Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 33)

CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN TỪ THẬP KỶ 1990 ĐẾN NAY

2.1. Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản Nhật Bản

2.1. Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản Nhật Bản Bản rất coi trọng KHCN vì đây là chìa khóa của sự phát triển. KHCN thành công là nhờ có các nỗ lực lâu bền của các nhà nghiên cứu và môi trường ủng hộ. Nhật Bản đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế nhờ vào tiến bộ công nghệ. Do khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản buộc phải sử dụng các thành tựu khoa học để cải thiện cuộc sống.

Nhận thức rõ vai trò KHCN, Nhật Bản đã coi trọng việc phát triển KHCN và công bố rộng rãi Sách trắng KHCN (lần đầu tiên vào năm 1958, lần thứ 2 năm 1962 và mỗi năm một lần kể từ sau năm 1964), trong đó nêu rõ thực trạng, định hướng và chính sách phát triển KHCN của Chính phủ.

Có thể nói, Nhật Bản đã thành công trong việc thực hiện chiến lược nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về KHCN để tạo ra sự ủng hộ lâu dài của công chúng. Hình ảnh Mamoru Mohri - nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Nhật Bản, thực hiện các thí nghiệm vũ trụ ở ngoài tàu con thoi của Mỹ năm 1992 là một ví dụ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân Nhật Bản về KHCN.

Đánh giá từ sự kiện này, bằng cách giới thiệu KHCN một cách có sức thuyết phục như chỉ rõ con người tham gia vào nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực nghiên cứu tiên tiến nhất. Thí nghiệm vũ trụ này được xem như một thí dụ thành công của việc làm cho KHCN trở lên gần gũi hơn với nhiều người Nhật, nhất là đối với thanh niên.

Để tăng cường nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ cho hoat động KHCN và thúc đẩy sự hiểu biết của công chúng về KHCN, Nhật Bản đã tạo điều kiện, cơ hội học tập hơn nữa cho toàn dân. Để nhân dân có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các nhà

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 33)