Quản lý vệ sinh môi trường chợ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 66)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.6.5.1. Quản lý vệ sinh môi trường chợ

Nhà nước ban hành luật khung và những văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường. Thành lập những cơ quan chuyên trách về quản lý môi trường, các tổ chức thanh tra và kiểm soát, bảo vệ môi trường, xây dựng mạng lưới, đài, trạm quan trắc môi trường, báo động kịp thời về tình trạng ô nhiễm môi trường vượt quá giới hạn cho phép.

Phổ biến luật bảo vệ môi trường tới các hộ kinh doanh, ban quản lý chợ phải thành lập bộ phận chuyên trách về vấn đề môi trường. Nâng cao nhận thức cho thương nhân kinh doanh trong chợ và các cán bộ quản lý chợ về các quy định, chế tài và luật pháp về môi trường. Việc nâng cao này thông qua các hình thức như tập huấn, phổ biến kiến thức hay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình phổ biến này cũng nên chia ra làm hai nhóm nội dung đó là các chế tài, quy định của luật pháp và các quy định, chế tài của quốc tế cũng như của Việt Nam về vấn đề môi trường. Điều này là rất cần thiết vì Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta sẽ tăng lên và việc nắm bắt được các thông tin, quy định của các nước đối tác chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong hợp tác kinh doanh, đảm bảo không bị thiệt hại trên mọi mặt.

Các cơ quan quản lý nhà nước về chợ cần có các cơ chế chính sách nhằm trợ giúp các doanh nghiệp và hợp tác xã quản lý kinh doanh chợ trong việc vay vốn, tìm kiếm công nghệ cũng như nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường.

Các doanh nghiệp và các hợp tác xã kinh doanh chợ cần định vị những trung tâm gây ô nhiễm phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh xây dựng. Khi định vị cần chú ý tính chất gây ô nhiễm cần được loại trừ, hiệu quả của những phương tiện phòng chống ô nhiễm...

61

Các hộ thương nhân cần quản lý tốt các chất thải của mình, tiến hành phân loại chất thải của mình trước khi đưa ra ngoài môi trường.

Khi có những phản ứng của người tiêu dùng hoặc phát sinh vấn đề về môi trường trong quản lý kinh doanh chợ thì các doanh nghiệp hoặc các hợp tác xã kinh doanh chợ nhất thiết phải nghiêm túc xem xét, tìm nguyên nhân và phải có biện pháp giải quyết mô thuẫn kịp thời.

Các doanh nghiệp và các hợp tác xã kinh doanh chợ nên tham gia vào các tổ chức và các hoạt động về môi trường, điều này sẽ giúp họ tăng cơ hội thu thập thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực thi các quy định môi trường và tăng vị thế thương mại trên thị trường. Ví dụ như các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và doanh nghiệp kinh doanh chợ nói riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký vào sách xanh.

Các chợ phải đăng ký các nguồn gây ô nhiễm, đăng ký chất thải, chất độc hại cũng như các biện pháp phòng tránh sự cố xảy ra tình trạng ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 66)