Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về công tác quản lý HĐGD NGLL của hiệu trưởng trường THPT; cán bộ, GV nhà trường, các lực

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 79)

5 Việc sử dụng trang thiết bị, kinh

3.3.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về công tác quản lý HĐGD NGLL của hiệu trưởng trường THPT; cán bộ, GV nhà trường, các lực

3.2. Các nguyên tắc đề ra các biện pháp

Nguyên tắc 1

Các biện pháp quản lý phải mang tính chiến lược, là vừa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ trước mắt, vừa phải đáp ứng yêu cầu lâu dài, ít nhất cũng có tác dụng đến năm 2015.

Nguyên tắc 2

Các biện pháp quản lý phải mang tính khả thi, nghĩa là phải phù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện của nhà trường, địa phương, phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh

Nguyên tắc 3

Các biện pháp quản lý phải có tác dụng bổ trợ nhau, thống nhất với nhau trên cơ sở cùng chung mục đích quản lý có hiệu quả cao các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường THPT trong giai đoạn mới.

3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp củahiệu trưởng trường trung học phổ thông. hiệu trưởng trường trung học phổ thông.

3.3.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về công tác quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng trường THPT; cán bộ, GV nhà trường, các lực NGLL của hiệu trưởng trường THPT; cán bộ, GV nhà trường, các lực lượng hỗ trợ, đặc biệt nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp và HS về việc tham gia các HĐGD NGLL

Mục tiêu của biện pháp

Trước hết, hiệu trưởng phải nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của HĐGD NGLL đối với việc giáo dục toàn diện cho HS hướng tới mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông. Từ đó mới có những biện pháp để động viên mọi thành viên của Ban chỉ đạo HĐGD NGLL tham gia tích cực các

HĐGN NGLL và tổ chức tốt đội ngũ GV chủ nhiệm chỉ đạo HĐGD NGLL ở các lớp, nhất là động viên và sử dụng những GV có năng khiếu về các HĐGD NGLL để làm nòng cốt cho các hoạt động.

Trong trường THPT từ trước đến nay GV chủ yếu tập trung vào công tác giảng dạy trên lớp, còn việc tổ chức các HĐGD NGLL chưa được quan tâm đúng mức. Cho nên trong quá trình công tác ở nhà trường, người GV chủ yếu tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, còn kỹ năng tổ chức các HĐGD NGLL còn nhiều hạn chế.

Từ việc nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của HS đối với HĐGD NGLL và thực trạng công tác quản lý thực hiện chương trình HĐGD NGLL, tôi thấy rằng cần phải: Nâng cao nhận thức về công tác quản lý HĐGD NGLL của hiệu trưởng trường THPT; cán bộ, GV nhà trường, các lực lượng hỗ trợ, đặc biệt nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp và HS về việc tham gia các HĐGD NGLL cụ thể:

Nội dung của biện pháp

- Quỏn triệt các yêu cầu về đổi mới giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay: thực hiện mục tiêu giáo dục-đào tạo con người phát triển toàn diện phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Coi trọng hiệu quả của giáo dục toàn diện, phải đảm bảo được tính chuẩn kiến thức của HS phổ thông làm cơ sở cho các em học nghề nghiệp sau này, nhưng đồng thời phải đảm bảo các mục tiêu phẩm chất, năng lực, kỹ năng sống thể hiện qua các mặt: đức, trí, thể, mỹ, lao được vận dụng vào thực tiễn HS một cách phong phú và sinh động.

- Cần nhận thức đầy đủ vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của HĐGD NGLL trong toàn bộ HĐGD của nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Đây là hoạt động nhằm giúp HS củng cố kiến thức trên lớp, rèn luyện kỹ năng và

giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi và hứng thú của học sinh.

- Tổ chức cho đội ngũ GV quán triệt các nguyên tắc của HĐGD NGLL, kế hoạch hoạt động của nhà trường ngay từ đầu năm học, các kế hoạch của các tiểu ban và của Đoàn thanh niên không có sự chồng chéo và phải thống nhất nhau.

- Quán triệt cho đội ngũ GV khi thực hiện HĐGD NGLL, phải quan tâm đến tâm, sinh lý lứa tuổi, để có những hoạt động phù hợp. Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ, tình cảm của GV và HS trong quá trình tham gia các HĐGD NGLL để phát hiện và điều chỉnh kịp thời các lệch lạc có thể xảy ra.

Các hoạt động

+ Đối với giáo viên

- Thường xuyên tuyên truyền, giải thích cho đội ngũ cán bộ, GV hiểu một cách đúng đắn vai trò của HĐGD NGLL trong việc giáo dục toàn diện HS thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm hàng tháng, thông báo công khai các kế hoạch hoạt động để GV nắm rõ cần phải làm gì và làm như thế nào, tổ chức hướng dẫn cách thực hiện cho giáo viên. Tổ chức hội thảo, tọa đàm nhằm trao đổi về kế hoạch tổ chức HĐGD NGLL của GV, chuyên viên có kinh nghiệm với lực lượng GV trẻ nhằm nhân rộng những cá nhân có kinh nghiệm đến với hoạt động tạo sự thu hút trong HS.

- Thống nhất kế hoạch, nội dung và biện pháp thự hiện của các tiểu ban HĐGD NGLL, của Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm, để việc thực hiện mang tính thống nhất và đồng bộ.

- Thường xuyên đổi mới và làm phong phú về nộ dung và hình thức HĐGD NGLL để thu hút GV và HS tham gia.

- Thường xuyên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, hứng thú của HS để có những điều chỉnh kế hoạch, nội dung, hình thức thực hiện các biện pháp tác động để đạt được mục tiêu giáo dục tốt nhất.

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức, thái độ, tình cảm và động cơ tham gia HĐGD NGLL cho HS thông qua Ban HĐGD NGLL, tổ chức Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm trong các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần, các tiết HĐGD NGLL, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, báo cáo chuyên đề. . .

- Tổ chức các HĐGD NGLL phong phú và hấp dẫn, để lôi cuốn HS tham gia tích cực cũng góp phần củng cố và nâng cao nhận thức cho HS về hoạt động này.

- Tổ chức ứng dụng các kiến thức đã được học tập trong trường vào thực tiễn cuộc sống của HS, sẽ góp phần giúp HS hiểu sâu sắc hơn giá trị của HĐGD NGLL trong chính quá trình học tập và rèn luyện của các em.

+ Đối với các lực lượng hỗ trợ

- Trong giáo dục thanh-thiếu niên, giáo dục gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục NGLL cho gia đình được đặt ra như một việc làm thường xuyên, liên tục.

- Củng cố và đẩy mạnh hoạt động của hội cha mẹ HS, sinh hoạt hội họp giữa hội cha mẹ HS và nhà trường cần được duy trì đều đặn, để giải quyết những mục tiêu hoạt động của hội, qua đó lồng ghép nội dung HĐGD NGLL vào nội dung sinh hoạt. Củng cố các chi hội cha mẹ HS tại đơn vị lớp, thông qua GVCN để tuyên truyền, giải thích, vận động cha mẹ HS khuyến khích con em mình tham gia tích cực vào HĐGD NGLL do nhà trường tổ chức. Chứng minh cho cha mẹ HS thấy đây là hoạt động lành mạnh và bổ ích,, sẽ góp phần giúp HS học tốt hơn, tránh xa được các hành vi và thói quen không tốt.

- Thường xuyên thông tin kịp thời về tình hình học tập, rèn luyện và sinh hoạt của HS trong trường cho gia đình HS bằng các hình thức thông qua GVCN, Ban quản sinh, Đoàn trường. . .

- Hướng dẫn cho cha mẹ HS các phương pháp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục HS. Tổ chức trao đổi với phụ huynh về cách kiểm tra, cách giáo dục con em trong tình hình giáo dục mới. Tổ chức cam kết giáo dục giữa nhà trường-cha mẹ HS về học tập, đạo đức, HĐGD NGLL. Quản lý chặt chẽ thời gian, phân bố hợp lý thời gian học tập, lao động, vui chơi, giải trí và các mối quan hệ xã hội của con em mình.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 79)