Chức năng, nhiệm vụ quản lý tài chính trong chợ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 60)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.6.4.1. Chức năng, nhiệm vụ quản lý tài chính trong chợ

Quản lý tài chính chợ là một bộ phận trong hoạt động quản lý kinh doanh chợ. Nó thực hiện những nội dung cơ bản của quản lý tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động quản lý kinh doanh chợ nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu hoạt động của đơn vị. Quản lý tài chính chợ chính là việc nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong đơn vị kinh doanh quản lý chợ, hình thành và đưa ra được những công cụ tài chính và những quyết định tài chính đúng đắn và có hiệu quả. Các quan hệ tài chính được thể hiện trong cả quá trình kinh doanh của đơn vị. Đơn vị quản lý kinh doanh chợ phải xử lý các quan hệ tài chính thông qua phương thức giải quyết ba vấn đề quan trong sau đây:

- Thứ nhất, đơn vị quản lý kinh doanh chợ nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình kinh doanh lựa chọn? Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của đơn vị và là cơ sở để dự toán vốn đầu tư.

- Thứ hai, nguồn vốn đầu tư mà đơn vị quản lý kinh doanh chợ có thể khai thác là những nguồn nào?

- Thứ ba, đơn vị quản lý kinh doanh chợ sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào?

Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi vấn đề tài chính của đơn vị nhưng đó là ba vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất cần có cách thức giải quyết hữu hiệu.

Quản lý tài chính của chợ bao gồm những chức năng chính sau đây:

- Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn, kinh phí cho hoạt động quản lý kinh doanh chợ;

- Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, kinh phí tiết kiệm và hiệu quả;

- Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động quản lý kinh doanh chợ nhằm đảm bảo thực thi các nguyên tắc tài chính;

55

- Tổ chức thu hồi một cách có hiệu quả các nguồn vốn và kinh phí đầu tư. Trên cơ sở các chức năng trên, quản lý tài chính chợ bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch quản lý kinh doanh chợ;

- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho các dự án, các kế hoạch và các hoạt động thường xuyên của đơn vị quản lý kinh doanh chợ;

- Tổ chức, sử dụng có hiệu quả vốn, kinh phí hiện có; quản lý chặt chẽ các nguồn thu, chi; đảm bảo khả năng thanh toán của đơn vị quản lý kinh doanh chợ;

- Thực hiện việc phân phối các nguồn thu, lợi nhuận; trích lập và sử dụng các quỹ của đơn vị kinh doanh quản lý chợ;

- Đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của đơn vị quản lý kinh doanh chợ; thực hiện phân tích tài chính để đánh giá kết quả hoạt động trong đơn vị;

- Thực hiện việc dự báo và kế hoạch hóa tài chính của đơn vị quản lý kinh doanh chợ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)