Bộ CôngThương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 107)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.5.2 Bộ CôngThương

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại (trong đó có quản lý thị trường nội địa – quản lý chợ) của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đó là:

+ Trình Chính phủ xem xét ban hành chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển chợ.

+ Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản qui phạm pháp luật và cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý chợ.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm các văn bản qui phạm pháp luật và cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý chợ tại các địa phương.

42

Tổ chức bộ máy của Bộ Công Thương gồm các các bộ phận chuyên môn giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ. Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương (trước đó là Vụ Chính sách thị trường trong nước thuộc Bộ Thương mại) là đơn vị có trách nhiệm là đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mạị ở thị trường trong nước nói chung và quản lý chợ nói riêng.

2.5.3. B máy qun lý chợởđịa phương

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại nói chung và chợ nói riêng trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Sở Công Thương (trước là Sở Thương mại) là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp uỷ ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về chợ trong phạm vi địa phương. “Hoạt động của các Sở Công Thương tập trung vào công tác quy hoạch phát triển thương mại, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển lưu thông hàng hoá và mở rộng thị trường, cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại. Từng bước tăng cường các công cụ, phương tiện và điều kiện vật chất cần thiết làm cơ sở kinh tế để tổ chức thực hiện chương trình dự án phát triển lưu thông hàng hoá và thị trường trong nước…”

Trong quản lý nhà nước về chợ, Sở Công Thương có những nhiệm vụ như: Lập quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và đề án phát triển chợ trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và đề án phát triển chợ đó; cụ thể hoá các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách về quản lý hoạt động của chợ trình UBND tỉnh xét duyệt, quyết định; phổ biến, hướng dẫn và tuyên truyền các quy định pháp luật của Nhà nước về chợ đến các đối tượng liên quan.

Tổ chức bộ máy của Sở Công Thương gồm các bộ phận chuyên môn giúp Giám đốc sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Các cơ quan tham mưu của Sở

43

Công thương gồm: Phòng Tổ chức – hành chính, Phòng Quản lý thương mại, Phòng Kế hoạch tổng hợp và xúc tiến thương mại, Phòng Xuất nhập khẩu,…

Ở cấp huyện, UBND quận, huyện là cơ quản quản lý nhà nước cấp huyện thực hiện việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn huyện. Cơ cấu tổ chức ở mỗi địa phương là khác nhau, tuy nhiên đều có bộ phận quản lý thương mại trên địa bàn huyện. Bộ phận này thực hiện việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn huyện, thị mình.

Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại nói chung và quản lý chợ nói riêng là một hệ thống bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương tạo thành một hệ thống đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Hệ thống này không phải bất biến mà thường xuyên được hoàn thiện và đổi mới để phù hợp với sự phát triển thương mại nước ta. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về chợ được mô hình hoá như sau:

44

2.6 NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỢ

2.6.1 Vai trò của công tác quản lý hàng hoá và dịch vụ kinh doanh trong chợ

- Qun lý hàng hoá trong ch góp phn bo v li ích chính đáng cho người tiêu dùng

Trong nền kinh tế thị trường, vì lợi nhuận, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, mất vệ sinh, thậm chí gây độc hại, gây nguy hiểm đến sức khoẻ, sự an toàn và tính mạng của con người, như hàng

CHÍNH PHỦ (Bộ Công Thương) UBND TNH (Sở Công Thương) Ch loi I Ch loi I UBND Qun, Huyn (PhòngCôngThương) Ch loi II Ch loi III UBND Xã, Phường Các ch trên địa bàn

45

thực phẩm, hàng điện dân dụng, hàng vật liệu xây dựng… Việc quản lý, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm soát thị trường hàng hoá trên địa bàn chợ sẽ góp phần phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời để hạn chế bớt những hành vi trên nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.

- Qun lý hàng hoá trong ch góp phn bo v li ích ca nhng nhà sn xut kinh doanh chân chính

Trong nền kinh tế thị trường, tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nạn làm hàng giả, hàng nhái mẫu mã của các doanh nghiệp có tên tuổi, có uy tín trên thị trường là hiện tượng rất phổ biến. Việc này vi phạm các công ước Quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết. Vì vậy, gây nên sự thiệt hại không nhỏ về kinh tế cũng như về uy tín sản phẩm của các nhà sản xuất chân chính. Việc quản lý hàng hoá lưu thông trong chợ sẽ góp phần hạn chế những tiêu cực đó và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng lành mạnh ngay chính trong từng phạm vi chợ cũng như của thị trường nói chung.

- Qun lý hàng hoá trong ch s góp phn bo v môi trường và gi gìn v

sinh , cnh quan khu vc ch

Việc sắp xếp trưng bày hàng hoá, việc phân chia vị trí kinh doanh của từng loại hàng hoá trong khu vực chợ, việc bố trí các điểm dịch vụ trong phạm vi chợ một cách khoa học sẽ tạo nên cảnh quan và môi trường hấp dẫn thu hút khách hàng cũng như tạo ấn tượng tốt đẹp cho họ khi đến chợ.

- Qun lý hàng hoá lưu thông trong ch góp phn đảm bo và gi gìn s an toàn cho hàng hoá và con người trong khu vc ch cũng như góp phn gi gìn trt t an ninh chính tr ca địa phương

Quản lý kinh doanh chợ một cách có hiệu quả không thể tách rời với công tác an ninh trật tự và phòng chống thiên tai hoả hoạn, việc quản lý hàng hoá lưu thông trong chợ góp phần hết sức quan trọng trong phòng cháy chữa cháy cũng như phòng chống các hiện tượng trộm cắp hàng hoá cũng như vật dụng tư trang của khách hàng và các thương nhân kinh doanh hàng hoá trong chợ, điều này không

46

những góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động của chợ mà còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh chính trị cho cả khu vực của địa phượng.

- Qun lý hàng hoá trong ch góp phn tích cc trong vic nâng cao văn minh thương mi, cơ s cho hi nhp kinh tế khu vc và thế gii và gi gìn bn sc dân tc

Ngày nay việc đi chợ không chỉ nhằm một mục đích mua sắm, không chỉ có dân cư trên địa bàn đi chợ, mà trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, việc đi chợ còn là nhu cầu giải trí, thăm quan, du lịch tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt của những địa phương khác nhau của rất nhiều tầng lớp dân cư cả trong nước và quốc tế. Vì vậy, việc quản lý hàng hoá trong chợ góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao dân trí của người tiêu dùng, nâng cao văn minh thương mại và là niềm tự hào về bản sắc dân tộc trước du khách. Điều này góp một phần quan trọng về cơ sở để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

2.6.2. Các nội dung quản lý hàng hoá trong chợ

2.6.2.1. Quản lý danh mục hàng hoá lưu thông trong chợ

Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ (kể cả mang vào chợ, sử dụng, cất trữ…) là hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh và không thuộc các loại sau đây:

1. Hàng hoá có chứa chất phóng xạ và thiết bị phát bức xạ I-on hoá.

2. Các loại vật liệu nổ, các loại chất lỏng dễ gây cháy nổ như xăng dầu (trừ dầu hoả thắp sáng), khí đốt hoá lỏng (gas), các loại khí nén.

3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh. 4. Các loại hoá chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có đIều kiện.

Hàng hoá kinh doanh tại chợ không thuộc các loại: hàng nhái, hàng giả, hàng lậu, hàng gian (hàng trộm cắp), hàng không rõ nguồn gốc, hàng quá hạn sử dụng, hàng không bảo đảm chất lượng (hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, nhiễm

47

độc và động thực vật bị dịch bệnh), hàng gây ô nhiễm môi trường, hàng không đúng quy định về tem, nhãn mác.

Hàng kinh doanh tại chợ phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo ngành hàng, nhóm hàng, theo tính chất và yêu cầu phòng chống hoả hoạn thiên tai,…

(Trích Điều 3: Nội quy mẫu về chợ, ban hành kèm theo QĐ 0772/2003/ QĐ- BTM [17] ).

Như vậy căn cứ vào những điều kiện đặt ra của pháp luật, những hàng hoá được lưu thông trong chợ là những hàng hoá không thuộc danh mục những hàng hoá bị cấm lưu thông trong chợ và những hàng hoá có đủ điều kiện kinh doanh (dầu hoả, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ động thực vật…) mà chợ đã đáp ứng đủ.

2.6.2.2. Quản lý số lượng hàng hoá kinh doanh trong chợ

Đối với thương nhân kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong chợ : số lượng hàng hoá đưa vào trong chợ cần đáp ứng đủ cơ số hợp lý, theo kinh nghiệm của một số chợ thì số lượng hàng hoá chất xếp, trưng bày trong chợ không được cao quá 3,20m kể từ nền chợ, hàng hoá chỉ được để trong phạm vi quầy tủ hoặc ki ốt, không được lấn chiếm hành lang dành cho khách hàng đi lại, điều này sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ trong sắp xếp hàng hoá, người bán và người mua dễ quan sát và lựa chọn hàng hoá khi mua bán, mặt khác đảm bảo tính an toàn cho môi trường kinh doanh trong chợ như thông thoáng, dễ quan sát khi gặp sự cố như cháy nổ,v.v…tránh hiện tượng coi điểm bán hàng như là một kho hàng cá nhân hộ kinh doanh, hàng hoá chất xếp quá nhiều, quá cao và lấn chiếm đường đi lối lại của khách hàng, gây nên hiện tượng mất mỹ quan trong chợ đồng thời ảnh hưởng đến môi trường thương mại chung của toàn chợ, để làm tốt điều này trách nhiệm không chỉ là công việc nhắc nhở của cán bộ làm công tác chợ diễn ra hàng ngày mà còn là trách nhiệm của mỗi thương nhân kinh doanh trong chợ có ý thức cộng đồng và sự đóng góp tích cực của các tổ chức đoàn thể như tổ chức phụ nữ, tổ ngành hàng, sự quản lý hết sức cụ thể và có hiệu quả của lãnh đạo công ty/ doanh nghiệp quản lý chợ, có tổng kết hàng

48

tháng, hàng quý hàng năm và cho điểm thi đua kết hợp với sự khen thưởng biểu dương các hộ kinh doanh trong chợ làm tốt công tác này.

2.6.2.3. Quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trong chợ

- Các doanh nghiệp quản lý kinh doanh chợ phải thiết lập một hệ thống văn bản như : nội quy chợ, các loại hợp đồng cam kết kinh doanh giữa các hộ kinh doanh trong chợ với doanh nghiệp kinh doanh chợ, xây dựng các quy chế hoạt động như: quy chế làm việc của ban quản lý chợ; quy chế thực hiện dân chủ, quy chế về phòng cháy chữa cháy,.. nhằm tạo môi trường pháp lý để giúp cho công tác điều hành việc thực hiện cũng như kiểm tra kiểm soát các hoạt động chợ có hiệu quả

- Xây dựng hệ thống truyền thông trong chợ tốt có như vậy mới đảm bảo được các thông tin cần thiết được cập nhật đến với các hộ kinh doanh trong chợ, kinh nghiệm của các chợ hoạt động có hiệu quả là hệ thống thông tin tuyên truyền phải được quan tâm ngay từ đầu, việc phổ biến tuyên truyền các thông tin về hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hoá vi phạm pháp luật được đến với các hộ kinh doanh trong chợ sẽ giúp họ tránh được những thiệt hại về kinh tế cũng như vi phạm pháp luật trong kinh doanh,.

- Để mọi hàng hoá dịch vụ trong chợ đảm bảo chất lượng thì công tác quản lý phải tiến hành tận gốc, mọi khâu, mọi hoạt động, từ lãnh đạo đến nhân viên của ban quản lý đến các hộ kinh doanh và khách hàng đều có nghĩa vụ tham gia vào hoạt động này.

2.6.2.4 Nhãn hàng hoá và những quy định pháp luật về nhãn hàng hoá của Việt Nam: Việt Nam:

* Mt s khái nim có liên quan

Nhãn hàng hoá: Là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá.

49

Nhãn hiu hàng hoá là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu này thường được thương nhân chọn làm biểu tượng để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Bao bì thương phm: là bao bì gắn trực tiếp với hàng hoá được bán cùng với hàng hoá cho người tiêu dùng, gồm cả bao bì chứa đựng và bao bì ngoài.

- Bao bì cha đựng là bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hoá, tạo ra hình khối hàng hoá hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá.

- Bao bì ngoài: là bao bì dùng để chứa đựng một hoặc một số bao bì chứa đựng hàng hoá.

Phần trình bày chính trên nhãn hàng hoá: người ta thường chia diện tích của nhãn hàng hoá làm phần chính (PDP) và phần những thông tin khác (IP); trong đó phần PDP là phần diện tích được phô bày ra trong điều kiện trưng bày hàng bình thường tại nơi bán, để người tiêu dùng nhìn thấy rõ nhất, dùng để ghi những thông tin thuộc nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Hn s dng: là mốc thời gian mà sau mốc thời gian đó các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và công dụng chính của hàng hoá có thể không còn phù hợp với mức chất lượng và công dụng đã công bố, hàng hoá không được lưu thông, không được sử dụng nữa.

Thi hn s dng: là khoảng thời gian mà trong khoảng thời gian đó các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và công dụng chính của hàng hoá phù hợp với mức chất lượng và công dụng đã công bố.

Xut x ca hàng hoá : là tên quốc gia sản xuất ra hàng hoá.

2.6.3. Quản lý thương nhân

50

Theo Luật Thương mại 2005 [2], thương nhân là những người thực hiện các hoạt động thương mại hay nói cách khác thương nhân là chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại trên thị trường. Trước đây, chúng ta thường quan niệm thương nhân là người làm nghề buôn bán. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của các hoạt động buôn bán, khái niệm thương nhân được bổ sung và hoàn thiện hơn. Cho đến nay, khái niệm thương nhân được chấp nhận phổ biến ở nước ta là: Thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên.

* Vai trò ca thương nhân kinh doanh trong ch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 107)