 2.4

Kết quả của biểu đồ 2.4 cho thấy có 66,6% CBQL và 13% GV cho biết trường mình chưa thành lập Ban chỉ đạo HĐGD NGLL. Điều này thể hiện mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong chỉ đạo HĐGD NGLL nhưng các nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc thành lập Ban chỉ đạo để nâng cao chất lượng HĐGD NGLL. Ngoài ra, đa phần đều cho rằng hoạt động này là do Đồn thanh niên đảm trách. Và trực tiếp bí thư đồn trường xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra giám sát.

Bảng 2.7 Ý kiến của CBQL và GV về việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch của CBQL Đối tượng Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL % CBQL 4 33,4 8 66,6 GV 11 18,3 27 45,0 16 26,7 6 10,0

Qua kết quả trên ta thấy có 66,6% CBQL nhận thấy việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch của trường mình là chưa thật tốt. Một số trường

cịn tập trung q nhiều vào cơng tác chuyên môn nên trong các cuộc họp thường khơng cịn thời gian cho việc chỉ đạo triển khai hay tổng kết, đánh giá HĐGD NGLL. Có thể do đa số CBQL cịn chưa thật quan tâm đến hoạt động này hoặc việc hoàn thiện kế hoạch và thực hiện chưa bài bản, chưa đầy đủ các phần theo yêu cầu, bố cục còn lộn xộn chưa khoa học nên chất lượng của hoạt động chưa đạt yêu cầu. Nhưng ngược lại đa số các GV đều đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của CBQL là tốt và rất tốt chiếm 63,3%. Một số cũn cú quan niệm chỉ tập trung vào cơng tác giảng dạy chính khóa mà lơ là HĐGD NGLL thể hiện ở 10% GV cho rằng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa tốt.

 Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGD NGLL của CBQL các trường THPT huyện Thanh Hà chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 mẫu số 1 và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8 Biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGD NGLL của CBQL

Nội dung Số lượng %

1. Chỉ đạo HĐGD NGLL theo chủ đề 12 100,0

2. Chỉ đạo tổ chức hoạt động vào các ngày lễ kỷ niệm 12 100,0 3. Thực hiện phân công, phân nhiệm trong tổ chức 7 58,3 4.Tổ chức theo dõi, giám sát thực hiện chương trình 4 33,4 Nhìn vào bảng cho thấy 100% CBQL chọn biện pháp 1 và 2 chỉ đạo hoạt động theo chủ đề và hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Tuy nhiên, chỉ có 1/3 số CBQL chọn biện pháp 4 cho thấy việc tổ chức lực lượng theo dõi, giám sát thực hiện HĐGD NGLL còn nhiều hạn chế.

 Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng biện pháp khi tiến hành tổ chức HĐGD NGLL của giáo viên, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 4 mẫu 2, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.9 Biện pháp khi tiến hành tổ chức HĐGD NGLL của GV

Nội dung Số lượng %

1. Bám sát nội dung trong SGK theo chủ đề của tháng 47 78,3 2. Dựa vào nội dung hướng dẫn, chủ động mở rộng nội 15 25,0

dung hoạt động theo năng lực của HS

3. Định hướng để HS tự tổ chức hoạt động theo chủ đề 8 13,3 4. Khơng thực hiện nội dung, chương trình theo hướng dẫn 7 11,7

5. Biện pháp khác 19 31,7

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w