Nguyên tắc quản lý tài chính chợ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 107)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.6.4.2. Nguyên tắc quản lý tài chính chợ

Hoạt động tài chính của đơn vị quản lý kinh doanh chợ về nguyên tắc quản lý tài chính được áp dụng giống như các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa các đơn vị khác nhau cũng có sự khác biệt nhất định nên khi áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính phải gắn với những điều kiện cụ thể. Đó là:

- Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận; - Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền; - Nguyên tắc chi trả;

56 - Nguyên tắc thị trường có hiệu quả;

- Gắn kết lợi ích của người quản lý và lợi ích của cổ đông; - Tác động của thuế;

- Nguyên tắc hành vi đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội. 2.6.4.3. Một số nội dung quản lý tài chính trong chợ

a. Ngun tài chính

* Các khoản thu chính từ hoạt động chợ

Các khoản thu ở chợ sẽ được nghiên cứu dưới đây chỉ bao gồm phát sinh thu từ hoạt động ở chợ tạo nên, không bao gồm khoản ngân sách hoặc phần kinh phí của các nhà đầu tư xây dựng chợ. Đơn vị quản lý kinh doanh chợ được thu các khoản sau đây:

- Thu t hot động cho thuê địa đim kinh doanh trong ch

+ Đối vi người buôn bán cố định, thường xuyên (có khi còn gi là người buôn bán chuyên nghip)

Khoản thu này được hình thành từ hoạt động cho thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ đối với người bán hàng cố định, thường xuyên và thu theo tháng, hoặc quý, hoặc năm (tuỳ theo mỗi địa phương) theo hợp đồng sử dụng, thuê điểm kinh doanh.

Đối với những chợ được xây dựng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” thường được thể hiện dưới các hình thức chủ đầu tư xây dựng và công bố thiết kế chợ, trong đó có chi tiết diện tích, thiết kế sạp hàng, kêu gọi góp vốn và người góp vốn được quyền sử dụng sạp trong thời gian nhất định (thường là 5 năm), sau đó sẽ tiếp tục thu tiền sử dụng sạp hàng theo tháng, quý, năm. Quy trình như trên nhưng áp dụng phương thức đấu thầu quyền sử dụng sạp hàng trong một thời gian nhất định (3 hoặc 5 năm). Phương thức này thường áp dụng đối với các

57

chợ lớn xây dựng ở vị trí mới tại các đô thị, nơi số người có nhu cầu sử dụng sạp lớn hơn số sạp hiện có.

+Đối vi người buôn bán không thường xuyên (có khi còn gi là người buôn bán không chuyên nghip)

Đối với nông dân nhàn rỗi hoặc người sản xuất nhỏ đem sản phẩm của mình ra chợ tiêu thụ, khi vào chợ phải mua vé vào chợ hàng ngày. Khoản thu này chỉ thu theo ngày căn cứ vào người có mang hàng hóa ra chợ để bán.

- Thu t vic cung cp các dch v

Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ với mức thu do thủ trưởng đơn vị quản lý kinh doanh chợ quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và tích luỹ. Hầu hết, các chợ đều có một số dịch vụ như bốc xếp hàng hóa, kho bãi để lưu giữ hàng hóa, bảo quản hàng hóa ngoài giờ, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể, dịch vụ tắm gội, dịch vụ y tế, dịch vụ thẩm mỹ và các dịch vụ khác. Đây là những dịch vụ cần thiết nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của người bán hàng và khách hàng vào chợ mua sắm. Về lâu dài, đơn vị quản lý kinh doanh chợ sẽ hướng tới đầu tư và khai thác dịch vụ ở chợ càng ngày càng phát triển cả về số lượng danh mục ngành nghề dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ.

- Các ngun thu khác

Thu được trích lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí, thu tiền điện, nuớc và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ,..)

Thu tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết với đơn vị quản lý kinh doanh chợ.

Thu từ tài trợ hoặc viện chợ của một số tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, quà biếu tặng, vay tín dụng,..

58

Theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28/8/2001, bao gồm phí chợ, phí trông giữ xe, phí vệ sinh, phí phòng cháy, chữa cháy.

Mức thu và cách thức quản lý thu nộp các loại phí nêu trên thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn chung hoặc quy định của Bộ Tài chính.

Việc quản lý, sử dụng các khoản phí nêu trên phải thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Cụ thể:

- Đối với chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng, các khoản phí nêu trên là khoản

thu của ngân sách nhà nước, đơn vị quản lý kinh doanh chợ được trích lại một phần từu số tiền phí thu được để trang trải cho việc thu phí. Phần tiền trích lại phí này do cấp có thẩm quyền quyết định theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC [23]. Đơn vị quản lý kinh doanh chợ có trách nhiệm kê khai nộp và quyết toán số tiền phí còn lại vào ngân sách nhà nước.

- Đối với chợ không do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc do Nhà nước đầu tư

xây dựng nhưng đã chuyển giao cho đơn vị quản lý kinh doanh chợ thì các loại phí quy định tại Thông tư này là phí không thuộc ngân sách nhà nước. Đơn vị quản lý kinh doanh chợ có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí sau khi đã nộp thuế.

b. Thc hin nghĩa v vi ngân sách nhà nước

Các đơn vị quản lý kinh doanh chợ có các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có trách nhiệm đăng ký kê khai và nộp các loại thuế, các khoản nộp khác (nếu có).

Các đơn vị quản lý kinh doanh chợ được hưởng các chế độ về miễn giảm thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Trường hợp có nhiều loại hoạt động sản xuất, dịch vụ khác nhau, trong thực tế khó hạch toán riêng, để xác định mức thuế phải nộp của từng loại thuế theo quy

59

định, đơn vị phải báo cáo với cơ quan thuế địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở. Cơ quan thuế địa phương thẩm tra có văn bản báo cáo Tổng cục Thuế để xác định mức thuế phải nộp cho các hoạt động dịch vụ của đơn vị.

c. Qun lý và s dng vn, tài sn

Đơn vị quản lý kinh doanh chợ có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, đơn vị phải trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho mỗi loại hình tương ứng (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã,..) phù hợp với các quy định hiện hành. Số khấu hao tài sản cố định đơn vị được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, trả nợ vốn vay đầu tư tài sản (nếu có).

Đối với tài sản được thanh lý theo quy định, tiền thu thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý được để lại đơn vị.

Toàn bộ tiền khấu hao tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản để lại đơn vị quản lý kinh doanh chợ được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động kinh doanh để tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đon vị.

d. M tài khon giao dch

Các đơn vị quản lý kinh doanh chợ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, tại các ngân hàng để giao dịch:

- Thực hiện thu, chi phí và lệ phí đối với các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước cấp;

- Phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2.6.5. Quản lý vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trong chợ

Có thể coi chợ là một hình thái của xã hội thu nhỏ, nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng trăm hàng ngàn loại hàng hoá. Do đó vấn đề bảo vệ môi

60

trường trong quản lý kinh doanh chợ cũng là một nhiệm vụ cấp thiết trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái nói chung.

2.6.5.1. Quản lý vệ sinh môi trường chợ

Nhà nước ban hành luật khung và những văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường. Thành lập những cơ quan chuyên trách về quản lý môi trường, các tổ chức thanh tra và kiểm soát, bảo vệ môi trường, xây dựng mạng lưới, đài, trạm quan trắc môi trường, báo động kịp thời về tình trạng ô nhiễm môi trường vượt quá giới hạn cho phép.

Phổ biến luật bảo vệ môi trường tới các hộ kinh doanh, ban quản lý chợ phải thành lập bộ phận chuyên trách về vấn đề môi trường. Nâng cao nhận thức cho thương nhân kinh doanh trong chợ và các cán bộ quản lý chợ về các quy định, chế tài và luật pháp về môi trường. Việc nâng cao này thông qua các hình thức như tập huấn, phổ biến kiến thức hay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình phổ biến này cũng nên chia ra làm hai nhóm nội dung đó là các chế tài, quy định của luật pháp và các quy định, chế tài của quốc tế cũng như của Việt Nam về vấn đề môi trường. Điều này là rất cần thiết vì Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta sẽ tăng lên và việc nắm bắt được các thông tin, quy định của các nước đối tác chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong hợp tác kinh doanh, đảm bảo không bị thiệt hại trên mọi mặt.

Các cơ quan quản lý nhà nước về chợ cần có các cơ chế chính sách nhằm trợ giúp các doanh nghiệp và hợp tác xã quản lý kinh doanh chợ trong việc vay vốn, tìm kiếm công nghệ cũng như nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường.

Các doanh nghiệp và các hợp tác xã kinh doanh chợ cần định vị những trung tâm gây ô nhiễm phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh xây dựng. Khi định vị cần chú ý tính chất gây ô nhiễm cần được loại trừ, hiệu quả của những phương tiện phòng chống ô nhiễm...

61

Các hộ thương nhân cần quản lý tốt các chất thải của mình, tiến hành phân loại chất thải của mình trước khi đưa ra ngoài môi trường.

Khi có những phản ứng của người tiêu dùng hoặc phát sinh vấn đề về môi trường trong quản lý kinh doanh chợ thì các doanh nghiệp hoặc các hợp tác xã kinh doanh chợ nhất thiết phải nghiêm túc xem xét, tìm nguyên nhân và phải có biện pháp giải quyết mô thuẫn kịp thời.

Các doanh nghiệp và các hợp tác xã kinh doanh chợ nên tham gia vào các tổ chức và các hoạt động về môi trường, điều này sẽ giúp họ tăng cơ hội thu thập thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực thi các quy định môi trường và tăng vị thế thương mại trên thị trường. Ví dụ như các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và doanh nghiệp kinh doanh chợ nói riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký vào sách xanh.

Các chợ phải đăng ký các nguồn gây ô nhiễm, đăng ký chất thải, chất độc hại cũng như các biện pháp phòng tránh sự cố xảy ra tình trạng ô nhiễm.

2.6.5.2. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm * Đối với sức khoẻ: * Đối với sức khoẻ:

Sức khoẻ phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm ăn, uống hàng ngày, thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất nuôi sống cơ thể. Ngược lại, thực phẩm bị ô nhiếm hoặc chứa sẵn chất độc tự nhiên sẽ có hại cho sức khoẻ, khi ăn vào sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính huỷ hoại dần sức khoẻ. Vì vậy, VSATTP giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với sức khoẻ.

* Đối với kinh tế:

VSATTP tác động và ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế. Về mặt tiêu cực, nó gây thiệt hại nếu như không bảo đảm VSATTP.

Theo các chuyên gia của tổ chức Nông-Lương thế giới (FAO) tổng sản lượng nông nghiệp thế giới bị thiệt hại do nhiễm các độc tố vi nấm khoảng 100 triệu tấn/năm.

62

Thực phẩm ô nhiễm không tiêu thụ được gây thất thu lớn. Dịch cúm gia cầm trên thế giới năm 2005 vừa qua Inđônêsia thất thu khoảng 905 triệu USD và 1,25 triệu người mất việc. Thái Lan, nước xuất khẩu gia cầm lớn nhất châu á, doanh thu 1,3 tỷ USD năm 2003, vụ dịch vừa qua cũng rơi vào bế tắc khi EU và Nhật cấm nhập khẩu từ các nước có dịch. Các vụ bò điên ở Anh, thực phẩm nhiễm dioxin có nguồn gốc từ thức ăn gia súc sản xuất ở Bỉ đều làm cho ngành xuất khẩu các sản phẩm này lâm vào khủng hoảng.

Chi phí kinh tế xã hội để giải quyết các hậu quả do ngộ độc thực phẩm gây ra cũng rất lớn (Chi phí cho vụ ngộ độc do Samonella ở Anh năm 1992 khoảng 560- 800 triệu USD. Chi phí giải quyết hậu quả ngộ độc thực phẩm có năm tại Canada 7,7 tỷ USD, tại Mỹ 23 tỷ USD. Ở Việt Nam, ngành y tế chi phí tài chính để giải quyết thiệt hại trung bình 500 tỷ đồng/năm.

Về mặt tích cực, đảm bảo VSATTP sẽ hạn chế những tổn thất về kinh tế, bảo đảm cho sự tăng trưởng, an ninh lương thực, thực phẩm và phát triển bền vững.

* Đối với xã hội:

Trên cơ sở góp phần vào việc ổn định sản xuất, đời sống, sức khoẻ và việc làm cho người lao động mà VSATTP có vai trò ổn định xã hội. Bất cứ quốc gia nào cũng phải đối mặt với những vấn đề xã hội phát sinh khi dịch bệnh xảy ra. VSATTP không chỉ mang lại sức khoẻ cho mối cá nhân mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, thể hiện trình độ văn minh của mỗi quốc gia.

2.7. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CHỢ

2.7.1. Kết quả đạt được

a. Vcơbản đã hoàn thành qui hoạch phát trin hthng Chtrên phạm vi

toàn quc

Đến nay, qui hoạch phát triển chợ trên phạm vi toàn quốc và qui hoạch Chợ của 3 vùng kinh tế trọng điểm đã được phê duyệt và triển khai thực hiện. Tại các địa

63

phương, những năm vừa qua, mặc dù ngân sách của nhiều tỉnh còn rất eo hẹp nhưng phần lớn UBND các tỉnh đã quan tâm chỉ đạo và dành ngân sách xây dựng qui hoạch phát triển Chợ trên địa bàn. Đến nay, 51 tỉnh đã có qui hoạch phát triển Chợ, 12 tỉnh đang xây dựng sắp hoàn thành. Một số tỉnh đã xây dựng qui hoạch Chợ gắn với qui hoạch siêu thị, TTTM [24].

Trong tổng số qui hoạch Chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phần lớn phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội và qui hoạch phát triển thương mại của tỉnh; qua đó, một mặt góp phần phát triển Chợ ở các địa phương, mặt khác, góp phần hạn chế việc xây dựng Chợ mang tính tự phát, đầu tư tràn lan, không có hiệu quả.

Trên cơ sở qui hoạch Chợ, hàng năm các tỉnh đã đề ra kế hoạch đầu tư cụ thể, có thứ tự ưu tiên đối với dự án quan trọng, nhất là các Chợ đầu mối tại những vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, nơi có giao lưu hàng hoá phát triển đang có nhu cầu bức xúc về Chợ và những Chợ đang cần nâng cấp, cải tạo để đáp ứng nhu cầu mua bán của cư dân trên địa bàn.

Trong quá trình xây dựng qui hoạch Chợ tại các địa phương, đã có sự phối hợp chặt chẽ và sự tham gia của các sở, ban ngành của các tỉnh, được sự quan tâm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 107)