Mô hình Ban quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 28)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1.3.1. Mô hình Ban quản lý

Trong quản lý có tổ chức, mà cấu trúc bộ máy chính là linh hồn của tổ chức. Muốn vận hành hiệu quả hoạt động kinh doanh chợ thì trước hết phải xây dựng được một bộ máy quản lý phù hợp.

Trên thực tế chợ rất đa dạng và có nhiều loại khác nhau được phân bố trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Mỗi loại chợ có những nét đặc thù riêng, vì vậy không thể có một công thức chung cho bộ máy ban quản lý của tất cả các chợ. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng chợ mà tổ chức ban quản lý chợ cho phù hợp.

Theo Nghị định 02 của Chính phủ, dựa trên các tiêu chí: vị trí địa lý, quy mô, số điểm kinh doanh tại chợ, các điều kiện kết cấu kỹ thuật, chợ được chia làm ba loại: Chợ loại 1, chợ loại 2 và chợ loại 3. Với mỗi loại chợ này chúng ta có thể phác họa cấu trúc tổ chức bộ máy ban quản lý như sau:

- Đối với chợ loại 1:

Trong mô hình này Trưởng ban quản lý chợ là người chịu trách nhiệm và điều hành chung về mọi hoạt động của chợ. Các Phó trưởng ban là người tham mưu cho Trưởng ban trong việc ra các quyết định, đồng thời là người được uỷ quyền

22

thay mặt trưởng ban điều hành các phần việc cụ thể. Các bộ phận chức năng thực hiện những phần hành công việc cụ thể theo chức năng được giao. Mô hình này khá đơn giản, dễ giám sát bởi mỗi bộ phận được "định vị" vào những hoạt động chuyên biệt và mỗi nhân viên bên dưới chỉ có một lãnh đạo trực tiếp theo tuyến. Ngoài ra giữa các bộ phận vẫn tồn tại mối quan hệ theo chức năng nên các bộ phận có thể phối hợp, tư vấn cho nhau để tổ chức quản lý chợ một cách chặt chẽ. Những người quản lý trực tiếp tận dụng được sự hỗ trợ từ các chuyên gia khi ra các quyết định. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là sẽ khó phân định trách nhiệm khi người thừa hành làm theo lời khuyên của chuyên gia.

- Đối với chợ loại 2:

Chợ loại 2, về kết cấu kỹ thuật cũng tương tự như chợ loại 1 nhưng tính chất đa dạng và quy mô hoạt động nhỏ hơn chợ loại 1 (có trên 200 điểm kinh doanh). Với những đặc điểm này thì cấu trúc tổ chức bộ máy ban quản lý chợ loại 2 tương tự như ban quản lý chợ loại 1 nhưng được điều chỉnh cho đơn giản và gọn nhẹ hơn. So với chợ loại 1 thì cơ cấu tổ chức của ban quản lý chợ loại 2 có thể được thiết kế ít các bộ phận hơn. Đặc biệt với các chợ loại 2 có quy mô nhỏ thì chúng ta chỉ cần cấu trúc theo kiểu trực tuyến cho dễ điều hành và kiểm soát, ngoài ra có thể không

cần chức vụ phó trưởng ban. - Đối với chợ loại 3:

Chợ loại 3 là những chợ được xây dựng có quy mô nhỏ, số lượng các điểm kinh doanh không nhiều, ít hộ kinh doanh cố định và chủ yếu là các chợ tạm. Đối với chợ loại 3 thì tổ chức bộ máy ban quản lý cần thiết kế thật đơn giản có thể coi như không có cấu trúc, trong đó có rất ít các yếu tố được "mô hình hoá", "công thức hoá". ở đây, mọi thông tin đều được tập trung về người quản lý cao nhất là Trưởng ban quản lý chợ, việc xử lý và mọi quyết định cũng được phát ra từ đó. Số lượng các nhân viên không nhiều, mỗi nhân viên thực hiện một hoặc vài chức năng và đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng ban. Với mô hình quản lý đơn giản này

23

giúp ban quản lý chợ loại 3 có thể giảm thiểu tối đa chi phí nhưng vẫn kiểm soát và điều chỉnh rất nhanh, linh hoạt các hoạt động của chợ.

Sơ đồ tổ chức ban quản lý chợ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)