Phân định rõ nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ ngành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 101)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.3.1. Phân định rõ nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ ngành

quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Đối vi BCông Thương b, ngành liên quan:

- Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành liên quan đến Chợ để khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý về đầu tư, bảo đảm chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy ...trong hệ thống Chợ.

- Các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành các loại qui hoạch (quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị...) trên phạm vi cả nước để tạo cơ sở cho các địa phương rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới qui hoạch phát triển Chợ trên địa bàn. Triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 5 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương qui định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt qui hoạch phát triển thương mại; hướng dẫn cho các địa phương hiểu rõ và thực hiện đúng các qui định của Thông tư này nhằm tạo thuận lợi cho việc xây dựng, phê duyệt qui hoạch phát triển Chợ và các dự án đầu tư Chợ theo thẩm quyền của UBND các tỉnh.

- Rà soát các văn bản pháp luật và chính sách về phát triển và quản lý Chợ để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi những qui định không còn phù hợp và bổ sung những qui định còn thiếu; trước mắt ban hành một số chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý để phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hoạt động thương mại nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, nhất là việc đầu tư các dự án Chợ không nằm trong qui hoạch, không có tính khả thi gây lãng phí vốn đầu tư.

95

- Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển Chợ từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân; đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa hệ thống Chợ với ST, TTTM và các loại hình Chợ khác.

- Tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi (pháp lý, kinh tế, xã hội) cho doanh nghiệp (bao gồm cả HTX) trong đầu tư, khai thác và quản lý Chợ.

- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước và chính sách đặc thù của địa phương về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động của các loại hình Chợ trên địa bàn; tập trung chỉ đạo hoàn thành việc chuyển đổi các Ban Quản lý Chợ sang doanh nghiệp (hoặc HTX) quản lý Chợ.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của Chợ... trên các lĩnh vực: thuế, tài chính, kế toán, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, chống buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng,

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với Chợ, các cán bộ quản lý Chợ trong các Ban Quản lý và doanh nghiệp, HTX quản lý Chợ.

- Tổ chức tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước về phát triển và quản lý Chợ, thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, giá cả cho các chủ thể sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng liên quan đến hoạt động trong các loại hình Chợ.

- Tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật liên quan đến Chợ; kịp thời phát hiện những bất hợp lý trong đầu tư phát triển Chợ, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục phù hợp. Đối với các công trình có thiết kế không phù hợp với hoạt động thương mại, cần rà soát từng trường hợp cụ thể, sớm có phương án khả thi để chuyển mục đích sử dụng.

96

- Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động thương nhân, cần ban hành một số chính sách khuyến khích thoả đáng để thu hút thương nhân vào mua bán tại các công trình mới xây dựng (ví dụ: không thu phí trong một thời gian, giảm thuế, giảm tiền thuê mặt bằng kinh doanh...); đồng thời, chính quyền địa phương cần kiên quyết xoá bỏ các công trình không nằm trong qui hoạch và xử lý dứt điểm các hộ kinh doanh không đúng nơi qui định.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về thương mại trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm, nhất là các hành vi buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và không thực hiện đúng các qui định về phòng chống cháy nổ.

- UBND cấp tỉnh phân cấp mạnh cho UBND cấp dưới những công việc liên quan đến Chợ theo quy định về phân cấp quản lý và đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Mt là, thực hiện thống nhất, tránh tình trạng tuỳ tiện trong công tác quản lý nhà nước đối với Chợ (ví dụ: cùng loại Chợ như nhau, về trách nhiệm quản lý nơi thì giao cho UBND huyện, nơi do Phòng Kinh tế-hạ tầng, có Chợ giao cho UBND thị trấn, xã, phường; quản lý tài chính của Chợ nơi thì buông lỏng, khoán trắng, nơi thì áp dụng máy móc các qui định hiện hành);

+ Hai là, có sự phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với Chợ, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ do UBND tỉnh qui định, tránh quản lý hình thức, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn cho các nhà đầu tư và các chủ thể khai thác quản lý Chợ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)