ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 107)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ

3.1.1. Chợ nông thôn:

Tập trung vào việc cải tạo, di dời và xây mới để bảo đảm có đủ Chợ dân sinh cơ sở có qui mô thuộc Chợ hạng III ở các xã, cụm xã đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống hàng ngày của nhân dân. Tại các địa bàn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng kinh tế chậm phát triển, sản xuất và đời sống của bà con còn nhiều khó khăn cần gắn hoạt động trao đổi hàng hoá qua Chợ với hoạt động văn hoá - xã hội và du lịch.

Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các Chợ thị trấn, thị tứ, Chợ cửa khẩu thành các Chợ lớn hơn, có qui mô thuộc Chợ hạng II, trở thành Chợ trung tâm của huyện hoặc của một tiểu vùng gồm nhiều xã trong huyện, làm hạt nhân của mạng lưới các Chợ dân sinh vệ tinh chung quanh.

3.1.2. Chợ thành thị:

Toàn bộ các Chợ nội thành, nội thị từng bước được tổ chức lại và sẽ phát triển theo 3 hướng: Cải tạo, nâng cấp thành các Chợ trung tâm của quận, thị xã, thành phố với qui mô thuộc hạng I và II, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc chung quanh để cùng với các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tạo thành các khu mua sắm tập trung của thị xã, thành phố (Chợ này cũng có thể được bố trí trong các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại); Chuyển hoá thành các siêu thị nhỏ (hạng III), cửa hàng tiện lợi bán lẻ hàng nhật dụng; Di chuyển

83

ra vùng ngoại vi (từ vành đai 2 trở ra) hợp thành các Chợ đầu mối tổng hợp hoặc Chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn là chính.

3.1.3. Chợ biên giới, Chợ cửa khẩu, Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:

Ngoại trừ yếu tố đặc thù trong quản lý Chợ do có người nước ngoài kinh

doanh trong Chợ hoặc tham gia giao dịch mua bán hàng hoá trong Chợ ra, còn về chủ trương phát triển, cấp độ và loại hình, qui mô xây dựng, phạm vi hoạt động, trình độ tổ chức và huy động vốn đầu tư thì Chợ xã hoặc cụm xã biên giới giống như Chợ dân sinh cơ sở (hạng III) ở nông thôn và Chợ cửa khẩu, Chợ trong khu kinh tế của khẩu tương tự như Chợ trung tâm (hạng I, hạng II) ở thành thị.

3.1.4. Chợ đầu mối tổng hợp hoặc Chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn:

Hình thành và phát triển mạng lưới các Chợ đầu mối tổng hợp hoặc Chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn lớn (hạng I, hạng II) tại các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ổn định và đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận tiện, hoặc ở ngoại vi các thành phố, thị xã, gần các trung tâm tiêu thụ, đầu mối xuất khẩu. Thuộc dạng này, bước đầu, cả nước tập trung xây dựng khoảng từ 5 đến 7 Chợ cấp vùng thuộc hạng I (Cần Thơ, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Nghệ An, Hải Dương, ngoại vi thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), còn lại mỗi tỉnh và thành phố thuộc Trung ương có thể xây dựng từ 1 đến 3 Chợ cấp địa phương thuộc hạng II.

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ

3.2.1. Đối với văn bản luật, pháp lệnh

Quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý đối với công tác đầu tư phát triển các loại hình Chợ được tiến hành trong bối cảnh nhiều văn bản luật đã được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, trong đó có một số luật liên quan đến việc phát triển và quản lý Chợ như Luật Xây dựng và Luật Đất đai năm 2003, Luật Thương mại và Luật Doanh nghiệp năm 2005; đặc biệt là Luật Đầu tư năm 2006.

84

Tuy vậy, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về qui hoạch, đất đai, xây dựng, đầu tư… khi sửa đổi Luật Thương mại 2005, cần bổ sung các định chế và qui định về phát triển và quản lý Chợ, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các văn bản hướng dẫn và qui định chi tiết việc thi hành Luật. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất Chính phủ và Quốc hội về việc xây dựng một số văn bản Luật chuyên ngành (ví dụ như Luật hoặc Pháp lệnh về Chợ trong nhiệm kỳ của Quốc hội khóa tới.

3.2.2. Đối với văn bản dưới luật

Việc sửa đổi để hoàn thiện các luật nêu trên là cần thiết nhằm tạo ra môi trường pháp lý ngày càng rõ ràng, minh bạch hơn, thực hiện quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển Chợ. Tuy vậy, cần bổ sung các văn bản hướng dẫn các Luật nêu trên; đồng thời sửa đổi, bổ sung một số văn bản đã ban hành theo hướng sau: Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 02/2003/NĐ-CP, các bộ, ngành liên quan khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn về đầu tư, xây dựng. Trong đó cần sửa đổi, bổ sung Quyết định 13/2006/QD-BXD, nhất là các qui định về bán kính phục vụ của Chợ, tiêu chuẩn về diện tích đất xây dựng v.v….Vì qui định của Quyết định 13 chỉ áp dụng cho Chợ ở địa bàn đô thị nên ngoài việc sửa đổi một số qui định của Quyết định này không còn phù hợp nêu trên, cần bổ sung những qui định áp dụng cho địa bàn nông thôn. Việc này rất quan trọng và phải làm khẩn trương vì cho tới thời điểm hiện tại, tính chung trên phạm vi cả nước, Chợ ở địa bàn nông thôn chiếm 78,35 % tổng số Chợ. Đây là một trong những giải pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư, góp phần khắc phục tình trạng Chợ xây xong bỏ không hoặc trở thành nhà kho, bãi để xe... do đầu tư thiếu căn cứ khoa học. Đồng thời, cũng nhằm khắc phục những yếu kém trong công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển Chợ hiện nay.

85

Cần khẩn trương sửa đổi Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư sao cho phù hợp với các văn bản pháp luật mới được ban hành. Mặc dù theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công văn của văn phòng Chính phủ số: 2472/VPCP - KTTH ngày 10/5/2006, số 2472/VPCP-KTTH ngày 10/5/2006, số 6515/VPCP-KTTH ngày 12/11/2007 và số 766/VPCP-KTTH ngày 01/2/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) xây dựng Danh mục Chợ trên phạm vi cả nước có sự hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương; bố trí kinh phí bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án thuộc Danh mục, nhưng chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ cần được thể chế hoá bằng văn bản qui phạm pháp luật như Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.3. Sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển Chợ tư phát triển Chợ

Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tự có và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển Chợ tại các địa phương. Thời gian qua, việc xã hội hóa đầu tư phát triển Chợ gặp nhiều khó khăn một trong những nguyên nhân quan trọng là do những hạn chế của chính sách khuyến khích, ưu đãi. Vì vậy, nếu sửa đổi, bổ sung danh mục theo hướng nêu trên sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, HTX, các tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển Chợ. Hơn thế, những danh mục sửa đổi, bổ sung nêu trên tạo nên sự thống nhất trong các văn bản pháp luật trước đây với một số văn bản mới ban hành như Nghị định số 114/2009/NĐ-CP, Nghị định 61/2010/NĐ-CP và Quyết định 23/QĐ-TTg qui định về chính sách phát triển Chợ. Đầu tư xây dựng các dự án Chợ ở khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ qui định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (Nghị định 29/2008/NĐ-CP).

86

Ngày 27 tháng 11 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh- Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng- Chuyển giao (108/2009/NĐ-CP) để thay thế Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về đầu tư theo các hình thức nêu trên. Tuy vậy, các nhà đầu tư Chợ không được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định này mặc dù hình thức BOT đã được nhiều địa phương áp dụng. Do vậy, cần sửa đổi Nghị định 108/2009/NĐ-CP (nêu trên) theo hướng bổ sung các nhà đầu tư Chợ (không phân biệt thành phần kinh tế) được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo qui định của Nghị định này, để thu hút nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân muốn đầu tư phát triển Chợ theo các hình thức qui định trong Nghị định.

3.2.4. Chính sách tài chính, tín dụng

- Chính sách tín dụng đầu tư cần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có dự án xây dựng Chợ được tiếp cận các nguồn tài chính một cách bình đẳng, nhanh chóng, đảm bảo nguồn vốn để tiến hành dự án đầu tư được cấp phép như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác.

- Để phù hợp với chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư Chợ qui định tại Nghị định 114/2009/NĐ-CP và Quyết định 23/QĐ-TTg cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP; Nghị định 106/2008/NĐ-CP trên theo hướng bổ sung các dự án Chợ vào Danh mục được ưu đãi tín dụng đầu tư. Ngoài ra, với các dự án Chợ có tổng vốn đầu tư lớn hay các điều kiện không cho phép thu hồi vốn nhanh, nên nới lỏng thời hạn cho vay đến 15 năm. Nhà nước cũng cần ấn định thời hạn vay phù hợp với giá trị nguồn vốn cho vay để đảm bảo tính chủ động cũng như tạo động lực cho các chủ đầu tư triển khai nhanh dự án nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn.

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng thực hiện tín dụng đầu tư cho các chủ thể đầu tư bằng việc đảm bảo tín dụng hoặc ban hành các chính sách mang lại lợi ích phù hợp cho tổ chức tín dụng thực hiện tín dụng đầu tư vào hệ thống Chợ.

87

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư giữa chủ thể đầu tư và tổ chức tín dụng.

- Có chính sách ưu đãi lãi suất vốn vay cho thương nhân kinh doanh tại các Chợ đầu mối nông sản, thuỷ hải sản, Chợ mới xây dựng (có thể được vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất trung bình của các ngân hàng thương mại cùng thời điểm) để đầu tư nâng cấp quầy, sạp, mua dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào hoặc tăng vốn lưu động mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Nhà đầu tư Chợ được quỹ hỗ trợ phát triển xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi trong khoảng thời gian nhất định (mức cụ thể tuỳ theo từng dự án Chợ cụ thể, mức độ cần thiết của dự án đầu tư với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và năng lực của chủ đầu tư).

- Nhà đầu tư xây dựng Chợ được dùng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi diện tích của dự án thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn ngân hàng theo qui định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp…công trình Chợ mà nhà đầu tư đã đầu tư.

3.2.5. Chính sách thuế

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, nhưng lại ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của chủ đầu tư (lợi nhuận kinh doanh) vì thuế sử dụng đất và thuế thu nhập doanh nghiệp là chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng chính sách thuế sao cho đảm bảo cân đối cả lợi ích của Nhà nước và đảm bảo lợi ích của chủ thể đầu tư xây dựng Chợ là một vấn đề cần nghiên cứu, phân tích thận trọng để ban hành mức thuế suất hợp lý nhất. Thực hiện những chính sách ưu đãi thuế nhằm tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc, có hiệu quả, nâng cao chất lượng nhà đầu tư. Đồng thời, sử dụng công cụ thuế, phí một cách linh hoạt, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, đồng thời bảo hộ hợp lý cho các nhà đầu tư trong nước tham gia đầu tư vào phát triển Chợ. Nếu đủ điều kiện, khi tham gia đầu tư xây dựng

88

các loại hình Chợ, nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi, khuyến khích về thuế như đối với các dự án sản xuất theo qui định của các văn bản pháp luật về thuế.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Các dự án đầu tư xây dựng Chợ có thời gian thu hồi vốn dài, hầu hết các doanh nghiệp trong những năm đầu hoạt động kinh doanh phải chịu lỗ, vì vậy cần có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các chủ thể đầu tư trong khoảng thời gian hợp lý nhằm hỗ trợ cho chủ đầu tư tích tụ vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh, bù lỗ. Các cơ quan có chức năng tính toán và xây dựng một khung biểu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp cho các doanh nghiệp đầu tư vào Chợ theo từng giai đoạn đầu tư.

Để khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào việc phát triển Chợ (nhất là ở địa bàn có cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế-xã hội kém phát triển), cần sửa đổi Nghị định 164/2003/NĐ-CP và Nghị định 152/2004/NĐ-CP theo hướng: các chủ thể sản xuất, kinh doanh được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng Chợ (bao gồm cả nâng cấp, cải tạo, mở rộng quy mô kinh doanh của các loại hình và cấp độ Chợ) theo nguyên tắc: mức giảm thuế tăng theo mức độ khó khăn về kinh tế-xã hội nói chung, cơ sở hạ tầng nói riêng của địa bàn đầu tư.

UBND các tỉnh trong cả nước cần chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi về thuế đối với nhà đầu tư Chợ của địa phương mình phù hợp với qui định của pháp luật, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân vào bỏ vốn đầu tư phát triển Chợ theo định hướng, qui hoạch của tỉnh. Có thể ban hành một số chính sách như sau:

- Ưu đãi về thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các chủ đầu tư xây dựng Chợ.

- Đối với thương nhân kinh doanh tại các Chợ ở thị xã, thị trấn, huyện lỵ thuộc tỉnh nhưng có góp vốn đầu tư xây dựng (hoặc cải tạo, nâng cấp) Chợ thì có thể được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Cục Thuế các tỉnh khi giao chỉ tiêu thu thuế cho các Chợ cần khảo sát, đánh giá kỹ tình hình thực tế và tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế ở từng Chợ

89

nhằm đưa ra mức thu phù hợp với doanh số bán của các hộ kinh doanh vừa đảm bảo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 107)