Hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh chợ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 40)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1.3.Hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh chợ

Khái niêm:

Theo cách thường hiểu , hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh chợ là kết quả hoạt động của nhà nước đối với việc quản lý hoạt động chợ so với các chi phí mà nhà nước đã bỏ ra để thu lại.

Nếu gọi Ci là chi phí mà nhà nước đã bỏ ra cho việc quản lý hoạt động chợ ( năm i), Kj là kết quả thu lại (năm j), thì hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh chợ sẽ là: q Kj j=1 en = (1) p Ci i=1

en là hiệu quả tương đối so sánh năm n.

Các chức năng quản lý nhà nước về

hoạt động kinh doanh chợ

Tạo môi trường pháp lý Hình thành cơ chế chính sách Quy hoạch dẫn dắt hỗ trợ Hình thành cơ cấu bộ máy quản lý Tổ chức, giám sát, xử lý

32

q p

E = ∑Kj - Ci (2)

j=1 i=1

E là hiệu quả tuyệt đối (hàng năm) (i năm i; j năm j; n năm n).

Việc tính toán các mức chi phí Ci là tương đối dễ nhờ có thể lượng hóa được cụ thể thông qua các khoản đầu tư của ngân sách và mức tái đầu tư lấy từ các khoản thuế của chợ. Còn kết quả hoạt động thu việc tính toán khó hơn; bởi nó bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu cả định lượng (các khoản thu từ chợ) lẫn định tính. Các chỉ tiêu định tính có thể liệt kê ra như ng tính toán cụ thể lại rất khó (sự tiện lợi cho dân cư trong việc phục vụ đời sống, sự phát triển kinh tế địa phương, tạo thêm việc làm cho người dân, sự hài lòng của các nhóm dân cư đối với chợ v.v...)

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động chợ, chủ yếu đem lại lợi ích và tiện dụng cho dân cư; cho nên không nặng về kết quả vật chất; đây có thể coi như một dạng phúc lợi, chi phí cho an sinh xã hội mà người được hưởng lợi là người dân. Yêu cầu quan trọng khi tính các chỉ số en và E là chúng phải được không giảm qua mỗi năm; bởi vì việc xây chợ chủ yếu tốn kém lúc ban đầu còn các hoạt động duy trì bảo dưỡng chi phí không quá lớn và có thể lấy các khoản thu từ chợ để bù đắp.

2.2. HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN, QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CHỢ

Hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý và kinh doanh chợ là tổng thể các đạo luật của Nhà nước ban hành điều chỉnh các hành vi trong hoạt động quản lý và kinh doanh chợ. Hoạt động quản lý và kinh doanh chợ là hoạt động mang tính chất đa ngành, hành lang pháp lý cho lĩnh vực này là rất rộng, vì vậy, trong tài liệu này chỉ đề cập đến một số đạo luật cơ bản.

33

Luật Thương mại 2005 [2] Đạo luật này điều chỉnh “hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Khoản, 1 Điều 1, Luật Thương mại). Đây là cơ sở pháp lý cơ bản để các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể cũng như các thương nhân hoạt động thương mại nói chung và kinh doanh chợ nói riêng thực hiện.

Một số đạo Luật cần được kể đến trong hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý và kinh doanh chợ đó là Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã. Đây là 2 luật chính làm cơ sở cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp chợ và Hợp tác xã chợ. Theo quy định của Nghị Định 02, tất cả các chợ trên toàn quốc đều phải dần chuyển sang hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp chợ hay Hợp tác xã chợ. Do vậy, các chủ thể quản lý kinh doanh chợ này phải dựa vào Luật Doanh nghiệp cũng như Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành để tổ chức và hoạt động.

Về tổ chức, quản lý hoạt động chợ, văn bản đầu tiên làm cơ sở cho hoạt động quản lý nhà nước về chợ là Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về tổ chức và quản lý chợ. Các ban quản lý chợ thực hiện nhiệm vụ quản lý như duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động mua bán ở chợ, đảm bảo duy trì và thực hiện các chính sách và pháp luật của Nhà nước về lưu thông hàng hoá trong hệ thống chợ...

Tiếp theo Chính phủ đã ban hành Nghị định 02 về phát triển và quản lý chợ; sau đó, các bộ, ngành liên quan đã ban hành một loạt văn bản hướng dẫn Nghị định này.

Nghị định số 02 là văn bản pháp lý đầu tiên đưa ra các quy định toàn diện nhất làm cơ sở cho công tác quản lý chợ một cách thống nhất trên phạm vi cả nước. Nghị định quy định rất rõ từng nội dung cụ thể về quản lý nhà nước về chợ, về các quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng chợ, về quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý chợ... Cụ thể:

34

- Nghị định này đã quy định và hướng dẫn cách phân loại chợ (Điều 3). Trước khi có Nghị định 02, việc phân loại chợ đối với các địa phương còn rất lúng túng và không thống nhất vì chưa có quy chuẩn chung. Vì vậy, đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với các địa phương trong việc phân loại quy mô và tính chất của từng chợ, tạo sự thống nhất về cách phân loại chợ trong phạm vi cả nước.

- Nghị định quy định về quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ, cũng như các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng chợ (Điều 4, 5); về Dự án đầu tư xây dựng chợ và bố trí các công trình trong phạm vi chợ (Điều 6); về kinh doanh khai thác và quản lý chợ (Điều 7);

- Nghị định quy định quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý chợ (Điều 8). Theo đó, Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc Nhà nước. Trách nhiệm của Ban quản lý chợ là quản lý tài sản nhà nước và các hoạt động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ; tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng nội quy chợ…

- Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp chợ được đề cập tại Điều 9 của Nghị định. Theo đó, doanh nghiệp chợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ; bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật…

- Nghị định đã quy định rất rõ những nội dung của Nội quy chợ (Điều 10). Theo đó, mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá và các dịch vụ trong phạm vi chợ đều phải chấp hành theo nội quy chợ. Nội quy chợ ghi rõ những quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ; quy định về

35

hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ; quy định về người đến giao dịch, mua bán tại chợ; quy định về xử lý các vi phạm tại chợ…

- Vấn đề quản lý điểm kinh doanh tại chợ cũng được Nghị định quy định (Điều 11), theo đó vấn đề này được giao cho uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các hoạt động kinh doanh của chợ cũng được Nghị định quy định (Điều 12). Trong đó, đáng chú ý là những quy định về một số hàng hoá cấm kinh doanh trong chợ như hàng hoá có chất phóng xạ, các loại vật liệu nổ, các loại chất lỏng dễ gây cháy nổ (xăng, dầu), các loại hoá chất độc hại…

Tiếp theo Nghị định số 02, một số văn bản khác liên quan đến hoạt động quản lý và kinh doanh chợ cũng lần lượt được ban hành, tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn, toàn diện hơn đối với hoạt động quản lý và kinh doanh chợ; trong đó có Quyết định 559 của Thủ tướng Chính phủ [18].

Để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thương mại nội địa, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 27/2007/QĐ- TTg [20] trong đó nhấn mạnh phải hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, bao gồm: chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và mạng lưới các cửa hàng tiện lợi nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trên từng địa bàn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 40)