Quản lý thương nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 59)

IV. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.6.3. Quản lý thương nhân

50

Theo Luật Thương mại 2005 [2], thương nhân là những người thực hiện các hoạt động thương mại hay nói cách khác thương nhân là chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại trên thị trường. Trước đây, chúng ta thường quan niệm thương nhân là người làm nghề buôn bán. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của các hoạt động buôn bán, khái niệm thương nhân được bổ sung và hoàn thiện hơn. Cho đến nay, khái niệm thương nhân được chấp nhận phổ biến ở nước ta là: Thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên.

* Vai trò ca thương nhân kinh doanh trong ch

Chợ là thị trường thu nhỏ, nơi diễn ra các hoạt động thương mại. Thương nhân kinh doanh trong chợ là đối tượng chính thực hiện các hoạt động thương mại đó. Nói cách khác thương nhân chính là những chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại trong chợ. Các thương nhân kinh doanh trong chợ có thể là các cá nhân, doanh nghiệp, hộ cá thể thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta được pháp luật thừa nhận thông qua việc cấp giấy đăng ký kinh doanh thương mại cho họ. Bên cạnh những vai trò đối với nền kinh tế nói chung thì các thương nhân hoạt động trong chợ còn có những vai trò riêng đối với lĩnh vực kinh doanh chợ:

- Với tư cách là chủ thể chính của các hoạt động thương mại trong chợ thương nhân chính là một bộ phận cấu thành nên chợ. Vì vậy trước tiên phải khẳng định nếu không có các thương nhân thì sẽ không có chợ.

- Mục đích của việc đầu tư xây dựng chợ là để quy tụ các thương nhân cùng hoạt động dưới một không gian. Phải có nhiều thương nhân đến hoạt động tại chợ thì việc đầu tư xây dựng chợ mới được gọi là có hiệu quả.

- Thương nhân là đối tượng chính đem lại nguồn thu cho các nhà đầu tư kinh doanh chợ. Số lượng thương nhân càng nhiều, việc kinh doanh của họ càng có hiệu quả thì các nhà đầu tư thu hồi vốn và lợi nhuận càng nhanh.

51

Th nht, xét trên góc độ quảnlý nhà nước về thương mại.

Trong thị trường hiện đại, vai trò của Nhà nước chẳng những không suy giảm, mà còn trở nên quan trọng hơn. Trong đó, quản lý đối với thương nhân là một bộ phận quan trọng trong quản lý thương mại, bởi quản lý các hoạt động thương mại chỉ có thể thực hiện tốt được khi các thương nhân được quản lý tốt. Mặt khác, quản lý đối với thương nhân phải có sự liên hệ và gắn chặt với quản lý nhà nước theo từng vùng lãnh thổ và từng không gian. Các thương nhân hoạt động trong các không gian cụ thể phải tuân theo sự quản lý của không gian đó. Chợ là một không gian tập trung rất nhiều các thương nhân và các hoạt động thương mại với những đặc thù riêng. Vì vậy quản lý nhà nước đối với các thương nhân hoạt động kinh doanh trong chợ thì ngoài khung quản lý chung cho tất cả các thương nhân trên thị trường rất cần phải có những hoạt động quản lý riêng phù hợp với những đặc thù của chợ. Đơn vị quản lý chợ được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động quản lý đặc thù này.

Th hai, xét trên góc độ quản lý kinh doanh chợ.

Đối với các nhà đầu tư xây dựng và tổ chức hoạt động chợ thì những thương nhân kinh doanh trong chợ là đối tượng khách hàng chính của họ. Muốn hoạt động kinh doanh chợ có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao thì họ phải biết cách thu hút và quản lý khách hàng của mình, tức là quản lý các thương nhân kinh doanh trong chợ.

* Phương pháp qun lý nhà nước đối vi thương nhân - Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động của chủ thể quản lý lên thương nhân thông qua lợi ích và đòn bảy kinh tế để cho thương nhân tự do lựa chọn phương án của mình một cách có lợi nhất và tự chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động của mình, mà không cần phải có sự tác động trực tiếp có tính chất mệnh lệnh. Một số phương pháp kinh tế chủ yếu được sử dụng quản lý thương nhân trong chợ có thể được sử dụng như:

52

+ Ban hành các chính sách có tính chất đòn bảy kích thích lợi ích kinh tế như: Giá thuê địa điểm kinh doanh ưu đãi, thời hạn thuê lâu dài, ưu đãi trong sử dụng cơ sở vật chất của chợ như miễn giảm phí thuê kho . . . .

+ Các chế độ thưởng phạt kinh tế. . . - Phương pháp hành chính.

Phương pháp hành chính trong quản lý thương nhân là phương pháp tác động của cơ quan quản lý đến các thương nhân bằng các quyết định và mệnh lệnh hành chính có tính chất bắt buộc phải thực hiện. Các phương pháp hành chính để tác động lên thương nhân trong chợ bao gồm:

Quy chế hoá các thủ tục hành chính khi giải quyết các vấn đề nảy sinh từ hoạt động kinh doanh của các thương nhân trong chợ: ví dụ thủ tục giải quyết khiếu nại về các sự vụ xảy ra trong chợ, thủ tục đăng ký kinh doanh. . .

Ban hành những tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thương nhân.

Hướng dẫn đăng ký hành nghề, kết hợp với các cơ quan chức năng thu giấy phép kinh doanh trong trường hợp thương nhân vi phạm những quy định của pháp luật.

Ra các mệnh lệnh tức thời về hành chính để điều chỉnh giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của thương nhân trong chợ: Ví dụ như xử phạt bằng tiền với các thương nhân vi phạm nội quy của chợ. . .

- Phương pháp tuyên truyn - giáo dc

Phương pháp tuyên truyền - giáo dục là phương pháp tác động lên thương nhân thông qua các biện pháp về giáo dục, tâm lý và tình cảm. Phương pháp tuyên truyền - giáo dục xuất phát từ luận điểm cho rằng hoàn cảnh vật chất quyết định ý thức con người, nhưng ý thức và tình cảm con người cũng có thể ảnh hưởng trở lại đối với hoàn cảnh, vật chất. Con người làm việc không phải chỉ vì các lợi ích vật chất, mà còn bởi các tác động về tinh thần như ham muốn sáng tạo, lương tâm và

53

trách nhiệm nghề nghiệp, niềm vui trong lao động. Nội dung giáo dục rất phong phú, nhưng điều tất yếu là phải làm cho thương nhân tự giác thực hiện nhiệm vụ và đưa ra quyết định trên cơ sở nhận thức được tính tất yếu của vấn đề, cũng như trên cơ sở tình cảm sâu sắc. Các nội dung giáo dục chủ yếu bao gồm:

Giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong thương mại.

Giáo dục ý thức công dân, tinh thần tôn trọng lợi ích chung.

Giáo dục đạo đức kinh doanh, chống các hiện tượng tiêu cực do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường tạo ra như bán hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng.

Tạo nên một dư luận, dùng dư luận để khuyến khích hay hạn chế một số những hành vi hoạt động cụ thể của thương nhân không phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của bộ quy tắc ứng xử trong chợ, cũng như trong nền kinh tế.

Bồi dưỡng các kiến thức về nghề nghiệp, chuyên môn như các kiến thức về bảo quản hàng hoá, chăm sóc khách hàng v.v. . .

Các hình thức giáo dục cần phải phong phú, linh hoạt và hấp dẫn. Bên cạnh các phơng pháp thông thường như mở lớp tập huấn, tổ chức hội thảo hội nghị, truyền thông, văn nghệ quần chúng; có thể giáo dục thông qua các điển hình người tốt, việc tốt, các phong trào thi đua, thao diễn nghề nghiệp, hoạt động đoàn thể, tham quan…

* Xây dng các ràng buc pháp lý vi thương nhân

Để thu hút giữ chân được các thương nhân, nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong kinh doanh chợ thì việc thoả mãn nhu cầu của họ là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các ràng buộc pháp lý với thương nhân để đảm bảo quyền lợi cho cả ban quản lý và th- ương nhân cũng là điều hết sức cần thiết. Các ràng buộc pháp lý này thể hiện ở những bản hợp đồng, những bản cam kết, các quy chế thưởng phạt được thoả thuận và ký kết bởi cả hai bên.

54

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước và kinh doanh chợ trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 59)