Chính sách tài chính, tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 92)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.2.4. Chính sách tài chính, tín dụng

- Chính sách tín dụng đầu tư cần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có dự án xây dựng Chợ được tiếp cận các nguồn tài chính một cách bình đẳng, nhanh chóng, đảm bảo nguồn vốn để tiến hành dự án đầu tư được cấp phép như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác.

- Để phù hợp với chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư Chợ qui định tại Nghị định 114/2009/NĐ-CP và Quyết định 23/QĐ-TTg cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP; Nghị định 106/2008/NĐ-CP trên theo hướng bổ sung các dự án Chợ vào Danh mục được ưu đãi tín dụng đầu tư. Ngoài ra, với các dự án Chợ có tổng vốn đầu tư lớn hay các điều kiện không cho phép thu hồi vốn nhanh, nên nới lỏng thời hạn cho vay đến 15 năm. Nhà nước cũng cần ấn định thời hạn vay phù hợp với giá trị nguồn vốn cho vay để đảm bảo tính chủ động cũng như tạo động lực cho các chủ đầu tư triển khai nhanh dự án nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn.

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng thực hiện tín dụng đầu tư cho các chủ thể đầu tư bằng việc đảm bảo tín dụng hoặc ban hành các chính sách mang lại lợi ích phù hợp cho tổ chức tín dụng thực hiện tín dụng đầu tư vào hệ thống Chợ.

87

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư giữa chủ thể đầu tư và tổ chức tín dụng.

- Có chính sách ưu đãi lãi suất vốn vay cho thương nhân kinh doanh tại các Chợ đầu mối nông sản, thuỷ hải sản, Chợ mới xây dựng (có thể được vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất trung bình của các ngân hàng thương mại cùng thời điểm) để đầu tư nâng cấp quầy, sạp, mua dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào hoặc tăng vốn lưu động mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Nhà đầu tư Chợ được quỹ hỗ trợ phát triển xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi trong khoảng thời gian nhất định (mức cụ thể tuỳ theo từng dự án Chợ cụ thể, mức độ cần thiết của dự án đầu tư với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và năng lực của chủ đầu tư).

- Nhà đầu tư xây dựng Chợ được dùng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi diện tích của dự án thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn ngân hàng theo qui định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp…công trình Chợ mà nhà đầu tư đã đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 92)