Vai trò nguồn nhân lực khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển khoa học công nghệ nói riêng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 27)

hội nói chung, phát triển khoa học công nghệ nói riêng

Con người là vốn quí nhất, sự phát triển kinh tế - xã hội qui tới cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh.Yếu tố con người được đặt vào vị trí trung tâm trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư cho con người, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân tạo ra khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả xã hội, từ đó, nâng cao năng suất lao động. Garry Becker, người Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992, khẳng định „„không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực‟‟[55, tr.21].

Nhân lực không chỉ đơn thuần là một trong những yếu tố sản xuất, mà còn là nguồn lực có khả năng quyết định việc tổ chức, sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực khác, là chủ thể tích cực của tất cả các hoạt động sản xuất và hoạt động thị trường. Nếu thiếu sự hiện diện của trí tuệ và lao động của con người, thì mọi nguồn lực khác đều trở nên vô nghĩa. Sự khẳng định này không chỉ nói lên vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác, mà còn phản ánh một đặc điểm quan trọng của nó, đó là, nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất mà nhờ vào đó, các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước.

Thời đại nào cũng cần đến người tài. Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá kéo dài, do đó việc đào tạo người tài càng trở nên cần thiết vì đó là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng đất nước và công cuộc hội nhập kinh tế thắng lợi.

Thực tế cho thấy Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những quốc gia vốn rất nghèo tài nguyên nhưng lại đạt được trình độ phát triển cao, trong khi đó nhiều nước ở châu Phi tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhưng đã không thành công, hoặc rất ít thành công trong phát triển kinh tế. Phân tích và xem xét nghiêm túc kinh nghiệm của các nước phát triển, có thể thấy rõ rằng các quốc gia phát triển kinh tế thành công đều có đội ngũ lao động có học thức, có trình độ chuyên môn, có kỹ năng làm việc và có tay nghề cao. Yếu tố nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ tri thức và kỹ năng, sẽ giữ vai trò quan trọng đảm bảo cho khả năng phát triển, hội nhập thành công của nền kinh tế.

Hiện nay cạnh tranh thị trường ở các nước phát triển, các nước công nghiệp mới trỗi dậy trên thế giới tập trung vào sản phẩm KHCN, nhất là sản phẩm KHCN cao. Một nhà doanh nghiệp của Nhật Bản đã bình luận vấn đề này rằng: KHCN là thứ động lực cốt rễ trong phát triển kinh tế, ai khống chế được KHCN, thì người ấy sẽ khống chế được kinh tế thế giới. Cuộc chiến về kinh tế ở các quốc gia công nghiệp hóa hiện nay không thể tách rời khỏi cuộc chiến về KHCN. Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận vai trò của khoa học trong sự phát triển của đất nước ngày

nay. Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Nguyễn Đăng Vang nói: „„Trong báo cáo xóa đói giảm nghèo năm 2002, Ngân hàng thế giới đã đánh giá đầu tư một đồng cho khoa học thì thu lời gấp 10 lần so với đầu tư xã hội nói chung‟‟. Nhờ tiến bộ KHCN do chính con người tạo ra mà trong 20 năm đổi mới, Việt Nam mới có những thành tựu như ngày nay. Thông qua các đề tài, chương trình nghiên cứu KHCN trọng điểm cấp nhà nước, đã làm chủ công nghệ tiên tiến về đóng tàu và công nghệ lắp ráp các cần cẩu siêu trường, siêu trọng, giúp ngành đóng tàu nước ta giành được các đơn đặt hàng lớn, trị giá hàng trăm triệu USD, trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế của đất nước và có cơ hội xếp vào top 10 nước trên thế giới. Nhờ có các giống mới, quy trình canh tác mới... đã góp phần đưa nước ta thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, nước ta đã tạora 5 con chíp Intel có giá trị tương đương 3 tấn gạo. Khu công nghệ cao Tân Trúc (Đài Loan) chỉ có khoảng 100.000 người làm việc, sản xuất 2 sản phẩm chính là màn hình tinh thể lỏng và chíp máy tính. Hằng năm, giá trị hàng hóa mà họ tạo ra lên đến 46 tỷ USD (số liệu năm 2004). Bình quân một người tạo ra sản phẩm có giá trị nửa triệu USD. Trong khi đó tại Việt Nam năm 2007, một người ở độ tuổi lao động đóng góp GDP trung bình là 1.500 USD. So sánh như vậy để thấy người lao động trong lĩnh vực KHCN có năng suất lớn gấp nhiều lần so với lao động thông thường. Điều đó cho thấy giá trị kinh tế mà KHCN tạo ra là rất lớn. Trung Quốc cũng đã xây dựng một chủ thuyết mới: “Khoa học phát triển quan” - phát triển đất nước dựa trên thế giới quan khoa học. Và chính vì vậy, Trung Quốc hiện có mọi thành tựu khoa học mà thế giới có, như tên lửa, vũ khí hạt nhân, tàu vũ trụ có người lái, máy bay chiến đấu, máy bay chở khách, tàu sân bay… Hàn Quốc, năm 2007, có 7 nghìn công trình được cấp bằng sáng chế và con số này dự kiến sẽ được nâng lên 10 nghìn vào năm 2012. Chính phủ cũng có kế hoạch tăng mức đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế từ 30% năm 2007 lên 40% trong vòng 5 năm tới.

Chưa nói đến việc có nhiều sản phẩm khoa học mang lại hiệu quả lớn nhưng là hiệu quả gián tiếp hoặc vô hình. Ví dụ thứ nhất, một phần mềm diệt virus máy tính. Hiệu quả kinh tế trực tiếp của nó rất khó nhìn thấy. Nhưng ở một nước có

khoảng 10 triệu máy tính cá nhân, nếu không có phần mềm diệt virus hiệu quả, khi bị virus tấn công trên diện rộng, chi phí sửa chữa một máy có thể tới vài chục đô la. Nhân lên cả xã hội thì tổn thất là rất lớn, chưa kể thiệt hại do cơ sở dữ liệu quản lý của cả xã hội bị phá hủy, trong khi việc bỏ ra vài nghìn đôla để đầu tư nghiên cứu phần mềm diệt virus có thể cứu được cả chục triệu cái máy tính trên, giảm tổn thất cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng. Ví dụ thứ hai, nghiên cứu chế tạo thành công hệ thống xy lanh nâng hạ thủy lực tải trọng lớn (400 tấn) ở công trình thủy điện Sơn La. Hiệu quả nhìn thấy được có thể chỉ là mấy triệu USD tiết kiệm được so với mua của nước ngoài, nhưng hiệu quả vô hình chính là sản phẩm khoa học này đã giúp rút ngắn thời gian thi công nhà máy, phát điện trước thời hạn 2 năm, cung cấp cho đất nước hàng chục tỷ kwh điện, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội hàng tỷ USD. Đó là chưa kể những lợi ích khác như chúng ta làm chủ được công nghệ chế tạo, không phụ thuộc vào nước ngoài, có thể sử dụng cho các công trình khác tiếp theo như thủy điện Lai Châu, tiếp tục mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu hỏi được đặt ra: vậy thì KHCN đóng góp bao nhiêu trong GDP, cho phát triển kinh tế - xã hội? Đây thực sự là vấn đề không dễ trả lời, bởi ngoài khoa học ứng dụng có thể thấy ngay hiệu quả thì đóng góp của khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn đâu có thể “lượng hoá”. Ví dụ như chuyện Việt Nam chặn đứng được dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) sớm nhất thế giới nhờ công của các nhà nghiên cứu siêu vi trùng, dịch tễ học và điều trị. Hoặc các nhà khoa học của Việt Nam đã sản xuất được hầu hết các loại vắc - xin hay sử dụng kỹ thuật ADN để xác định danh tính liệt sỹ…

Lý luận và thực tế đã chứng minh rằng, giá trị gia tăng của KHCN chiếm tỷ trọng rất lớn trong nhịp độ phát triển, và như vậy, nguồn nhân lực KHCN đóng một vai trò vô cùng quan trọng và con người là nhân tố quyết định. Rõ ràng dù có nhập được thiết bị hiện đại nhưng không có con người tương xứng sử dụng thì thiết bị cũng trở nên vô dụng. Nhân lực KHCN là nguồn tài sản lớn nhất tạo nên sự giàu có của mỗi quốc gia. Ngày nay quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế diễn ra một cách nhanh chóng, tài nguyên khoáng sản, đất đai trở nên cạn kiệt, chỉ có tri

thức con người, một nguồn lực ngày càng phát sinh phát triển. Chính nhờ có nhân lực KHCN và hoạtđộng nghiên cứu khoa học mà công nghệ được đổi mới, sản xuất phát triển kéo theo sự phát triển của xã hội. Sự chênh lệch giữa các nước ngày nay chủ yếu do sự chênh lệch của tri thức, của trình độ KHCN đưa lại, muốn rút ngắn khoảng chênh lệch này phải do chính những người thuộc nguồn nhân lực KHCN thực hiện.

Những đóng góp của nguồn nhân lực KHCN trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội được thể hiện rõ nét ở những nội dung sau. Thứ nhất, trong đội ngũ cán bộ KHCN, đặc biệt quan trọng là bộ phận nhân tài, là những tinh hoa của đất nước, họ là lực lượng chủ yếu trong việc xây dựng các luận cứ khoa học, xác định đường lối chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển đất nước. Thứ hai, nguồn nhân lực KHCN đảm nhiệm việc nghiên cứu , khảo nghiệm và ứng dụng các quy trình công nghệ mới, các thiết bị, công cụ mới, các vật liêu, giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất; cải tiến và hệ thống hóa công nghệ truyền thống, nâng cao trình độ công nghệ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tạo ra sự chuyển biến mới về năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, đặc biệt là chất lượng của sản phẩm xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Thứ ba, nguồn nhân lực KHCN là lực lượng xung kích trong việc lựa chọn, tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ công nghệ mới của thế giới vào phát triển các ngành nghề tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế, các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, vật liêu mới, nguồn năng lượng mới. Vai trò cuối cùng, nguồn nhân lực KHCN có đóng góp lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tri thức khoa học, kiến thức và công nghệ sản xuất tiên tiến, thực hiện việc dẫn dắt cho những bộ phận có năng lực và trình độ thấp hơn đi lên, qua đó góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về KHCN và kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng lực hoạt động sản xuất của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Tài nguyên con người KHCN ngày càng trở thành một nhân tố then chốt trong việc xúc tiến và duy trì tầm vóc KHCN của một nước. Trí tuệ và kỹ năng của con người chính là yếu tố không thể thiếu để sáng tạo ra và đưa tiến bộ KHCN vào

cuộc sống, giúp làm ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn và hợp thị hiếu khách hàng. Thông qua nguồn nhân lực, tiến bộ KHCN dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, quy định trình độ phát triển quốc gia.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 27)