Vai trò của công tác quản lý hàng hoá và dịch vụ kinh doanh trong

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 51)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.6.1 Vai trò của công tác quản lý hàng hoá và dịch vụ kinh doanh trong

- Qun lý hàng hoá trong ch góp phn bo v li ích chính đáng cho người tiêu dùng

Trong nền kinh tế thị trường, vì lợi nhuận, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, mất vệ sinh, thậm chí gây độc hại, gây nguy hiểm đến sức khoẻ, sự an toàn và tính mạng của con người, như hàng

CHÍNH PHỦ (Bộ Công Thương) UBND TNH (Sở Công Thương) Ch loi I Ch loi I UBND Qun, Huyn (PhòngCôngThương) Ch loi II Ch loi III UBND Xã, Phường Các ch trên địa bàn

45

thực phẩm, hàng điện dân dụng, hàng vật liệu xây dựng… Việc quản lý, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm soát thị trường hàng hoá trên địa bàn chợ sẽ góp phần phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời để hạn chế bớt những hành vi trên nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.

- Qun lý hàng hoá trong ch góp phn bo v li ích ca nhng nhà sn xut kinh doanh chân chính

Trong nền kinh tế thị trường, tình trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nạn làm hàng giả, hàng nhái mẫu mã của các doanh nghiệp có tên tuổi, có uy tín trên thị trường là hiện tượng rất phổ biến. Việc này vi phạm các công ước Quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết. Vì vậy, gây nên sự thiệt hại không nhỏ về kinh tế cũng như về uy tín sản phẩm của các nhà sản xuất chân chính. Việc quản lý hàng hoá lưu thông trong chợ sẽ góp phần hạn chế những tiêu cực đó và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng lành mạnh ngay chính trong từng phạm vi chợ cũng như của thị trường nói chung.

- Qun lý hàng hoá trong ch s góp phn bo v môi trường và gi gìn v

sinh , cnh quan khu vc ch

Việc sắp xếp trưng bày hàng hoá, việc phân chia vị trí kinh doanh của từng loại hàng hoá trong khu vực chợ, việc bố trí các điểm dịch vụ trong phạm vi chợ một cách khoa học sẽ tạo nên cảnh quan và môi trường hấp dẫn thu hút khách hàng cũng như tạo ấn tượng tốt đẹp cho họ khi đến chợ.

- Qun lý hàng hoá lưu thông trong ch góp phn đảm bo và gi gìn s an toàn cho hàng hoá và con người trong khu vc ch cũng như góp phn gi gìn trt t an ninh chính tr ca địa phương

Quản lý kinh doanh chợ một cách có hiệu quả không thể tách rời với công tác an ninh trật tự và phòng chống thiên tai hoả hoạn, việc quản lý hàng hoá lưu thông trong chợ góp phần hết sức quan trọng trong phòng cháy chữa cháy cũng như phòng chống các hiện tượng trộm cắp hàng hoá cũng như vật dụng tư trang của khách hàng và các thương nhân kinh doanh hàng hoá trong chợ, điều này không

46

những góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động của chợ mà còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh chính trị cho cả khu vực của địa phượng.

- Qun lý hàng hoá trong ch góp phn tích cc trong vic nâng cao văn minh thương mi, cơ s cho hi nhp kinh tế khu vc và thế gii và gi gìn bn sc dân tc

Ngày nay việc đi chợ không chỉ nhằm một mục đích mua sắm, không chỉ có dân cư trên địa bàn đi chợ, mà trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, việc đi chợ còn là nhu cầu giải trí, thăm quan, du lịch tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt của những địa phương khác nhau của rất nhiều tầng lớp dân cư cả trong nước và quốc tế. Vì vậy, việc quản lý hàng hoá trong chợ góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao dân trí của người tiêu dùng, nâng cao văn minh thương mại và là niềm tự hào về bản sắc dân tộc trước du khách. Điều này góp một phần quan trọng về cơ sở để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)