Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97 - 98)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.2.8. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

- Tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ đào tạo cho cán bộ quản lý Chợ (cả cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý trong các Chợ), trong đó phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.

- Phổ biến, hướng dẫn chính sách, pháp luật kinh doanh; cung cấp thông tin về giá cả thị trường trong và ngoài tỉnh.

- Hỗ trợ phổ biến, hướng dẫn kiến thức và kỹ năng kinh doanh để thúc đẩy hình thành đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp ở các Chợ;

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hoá, chống hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, phòng chống cháy nổ...;

- Đối với vấn đề tái đào tạo hoặc đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên tại các Chợ… cần phân loại và có kế hoạch đào tạo phù hợp với trình độ và độ tuổi cũng như nghiệp vụ chuyên môn của người lao động.

- Hỗ trợ thương nhân tiếp cận, giao dịch với cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ (hướng dẫn đăng ký kinh doanh, đăng ký mã thuế, mức thu thuế, thay đổi mặt hàng kinh doanh ...).

93

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Chợ cho Sở Công Thương và của các Phòng Công Thương và Phòng Kinh tế (hoặc Kinh tế-hạ tầng) các quận, huyện, thị xã.

- Đối với các HTX kinh doanh và quản lý Chợ, UBND các tỉnh quy định mức hỗ trợ đào tạo đối với Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng và xã viên đang làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của HTX. Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo lấy từ ngân sách hàng năm của địa phương, hỗ trợ từ ngân sách trung ương và các nguồn hợp pháp khác, theo qui định tại Nghị định 88/2005/NĐ-CP [10] (Nghị định 88/2005/NĐ-CP).

Trước mắt, việc hỗ trợ doanh nghiệp/HTX về đào tạo với những nội dung trên có thể thông qua hệ thống các trường thuộc Bộ Công Thương và các trường Đại học, cao đẳng liên kết với các trường này.

Đề nghị Bộ Tài chính hàng năm bố trí ngân sách bảo đảm việc nâng cấp cơ sở vật chất-kỹ thật, xây dựng đội ngũ giáo viên và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về phát triển và quản lý Chợ cho hệ thống các trường dậy nghề, cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý Chợ; đồng thời cấp đủ kinh tế để thực hiện các dự án nâng cao chất lượng của thương mại nông thôn theo Quyết định 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, trong nguồn kinh phí dành cho Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg [21] cần dành một phần hỗ trợ kinh phí đào tào, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Chợ của các tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97 - 98)