Hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 75 - 79)

Hợp tác quốc tế trong KHCN là một yêu cầu tất yếu trong kỉ nguyên kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá.Nhật Bản cũng như các nước đều có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu, phát triển KHCN: thực hiện các nghị định về trao đổi nghiên cứu khoa học, tổ chức các nhóm nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế để giải quyết nhiệm vụ khoa học, mời các cá nhân và đơn vị nghiên cứu nước ngoài tham gia giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trong nước, cử các chuyên gia trong nước tham gia nghiên cứu trong đề án KHCN nước ngoài. Nhờ đó, trình độ nghiên cứu khoa học, tầm nhìn và khả năng cạnh tranh quốc tế của đội ngũ cán bộ KHCN, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn được nâng cao.

Hợp tác khoa học quốc tế cũng được thúc đẩy thông qua sự tham gia của Nhật vào các tổ chức quốc tế, các chương trình trao đổi khoa học nghiên cứu chung. Nhật Bản thực hiện các chương trình trao đổi khoa học song phương và đa phương

với các quốc gia có trình độ khoa học cao hơn, nghiên cứu quốc tế để hợp tác nghiên cứu khoa học cơ bản. Việc sử dụng người nước ngoài trong các lĩnh vực giáo dục đại học, kỹ nghệ (các kỹ sư), thương gia…và việc tiếp thu có chọn lọc tri thức khoa học từ các quốc gia có thế mạnh trên từng lĩnh vực đã giúp lực lượng lao động KHCN Nhật Bản nhanh chóng nắm bắt được các kiến thức hàng đầu thế giới.

Biểu đồ 2.9. Giao lưu cán bộ nghiên cứu trong trường đại học, cơ quan nghiên cứu. Số cán bộ nghiên cứu đến Nhật Bản.

Nguồn: www.mext.go.jp/b_menu/hakusho/html/hpaa200801/08060518/070.htm

Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt về KHCN, quá trình toàn cầu hóa kinh tế cũng tạo ra sức ép và động lực mạnh cho sự hợp tác quốc tế chặt chẽ và rộng lớn hơn. Động cơ chủ yếu thúc đẩy sự liên minh, liên kết quốc tế trong KHCN là việc nghiên cứu và triển khai các thế hệ công nghệ mới ngày càng phức tạp, sâu rộng, đòi hỏi năng lực trí tuệ cũng như các chi phí rất lớn mà một công ty hoặc một nước riêng biệt, thậm chí một số công ty, hoặc một số quốc gia kết hợp lại cũng không tự

người

năm

mình đảm đương nổi. Việc mở rộng hợp tác quốc tế cũng cho phép xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp dựa trên các thế mạnh riêng của mỗi nước, mỗi công ty nhằm đạt tới kết quả và hiệu quả tối ưu trong công tác nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng KHCN.

Biểu đồ 2.10. Số cán bộ nghiên cứu người Nhật đi nước ngoài

Nguồn: www.mext.go.jp/b_menu/hakusho/html/hpaa200801/08060518/070.htm

Trong những năm qua Nhật Bản có xu hướng thiết lập các liên doanh, liên kết quốc tế trong nghiên cứu KHCN, trong các lĩnh vực như thiết bị tin học và viễn thông, giao thông vận tải, nghiên cứu vũ trụ, hải dương và các lĩnh vực công nghệ cao và phức tạp khác. Họ tiến hành việc trao đổi hoặc lưu chuyển nhiều nhà nghiên cứu, kỹ sư, kỹ thuật viên cũng như việc tiến hành ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu chung trong lĩnh vực KHCN. Đặc biệt, để phát triển KHCN, cùng với việc thu hút cán bộ nghiên cứu xuất sắc trong và ngoài nước, Nhật Bản còn thực hiện nhiều chương trình giao lưu, cọ sát giữa các cán bộ nghiên cứu nước mình với nước ngoài dựa trên các tiêu chí quốc tế. Việc giao lưu với các cán bộ nghiên cứu nước ngoài trong các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu ngày càng được mở rộng, thể hiện qua con số người nước ngoài đến Nhật và số lượng người Nhật được cử ra nước ngoài mỗi năm một tăng. Biểu đồ 2.9 và 2.10 cho ta thấy năm 2005 so

Trung Nam Mỹ 655(1,9%)

với 2004, lượng cán bộ nghiên cứu ra vào Nhật Bản tăng khoảng 10%. Còn biểu đồ 2.11 và 2.12 cho ta thấy khu vực mà Nhật Bản giao lưu cán bộ nghiên cứu nhiều nhất là châu Á, châu Âu và bắc Mỹ.

Biểu đồ 2.11.Khu vực trao đổi cán bộ nghiên cứu. Số cán bộ nghiên cứu nước ngoài đến Nhật.

Nguồn: www.mext.go.jp/b_menu/hakusho/html/hpaa200801/08060518/070.htm

Biểu đồ 2.12. Khu vực trao đổi cán bộ nghiên cứu. Số cán bộ nghiên cứu người Nhật đi nước ngoài.

Nguồn: http://www.mext.go.jp/b_menu/hakusho/html/hpaa200801/08060518/070.htm Châu Á 17.091 (48,9%) Châu Âu 8.920 (25,5%) Bắc Mỹ 6112(17,5%) Châu Đại Dương

895(2,6 %) Châu Phi Châu Phi 747(2,1%) Trung Đông 489(1,4%) Khu vực khác 30(0,1%)

Năm 2005, tổng số cán bộ nghiên cứu đến Nhật: 34.939 người

Châu Á 46.128(33,6%) Châu Âu 42.485(31,0%) Bắc Mỹ 38.871(28,3%) Trung Nam Mỹ 1.969(1,4%)

Châu Đại Dương 4.546(3,3 %) Châu Phi 1.639(1,2%) Trung Đông 1.406(1,0%) Khu vực khác 207(0,2%)

Năm 2005, tổng số cán bộ nghiên cứu được cử đi nước ngoài là: 137.251 người

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 75 - 79)