Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Chợ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101 - 107)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Chợ của doanh nghiệp

- Tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng mục tiêu và lựa chọn loại hình Chợ phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Khi xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh hoặc báo cáo đầu tư của từng dự án Chợ cần gắn với nội dung và phương thức quản lý.

97

- Việc tổ chức bộ máy quản lý đối với mỗi loại hình Chợ phải căn cứ vào qui mô, tính chất của mỗi loại hình, qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và từng cá nhân theo hướng chuyên môn hoá trong công việc, tránh chồng chéo.

- Đổi mới nội dung và phương pháp quản lý phù hợp với hoạt động của các từng loại hình Chợ, kết hợp phương pháp quản lý kiểu truyền thống với phương pháp quản lý hiện đại trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm và phương pháp quản lý tiên tiến của nước ngoài, tích cực áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong quản lý. Để nâng cao hiệu quả của công tác này, cần đầu tư đúng mức cho cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nghiệp vụ quản lý.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên của doanh nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp ngày càng cao.

- Ngoài chính sách chung của nhà nước, doanh nghiệp cần có chính sách riêng của mình nhằm khuyến khích, thu hút thương nhân vào kinh doanh trong các cơ sở của mình (giảm tiền thuê địa điểm, không thu phí các phương tiện ra vào các cơ sở kinh doanh …); đồng thời có các chính sách khuyến mại và tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ khách hàng.

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến qui định của pháp luật và cơ chế, chính sách về thương mại cho các đối tượng mua bán tại Chợ...

98

KẾT LUẬN

Chương III luận văn đã đề cập đến những nội dung chính sau: 1. Định hướng phát triển mạng lưới chợ

2. Phương hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật và chính sách về phát triển và quản lý chợ

3. Giải pháp nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý chợ

Bên cạnh việc định hướng phát triển mạng lưới chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế thì Chương III đã đề cập đến phương hướng sửa đổi bổ sung các văn bản luật, pháp lệnh, văn bản dưới luật, các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển chợ như: Chính sách thuế, đất đai, giá, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực…Đồng thời, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý chợ bằng việc phân định rõ nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

*

99

KẾT LUẬN

Sau đổi mới, nền kinh tế của nước ta cũng có nhiều thay đổi từ một nước nghèo dần vượt lên ngưỡng thoát khỏi nước nghèo. GDP liên tục tăng cao trong khoảng 10 năm gần đây là một trong số ít nước duy trì tốc độ tăng trưởng dương suốt 10 năm liền. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay cũng ngày một tăng hiện tại Việt Nam đã đạt trên 1000 USD/ người, điều này cũng tạo cơ hội cho người tiêu dùng tăng chi tiêu cho đời sống sinh hoạt, các mặt hàng bán tại chợ đa số lại là các mặt hàng tiêu dùng nên đây là yếu tố để tăng hiệu quả hoạt động của chợ tại các vùng miền trên cả nước. Tính bình quân theo báo cáo của hầu hết các địa phương trên cả nước thì tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ lưu thông qua chợ chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Điều này chứng tỏ vai trò của chợ đối với nền kinh tế, chợ cần quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa để góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa đặc biệt là tại các vùng nông thôn, vùng núi, nơi mà hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra chủ yếu tại chợ.

Tổng số hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn cả nước tính đến hết năm 2011 là khoảng 1,5 triệu hộ kinh doanh cố định tại chợ, ngoài ra còn có rất nhiều các hộ kinh doanh không cố định không thể thống kê hết. Theo thống kê từ một số địa phương, hộ kinh doanh cố định trên chợ chiếm khoảng 30% số hộ thương nghiệp cá thể trên địa bàn, ở khu vực nông thôn và miền núi tỉ lệ này lên đến 45%- 50% và khoảng hơn 5 triệu người đến chợ hàng ngày. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của đội ngũ thương nhân kinh doanh trên chợ đối với hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhìn chung cơ sở vật chất của chợ trên toàn quốc nói chung còn nhiều yếu kém, tuy số lượng chợ cao nhưng đa số là các chợ hạng 3, trong đó có cả các chợ tạm là lều lán, đường xá trong chợ không được đổ bê tông, hệ thống điện nước rất kém hoặc không có. Còn các chợ hạng 1, hạng 2 có cơ sở vật chất kiên cố hơn, nhà lồng chợ và các kiốt trong chợ được xây dựng kiên cố, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, đường xá trong chợ thường được đổ bê tông sạch sẽ. Nhưng

100

tỷ lệ các chợ hạng 1, hạng 2 rất thấp so với tổng số chợ, đa số là các chợ hạng 3. Thực trạng này cũng dễ lý giải bởi lẽ số chợ được chuyển đổi, do các doanh nghiệp, HTX kinh doanh, quản lý còn thấp. Nguồn vốn của Nhà nước còn hạn hẹp không thể đầu tư cho toàn bộ hệ thống chợ trên phạm vi toàn quốc mà chỉ có chính sách ưu đãi đầu tư ở các địa bàn khó khăn hoặc các chợ đầu mối có vai trò kinh tế quan trọng đối với vùng miền.

Mạng lưới chợ có vị trí quan trọng trong việc phát triển các hoạt động thương mại, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Do đó, đòi hỏi phải có chính sách phát triển và quản lý chợ ở nước ta phù hợp. Sau khi Chính phủ ban hành NĐ 02 và NĐ 114, với sự tham gia của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nhiều Chợ đã được xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp. Công tác quản lý Chợ (bao gồm cả quản lý nhà nước và quản lý của các doanh nghiệp, HTX) đó có nhiều chuyển biến tích cực. Số doanh nghiệp và HTX quản lý Chợ ngày càng tăng. Hiệu lực và hiệu quả quản lý từng bước được nâng lên. Qua đó, góp phần tích cực vào phát triển thương mại nói riêng và kinh tế-xã hội nói chung của từng địa phương và của cả nước.

Tuy vậy, trước thực tiễn phát triển và quản lý Chợ hiện tại cũng như trong thời gian tới, nhất là khi Việt Nam đó gia nhập WTO, một số văn bản qui phạm pháp luật và chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển và quản lý Chợ không còn phù hợp, cần sớm được sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa, hoàn thiện. Sau đó, cần phổ biến rộng rãi để đông đảo doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng như người dân hiểu và thực hiện đúng.

Với hệ thống chính sách đồng bộ, cụ thể có tính khả thi, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và quản lý Chợ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, góp phần phát triển hệ thống phân phối, ổn định thị trường, giá cả, phát triển thị trường trong nước nhất là ở địa bàn nông thôn, miền núi./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Hợp tác xã năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003

2. Luật Thương mại 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005

3. Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc,

4. Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước

5. Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc,

6. Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 51/1999/NĐ-CP

7. Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ

8. Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

9. Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/8/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 164

10. Nghị định 88/2005/NĐ-CP của ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX

11. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

12. Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước

102

13. Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ

14. Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ

15. Nghị định số 61/2010/NĐ-CP Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

16. Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới

17. Quyết định 0772/2003/QĐ-BTM ngày 24/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (Nội quy mẫu về chợ, được ban hành kèm theo).

18. Quyết định số 559/2004/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát trin chợđến năm 2010

19. Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 09 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010

20. Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

21. Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia,

22. Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy hoch và phát trin mng lưới chợđến năm 2010

23. Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101 - 107)