CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 107)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.4.CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ

2.4.1. Cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư chợ

Nghị định 51/1999/NĐ-CP [4] (sau đây gọi là Nghị định 51/1999/NĐ-CP) qui định ST, TTTM được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư. Nghị định 02/2003/NĐ- CP [7] qui định chủ đầu tư chợ được hưởng các chính sách ưu đãi như các dự án đầu tư xây dựng các khu thương mại, ST theo qui định của Nghị định 51/1999/NĐ- CP.

Sau đó, theo qui định của Nghị định 35/2002/NĐ-CP [6] (sau đây gọi là Nghị định 108/2006/NĐ-CP), các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại ở những địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư như dự án của các ngành khác khi đầu tư vào cùng một địa bàn. Đối với thương mại trong nước, có chợ hạng 1 và TTHCTL được hưởng chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư theo qui định của Nghị định này:

- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu: Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước: Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu

38

tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định này được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.

Đối với địa bàn miền núi, ngoài chính sách áp dụng chung theo qui định của Luật Đầu tư, khi phát triển Chợ, các nhà đầu tư được hưởng chính sách khuyến khích theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP [3], Nghị định số 02/2002/NĐ-CP [5].

Theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg [16] các doanh nghiệp kinh doanh XNK, cửa hàng miễn thuế, HCTL, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, Chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ...tại khu kinh tế cửa khẩu được vay vốn ưu đãi của Chính phủ để đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh trên các cửa khẩu.

Tiếp theo, Nghị định 114/2009/NĐ-CP [14] đã qui định chính sách ưu đãi đầu tư đối với các chủ thể tham gia đầu tư Chợ như sau: “D án đầu tư Ch ca các thành phn kinh tế được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như đối vi các ngành ngh sn xut, dch v thuc Danh mc lĩnh vc ưu đãi đầu tư qui định ti Nghịđịnh s 108/2006/NĐ-CP [11]; được hưởng chính sách ưu đãi v tín dng đầu tư theo Nghị định s 151/2006/NĐ-CP [12] và Nghị định s 106/2008/NĐ-CP [13]”.

Nghị định số 61/2010/NĐ-CP [15] (Nghị định 61/2010/NĐ-CP), theo Nghị định này, các nhà đầu tư đầu tư xây dựng Chợ loại 1, ST, TTTM, kho, trung tâm logistics, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm tại vùng nông thôn sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ: thuê đất, thuê mặt nước, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, dịch vụ tư vấn, áp dụng khoa học công nghệ, cước phí vận tải; miễn và các chính sách khác như giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngoài chính sách chung áp dụng trên phạm vi cả nước nêu trên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, UBND nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

39

ương (sau đây gọi chung là tỉnh) như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp…đã ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích, hỗ trợ các chủ đầu tư phát triển Chợ trên địa bàn.

2.4.2. Cơ chế, chính sách về hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Vốn để phát triển Chợ được huy động từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, vay tín dụng, vốn của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, vốn của nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó vốn của các chủ thể sản xuất, kinh doanh là nguồn vốn chủ yếu. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư phát triển Chợ.

Theo qui định của Nghị định 02/2003/NĐ-CP, Quyết định 559/QĐ-TTg, nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại) hỗ trợ đầu tư xây dựng một số Chợ: Chợ đầu mối chuyên ngành nông sản thực phẩm để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thuỷ sản; Chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc các Chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư của Nhà nước; Chợ hạng 1 theo qui hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố, thị xã lớn. Ngoài ra, đối với miền núi, vùng sâu vùng xa, chính sách hỗ trợ đầu tư Chợ theo Chương trình 135, 120, 160...

Khi Chính phủ ban hành Nghị định 114/2009/NĐ-CP, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng Chợ từ ngân sách nhà nước được sửa đổi như sau: “Ngun vn đầu tư

phát trin ca Nhà nước bao gm vn t ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các ngun vin tr không hoàn li. Trong đó, vn t ngân sách địa phương h trợđầu tư xây dng các Chợđầu mi nông sn, thc phm và Ch hng 2, hng 3 ởđịa bàn nông thôn, min núi, hi đảo; vn t ngân sách trung ương ch

40

a) H trợ đầu tư xây dng cơ s h tng ca Ch (mc h tr c th theo quy mô ca tng d án:

- Chợđầu mi chuyên doanh hoc tng hp bán buôn hàng nông sn, thc phm để tiêu th hàng hóa các vùng sn xut tp trung v nông sn, lâm sn, thy sn;

- Ch trung tâm các huyn thuc địa bàn có điu kin kinh tế - xã hi khó khăn và đặc bit khó khăn trong Danh mc ca Ph lc II ban hành kèm theo Nghị định s 108/2006/NĐ-CP [11]

b) H trợđầu tư xây dng Ch biên gii và Ch dân sinh xã ca các huyn thuc địa bàn có điu kin kinh tế-xã hi khó khăn và đặc bit khó khăn trong Danh mc ca Ph lc II ban hành kèm theo Nghịđịnh s 108/2006/NĐ-CP [11]

Ngun vn h trợ đầu tư Ch quy định ti khon 3 Điu này được ưu tiên

đầu tư xây dng các Ch theo th t sau:

- Chợđang hot động, nm trong quy hoch đã được cp có thm quyn phê duyt nhưng là Ch tm hoc Ch có cơ s vt cht-k thut xung cp nghiêm trng;

- Ch xây mi ti nhng xã chưa có Ch, nhng nơi có nhu cu v Chợ để

phc v sn xut, xut khu và đời sng sinh hot ca nhân dân.”

Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg [19] (sau đây gọi là Quyết định 210/2006/QĐ-TTg). Trong đó, qui định cụ thể các tiêu chí và mức hỗ trợ đầu tư chợ đầu mối của các vùng kinh tế trọng điểm, vùng có sản xuất hàng hóa nông sản, hải sản lớn phục vụ phát triển kinh tế vùng và xuất khẩu, được đặt tại các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, có tỷ lệ ngân sách Trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương lớn hơn 50% tổng dự toán chi ngân sách địa phương. Mức hỗ trợ cao nhất là 10 tỷ và thấp nhất là 2 tỷ/chợ và chỉ hỗ trợ một lần.

41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò người định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế, bảo đảm thống nhất các lợi ích cơ bản trong toàn xã hội. Quản lý đối với chợ là việc làm cần thiết của Nhà nước nhằm đảm bảo cho hệ thống chợ phát triển đúng hướng và đúng mục đích. Hoạt động quản lý nhà nước đối với chợ được thể hiện qua việc ban hành chính sách, thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ,… Nhà nước quản lý chợ thông các cơ quan chức năng của mình. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về chợ như sau:

2.5.1 Chính ph

Quản lý hệ thống chợ là một phần của công tác quản lý nhà nước thương mại của Chính phủ. Với tư cách là cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất trong mọi lĩnh vực, Chính phủ thực hiện chức năng lập quy trong lĩnh vực quản lý chợ, ban hành các văn bản pháp qui dưới luật (Nghị định, Nghị quyết, Quyết định…), có tính chất bắt buộc trên phạm vi cả nước. Các Bộ, chính quyền địa phương có nghĩa vụ thực hiện các văn bản pháp qui đó.

2.5.2 B Công Thương

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại (trong đó có quản lý thị trường nội địa – quản lý chợ) của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đó là:

+ Trình Chính phủ xem xét ban hành chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển chợ.

+ Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản qui phạm pháp luật và cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý chợ.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm các văn bản qui phạm pháp luật và cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý chợ tại các địa phương.

42

Tổ chức bộ máy của Bộ Công Thương gồm các các bộ phận chuyên môn giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ. Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương (trước đó là Vụ Chính sách thị trường trong nước thuộc Bộ Thương mại) là đơn vị có trách nhiệm là đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mạị ở thị trường trong nước nói chung và quản lý chợ nói riêng.

2.5.3. B máy qun lý chợởđịa phương

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại nói chung và chợ nói riêng trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Sở Công Thương (trước là Sở Thương mại) là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp uỷ ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về chợ trong phạm vi địa phương. “Hoạt động của các Sở Công Thương tập trung vào công tác quy hoạch phát triển thương mại, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển lưu thông hàng hoá và mở rộng thị trường, cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại. Từng bước tăng cường các công cụ, phương tiện và điều kiện vật chất cần thiết làm cơ sở kinh tế để tổ chức thực hiện chương trình dự án phát triển lưu thông hàng hoá và thị trường trong nước…”

Trong quản lý nhà nước về chợ, Sở Công Thương có những nhiệm vụ như: Lập quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và đề án phát triển chợ trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và đề án phát triển chợ đó; cụ thể hoá các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách về quản lý hoạt động của chợ trình UBND tỉnh xét duyệt, quyết định; phổ biến, hướng dẫn và tuyên truyền các quy định pháp luật của Nhà nước về chợ đến các đối tượng liên quan.

Tổ chức bộ máy của Sở Công Thương gồm các bộ phận chuyên môn giúp Giám đốc sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Các cơ quan tham mưu của Sở

43

Công thương gồm: Phòng Tổ chức – hành chính, Phòng Quản lý thương mại, Phòng Kế hoạch tổng hợp và xúc tiến thương mại, Phòng Xuất nhập khẩu,…

Ở cấp huyện, UBND quận, huyện là cơ quản quản lý nhà nước cấp huyện thực hiện việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn huyện. Cơ cấu tổ chức ở mỗi địa phương là khác nhau, tuy nhiên đều có bộ phận quản lý thương mại trên địa bàn huyện. Bộ phận này thực hiện việc quản lý hệ thống chợ trên địa bàn huyện, thị mình.

Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại nói chung và quản lý chợ nói riêng là một hệ thống bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương tạo thành một hệ thống đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Hệ thống này không phải bất biến mà thường xuyên được hoàn thiện và đổi mới để phù hợp với sự phát triển thương mại nước ta. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về chợ được mô hình hoá như sau:

44

2.6 NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỢ

2.6.1 Vai trò của công tác quản lý hàng hoá và dịch vụ kinh doanh trong chợ

- Qun lý hàng hoá trong ch góp phn bo v li ích chính đáng cho người tiêu dùng

Trong nền kinh tế thị trường, vì lợi nhuận, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, mất vệ sinh, thậm chí gây độc hại, gây nguy hiểm đến sức khoẻ, sự an toàn và tính mạng của con người, như hàng

CHÍNH PHỦ (Bộ Công Thương) UBND TNH (Sở Công Thương) Ch loi I Ch loi I UBND Qun, Huyn (PhòngCôngThương) Ch loi II Ch loi III UBND Xã, Phường Các ch trên địa bàn

45

thực phẩm, hàng điện dân dụng, hàng vật liệu xây dựng… Việc quản lý, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm soát thị trường hàng hoá trên địa bàn chợ sẽ góp phần phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời để hạn chế bớt những hành vi trên nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.

- Qun lý hàng hoá trong ch góp phn bo v li ích ca nhng nhà sn xut kinh doanh chân chính

Trong nền kinh tế thị trường, tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nạn làm hàng giả, hàng nhái mẫu mã của các doanh nghiệp có tên tuổi, có uy tín trên thị trường là hiện tượng rất phổ biến. Việc này vi phạm các công ước Quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết. Vì vậy, gây nên sự thiệt hại không nhỏ về kinh tế cũng như về uy tín sản phẩm của các nhà sản xuất chân chính. Việc quản lý hàng hoá lưu thông trong chợ sẽ góp phần hạn chế những tiêu cực đó và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng lành mạnh ngay chính trong từng phạm vi chợ cũng như của thị trường nói chung.

- Qun lý hàng hoá trong ch s góp phn bo v môi trường và gi gìn v

sinh , cnh quan khu vc chợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc sắp xếp trưng bày hàng hoá, việc phân chia vị trí kinh doanh của từng loại hàng hoá trong khu vực chợ, việc bố trí các điểm dịch vụ trong phạm vi chợ một cách khoa học sẽ tạo nên cảnh quan và môi trường hấp dẫn thu hút khách hàng cũng như tạo ấn tượng tốt đẹp cho họ khi đến chợ.

- Qun lý hàng hoá lưu thông trong ch góp phn đảm bo và gi gìn s an toàn cho hàng hoá và con người trong khu vc ch cũng như góp phn gi gìn trt

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 107)