Hạn chế, yếu kém
Trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực của nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước, chưa đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh quốc tế. Cụ thể về trình độ, thể lực, tính chuyên nghiệp, kỷ luật, khả năng thích ứng với thay đổi… Nguồn lực này bị hạn chế bởi tỉ lệ lao động có kỹ năng thấp, mất cân đối về cơ cấu lao động. Lao động chất xám thiếu và yếu về chất lượng, thể lực kém, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động thấp…. Trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt, chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế.
Theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành về KHCN, đội ngũ cán bộ KHCN trong nhiều lĩnh vực đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cũng như nâng cao chất lượng đời sống toàn dân. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ KHCN của Việt Nam tuy đông nhưng chưa đủ lớn.
Chất lượng đội ngũ cán bộ KHCN nhìn chung còn thấp, thiếu những cán bộ, chuyên gia giỏi đầu đàn trong nhiều lĩnh vực KHCN, có đủ năng lực chủ trì các chương trình, dự án trọng điểm, đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù đội ngũ cán bộ KHCN của Việt Nam được trang bị khá vững về lý thuyết nhưng yếu về năng lực thực hành, kỹ năng về công nghệ, quản lý kinh doanh, tiếp thị. Chất lượng hoạt động của nhiều cán bộ KHCN chưa cao, không ít kết quả nghiên cứu của họ chỉ được lưu trữ, “xếp ngăn tủ” mà không được áp dụng trong thực tế.
Có một thực tế là năng lực hội nhập, giao lưu quốc tế của nhiều nhà khoa học của chúng ta còn rất thấp và yếu. Báo chí đã nhiều lần đề cập đến tính không hiệu quả của nền khoa học Việt Nam. Những con số được đưa ra trong Báo cáo của ĐH Harvard về Giáo dục đại học tại Việt Nam đã chỉ rõ Việt Nam ta đang đứng ở đâu so với các nước: Số bằng sáng chế của nước ta là 0 trong năm 2006 trong khi đó, Hàn Quốc có 102.633 sáng chế, Trung Quốc có 26.292, Malaysia là 147, Thái Lan là 158, Singapore là 995. Trường Đại học quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đứng hạng chót với chỉ 48 công trình nghiên cứu khoa học, trong khi quốc gia áp chót là Indonesia cũng có đến 120 công trình nghiên cứu được xuất bản. Chỉ riêng đại học Peking (Trung Quốc) có tới 3.694 công trình nghiên cứu, và đại học Seoul (Hàn Quốc) có 5.714 công trình. Những số liệu này minh chứng cho sự thấp kém và tụt hậu của giáo dục bậc cao Việt Nam, kéo theo chất lượng nhân tài. Trong khi, chính giáo dục bậc cao là yếu tố then chốt giúp một quốc gia vươn lên.
Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa xuất phát và gắn bó mật thiết với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống. Trong khoa học tự nhiên và công nghệ, số công trình được công bố ở các tạp chí có uy tín trên thế giới còn quá ít. Theo Viện Thông tin khoa học (Institute for Scientific Information ), có trụ sở tại Mỹ đã tiến hành các thống kê trên cơ sở gần mười ngàn tạp chí khoa học tiêu biểu trên thế giới thì trong vòng 11 năm, từ 1/1997-12/2007 các nhà khoa học Việt Nam thuộc 17 ngành đã công bố tổng cộng 4.667 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế. Trong khi đó, Malaysia là 13.059 bài báo; Thái Lan: 20.673; Hàn Quốc: 203.637. Riêng Trung Quốc, nước láng giềng, trong khoảng thời gian nói trên, các nhà khoa học của nước này đã công bố tới 508.561 bài báo (Biểu đồ 2.12).
Cơ cấu nguồn nhân lực KHCN ở nước ta còn bất hợp lý, thiếu chuyên viên kỹ thuật lành nghề, đội ngũ cán bộ trình độ cao còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và chưa bắt kịp khu vực. Chẳng hạn Intel là Công ty bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam với số vốn đầu tư rất lớn vào công nghệ cao (1 tỉ USD). Intel cần khoảng 4000 nhân viên kỹ thuật cao, nhưng đến nay các kỹ sư Việt Nam chưa đáp ứng được. Ngoài chuyên môn, Intel cần các kỹ năng mềm và tiếng Anh. Đây là điều còn
thiếu của các kỹ sư. Hiện Intel đang phải tìm cách thu hút nhân tài gốc Việt ở nước ngoài về phục vụ, họ là những người có chuyên môn cao và trình độ tiếng Anh tốt. Chúng ta không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về nhân lực để Intel triển khai xây dựng nhà máy tại Việt Nam và việc cho đến nay hầu như chưa có nhân lực để triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân. Đây cũng là khó khăn lớn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Biểu đồ 3.1. Số bài báo khoa học công bố quốc tế (1/1997 - 12/ 2007)
Nguồn: www1.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/05/782005/
Ngoài ra, một bộ phận cán bộ KHCN, kể cả người có trình độ học vấn cao, còn thiếu tự tin, e ngại, không dám nói thẳng nói thật, né tránh những vấn đề có liên quan đến chính trị. Một số giảm sút đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng, có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực và chưa có sự phối hợp đồng bộ hoặc chủ động hợp tác với nhau trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu. Một số cán bộ không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thiếu chí khí và hoài bão. Nhiều cán bộ trẻ chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí phấn đấu.
Nguyên nhân
Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực KHCN do nhiều nguyên nhân. Nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu, trình độ KHCN còn thấp; việc áp
trình hình thành…Về khách quan, chưa có đầy đủ điều kiện để phát huy hết năng lực sáng tạo của nhân tài. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chưa thể hiện quan điểm lấy KHCN, giáo dục và đào tạo làm “quốc sách hàng đầu”, chưa gắn với các giải pháp phát huy vai trò đội ngũ nhân tài trên nhiều lĩnh vực. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác trí thức chậm đi vào cuộc sống; có nơi, có lúc thực hiện thiếu nghiêm túc. Một số chủ trương, chính sách không sát với thực tế. Có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng thiếu những chế tài đủ mạnh đảm bảo cho việc thực hiện có kết quả. Nhìn chung, các chính sách đối với nhân tài còn thiếu đồng bộ, chậm đổi mới.
Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KHCN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KHCN tiên tiến, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hệ thống giáo dục và đào tạo của chúng ta mới chú trọng yếu tố “phổ thông” mà chưa coi trọng yếu tố phát hiện, bồi dưỡng “tài năng trẻ”, những người có khả năng đặc biệt ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Nguồn nhân lực trẻ trong nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học, công nghệ…chưa được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đúng mức.Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do đầu tư cho phát triển KHCN ở nước ta còn thấp, vẫn chỉ ở quy mô nhỏ, tốc độ gia tăng chậm. Các hướng nghiên cứu chưa được định hướng đúng, sự chọn lọc và hướng ưu tiên còn lúng túng; chưa có mối liên kết chặt chẽ trong nghiên cứu triển khai giữa viện, trường và các doanh nghiệp. Cụ thể, đầu tư cho KHCN của nhà nước còn thấp (2% tổng chi ngân sách, khoảng 0,5 - 0,6% GDP), tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp còn ít, chưa đến 0,1% GDP. Hầu hết doanh nghiệp của Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ban đầu phải lo tồn tại trong thương trường, thực sự chưa có điều kiện đầu tư cho KHCN. Các doanh nghiệp lớn, đại bộ phận là doanh nghiệp nhà nước, đầu tư cho lĩnh vực này rất thấp, thậm chí thấp hơn tư nhân. Đầu tư cho KHCN trên đầu người Việt
Nam năm 2007 là khoảng 5 USD, trong khi đó ở Hàn Quốc là khoảng 1000 USD, còn ở Trung Quốc năm 2004 đã là khoảng 20 USD. Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách Nhà nước so với khu vực ngoài Nhà nước cho KHCN của Trung Quốc khoảng 1 : 3, còn VN thì ngược lại khoảng 5 : 1 [94].
Cơ chế và chính sách tài chính hiện hành trong các hoạt động KHCN còn nhiều bất cập, gây khó khăn, dẫn đến một số trường hợp trí thức phải tìm cách đối phó, làm giảm chất lượng của các công trình sáng tạo. Đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN còn dàn trải, thiếu khoa học, không hiệu quả. Nhiều nơi không chấp hành quy định mức đầu tư tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước cho KHCN. Số tiền đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở khu vực đào tạo tiến sĩ ở nước ta như hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước khác. Trong năm 2008, nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học cho toàn bộ 20.649 giảng viên các trường đại học, cao đẳng là 199,7 tỷ đồng, đạt bình quân 9,5 triệu đồng/ người (tương đương 500 USD). Trong khi đó, ở một số trường đại học của các nước như: Trường đại học Thông tin và Truyền thông ICU (Hàn Quốc), con số này là 316.000 USD/ người/ năm; Trường đại học Công nghệ Auklan - Newzeland là 8.000 USD/ người/ năm [83].
Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ KHCN còn thấp kém. Chính vì vậy nhiều nhà khoa học Việt Nam không có bài ở các tạp chí khoa học quốc tế. Khi yếu ngoại ngữ làm sao cập nhật thông tin khoa học trên Internet và báo chí nước ngoài? Kể cả có đọc tốt sách báo chuyên môn bằng tiếng Anh nhưng để viết một công trình hay nói tiếng Anh cho trôi chảy lại rất khó khăn. Nhà khoa học Việt Nam đưa công trình của mình lên diễn đàn quốc tế, hoặc đi dự hội nghị quốc tế cũng hạn chế vì trở ngại về ngoại ngữ.
Nền KHCN nước nhà nhìn chung vẫn chưa có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên thế giới nguyên nhân chủ yếu là do chính sách đãi ngộ, sử dụng và trọng dụng đội ngũ cán bộ KHCN chưa được chú trọng đúng mức. Chính sách đãi ngộ, sử dụng chưa thu hút được nhiều và chưa sử dụng tốt cán bộ trẻ đã được đào tạo có trình độ cao về làm việc tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực. Việc trọng dụng, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các “thủ khoa”, các nhà khoa học
nhiều nơi còn rất hạn chế; có sự lãng phí chất xám và hẫng hụt cán bộ khoa học phổ biến ở nhiều nơi do phần lớn cán bộ có trình độ cao đều đã lớn tuổi hoặc nghỉ hưu, trong khi đó không ít cán bộ khoa học và công nghệ chuyển đi làm việc khác hoặc bỏ nghề.
Sử dụng nhân tài không đúng năng lực và trình độ, ngay cả với những cán bộ đầu ngành. Có những người tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ từ các nước có nền giáo dục hiện đại về nhưng chỉ được giao làm công việc của người phiên dịch. Một thời gian dài trong thời kỳ đổi mới, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ chú trọng đến “vốn tiền”, “vốn tài nguyên” mà chưa coi trọng “vốn người”, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao. Hiện tượng ngại tiếp xúc, đối thoại, không thực sự lắng nghe, thậm chí quy chụp vẫn còn tồn tại ở trong hàng ngũ lãnh đạo. Cơ chế, chính sách, chế độ hiện hành chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, khả năng và nguyện vọng chuyên tâm cống hiến hết mình của các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước. Không ít người có trình độ cao, có học hàm học vị nhưng không thể toàn tâm toàn ý làm khoa học mà vẫn phải lo toan “cơm, áo, gạo, tiền”. Điều kiện làm việc, đời sống của nhiều nhà khoa học thực sự còn rất khó khăn...
Nhiều nhà khoa học chưa được trọng dụng, tin dùng. Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với những đóng góp, cống hiến của họ. Hầu hết các nhà khoa học Việt Nam, Việt kiều ở nước ngoài chưa có điều kiện để có thể đóng góp nhiều hơn nữa đối với sự phát triển nền khoa học nước nhà. Việc khen thưởng, tôn vinh các nhà khoa học Việt Nam nhìn chung còn nhiều hạn chế …
Việt Nam thiếu chiến lược đào tạo, quy hoạch và trọng dụng đội ngũ cán bộ KHCN, chưa có chính sách quy định cụ thể nhằm phát huy tính hợp tác và dân chủ trong đội ngũ các nhà khoa học. Chính sách đãi ngộ tôn vinh đối với các nhà khoa học, kể cả các người có tài năng và trình độ cao, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài còn nhiều bất cập. Nhiều quy định còn lạc hậu, chưa thực sự khuyến khích các nhà khoa học tâm huyết, có trình độ, say mê nghiên cứu, lao động sáng tạo, đóng góp cho đất nước... Nhà nước còn thiếu chính sách đủ mạnh thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giải quyết những vấn đề của đất nước và tạo
điều kiện để trí thức trong nước được giao lưu, hợp tác, làm việc ở các trung tâm KHCN lớn trên thế giới.