Mô hình công ty/doanh nghiệp quản lý chợ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 35)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1.3.3. Mô hình công ty/doanh nghiệp quản lý chợ

Thực hiện Nghị định 02, hiện nay, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ, trong đó có mô hình công ty/doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ (sau đây gọi là doanh nghiệp chợ. Đây là mô hình mới trong tổ chức quản lý kinh doanh chợ ở nước ta. Vì vậy, số lượng chợ áp dụng mô hình này chưa nhiều và tập trung chỉ yếu ở một số chợ có qui mô lớn ở địa bàn đô thị, nhất là tại các thành phố lớn.

Theo Nghị định 02 thì doanh nghiệp chợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động kinh doanh trên chợ.

Trong mô hình này, nếu là công ty cổ phần kinh doanh chợ thì giám đốc sẽ là chủ tịch hội đồng quản trị, sau chủ tịch hội đồng quản trị sẽ là giám đốc hoặc giám đốc điều hành, sau giám đốc điều hành sẽ là phó giám đốc và ở dưới là các phòng

Ban quản trị

Ban chủ nhiệm HTX

Ban kiểm soát

Tổ kế toán Tổ thu phí Tổ trật tự Tổ vệ sinh Tổ bảo vệ Tổ giữ xe

26

ban. Nếu là mô hình công ty mẹ – con thì đứng đầu sẽ là tổng giám đốc, sau tổng giám đốc là giám đốc điều hành, sau giám đốc là phó giám đốc và dưới là các phòng ban chức năng. Số lượng các phòng ban sẽ tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghịêp.

Mô hình tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quản lý chợ

Trên thực tế, theo đánh giá của các chuyên gia thì đây là một mô hình kinh doanh rất có hiệu quả, hiệu quả trên mọi phương diện. Có thể thấy rất rõ điều này:

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ theo mô hình này được xã hội hoá tức là được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này sẽ giảm gánh nặng của Nhà nước trong đầu tư xây dựng chợ và có thể dành ngân sách cho các lĩnh vực, ngành khác cần đầu tư hơn.

- Chủ đầu tư xây dựng chợ được quyền sử dụng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn tín

Giám Đốc Phó Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng Kế toán Phòng hành chính- tổ chức Phòng Quản lý chợ Đội bốc xếp Các tổ dịch vụ Tổ kiểm tra Tổ điện nước Đội vệ sinh môi trường Đội bảo vệ Tổ quản lý ngành hàng

27

dụng ngân hàng theo quy định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo và nâng cấp chợ.

- Các chủ đầu tư xây dựng chợ được phép huy động vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư và các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng nhà chợ, các quầy, sạp hàng, công trình dịch vụ và các hạng mục khác của chợ. Với cách này, doanh nghiệp kinh doanh chợ luôn luôn có sự tự chủ về vốn do đó quy mô chợ và hoạt động kinh doanh của chợ sẽ được đảm bảo.

- Chủ đầu tư xây dựng chợ được quyền huy động vốn xây dựng chợ trên cơ sở thoả thuận với thương nhân đắng ký sử dụng hoặc thuê địa điểm kinh doanh tại chợ và các nguồn vốn khác của nhân dân đóng góp theo quy định của pháp luật.

- Khi khả năng về vốn của doanh nghiệp bị hạn chế, doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ có thể chỉ đầu tư xây dựng các hạng mục cần đầu tư như kho, cơ sở chế biến, bảo quản… còn các hạng mục khác doanh nghiệp có thể cho phép các doanh nghiệp khác đầu tư xây dựng toàn bộ.

- Việc nhiều thành phần tham gia góp vốn xây dựng chợ càng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội. Khi tham gia góp vốn đầu tư xây dựng chợ thì các tổ chức, cá nhân này đã gắn lợi ích của mình vào lợi ích của chợ. Chính vì thế, mọi hoạt động từ xây dựng đến hoạt động sẽ được giám sát chặt chẽ hơn và từ đó mọi hoạt động này sẽ có thể được làm tốt ngay từ đầu và mang lại hiệu quả lớn. Khả năng thu hút lao động vào hoạt động kinh doanh trong chợ cũng sẽ lớn hơn góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

- Doanh nghiệp chợ phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh chợ và các hoạt động của chợ nên các doanh nghiệp buộc phải rất năng động, nhanh nhạy để tìm ra các phương án hoạt động hiệu quả nhất trong mọi hoàn cảnh để đạt được mục đích kinh doanh của mình. Mặt khác, do tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp sẽ tìm mọi phương án để giảm thiểu chi phí, tiết kiệm chi tiêu làm tăng lợi nhuận kinh doanh. Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ tận dụng được nhiều cơ hội, thời cơ kinh doanh trên thị trường hơn.

28

Vai trò của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh chợ theo mô hình này cũng rất quan trọng. Việc đầu tư xây dựng chợ lúc ban đầu của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt nên cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về giải phóng mặt bằng, phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước...Ngoài ra, Nhà nước có thể đưa ra một số chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, lãi suất vay ngân hàng.... để khuyến khích các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ sau đó quản lý chợ.

29

KẾT LUẬN

Chương I luận văn đã đề cập đến những nội dung chính sau:

1. Vai trò của chợ trong phát triển kinh tế xã hội khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO

2. Các loại chợ ở Việt Nam

3. Các mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh chợ của nước ta hiện nay

Theo đó đã làm rõ được khái niệm chợ, tình hình chợ nước ta hiện nay, vai trò và những đóng góp quan trọng của chợ đối với kinh tế xã hội, những cơ hội và thách thức trong kinh doanh chợ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Bên cạnh đó chương I còn cho biết các loại chợ ở Viêt Nam và cách phân hạng chúng theo qui định của pháp luật…Ngoài ra, mô tả một cách chi tiết và đầy đủ các loại hình tổ chức quản lý và kinh doanh chợ của nước ta hiện nay, mô hình nào là mô hình hiệu quả cần được nhân rộng.

30

CHƯƠNG II

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG KINH

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)