Nâng cao chuẩn giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 92 - 96)

Ở bậc phổ thông

Môi trường của trẻ em hiện nay đã thay đổi nhiều và có nhiều vấn đề mới đang được đặt ra đối với nền giáo dục Việt Nam. Học tập Nhật Bản, một đất nước rất tôn trọng giá trị của các chuẩn mực xã hội truyền thống, giáo dục Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào đạo đức, kỷ luật, ý thức công cộng, đóng góp vì hòa bình và phát triển trong cộng đồng quốc tế. Xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông làm nền tảng văn hóa xã hội tới phát triển hệ thống giáo dục đại học có chất lượng cao, hướng tới mục tiêu đào tạo nhân lực trình độ cao và đào tạo nhân tài cho đất nước.

Giáo dục hướng đến hoàn thiện nhân cách đóng vai trò quan trọng trong phát triển các cá nhân năng động và thân thiện, biết đánh giá tự do và kỷ luật, phấn đấu vì hạnh phúc của mọi người. Bên cạnh nguyên lý giáo dục nguồn nhân lực có năng lực, trình độ, nền giáo dục Việt Nam cần suy nghĩ thêm về nguồn nhân lực giàu tinh thần và đầy sáng tạo.

Ở bậc đại học

- Cần tạo lập xã hội học tập suốt đời. Chúng ta phải tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội, trong đó cần chú trọng đào tạo nhân lực KHCN trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc trước mắt, cần chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời. Cần mở ra nhiều trường đại học chất lượng, tạo cơ hội cho cho tất cả mọi người không kể già trẻ đều có thể tham gia nếu có nguyện vọng và nhu cầu. Phát triển hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập,

thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, tạo nhiều cơ hội khác nhau cho người học. Thực hiện xã hội hoá giáo dục,huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của toàn xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp...để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội.

Riêng về đào tạo nhân lực KHCN, cần đào tạo đội ngũ có cả chuyên môn về kỹ thuật lẫn kinh doanh để làm tốt công tác quản lý và thương mại hóa các sản phẩm KHCN.

- Đối với đội ngũ giảng viên ở các trường đại học nên giảm giờ lên lớp, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đưa nghiên cứu khoa học trở thành quy định bắt buộc, hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy. Giảng viên đại học phải nghiên cứu, tiếp cận với KHCN để luôn được cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ, làm phong phú, sinh động bài giảng.Chính nghiên cứu khoa học giúp các giảng viên có chuyên môn vững vàng và có giờ giảng chất lượng cao. Vì vậy, cần tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí...cho giảng viên cân đối việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Kiểu „„chạy sô‟‟, làm thêm của giảng viên như hiện nay, kể cả các giảng viên có năng lực và nhiệt huyết, cũng tốn quá nhiều thời gian cho việc „„kiếm kế sinh nhai‟‟, còn rất ít thời gian dành cho nghiên cứu khoa học, nghiên cứu nâng cao kiến thức chuyên môn. Đại học là nơi tập trung những thành phần trí thức ưu tú và là cái nôi phát triển và nuôi dưỡng nhân tài. Nhưng điều đáng buồn ở Việt Nam ngày nay là đại học không có sức thu hút nhân tài, vì lương bổng quá thấp, không đủ nuôi sống những người thầy giỏi.Thu nhập của giáo sư đại học không bằng thu nhập của một chuyên viên tài chính mới ra trường, bác sĩ, cử nhân làm việc với công ty nước ngoài, cầu thủ bóng đá...là điều đáng phải suy nghĩ. Muốn phát triển đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng giảng dạy, không thể không giải quyết vấn đề thu nhập và điều kiện sống của giảng viên đại học. Một nhà khoa học không thể nào nghiên cứu trong khi cứ nơm nớp lo nghĩ đến miếng ăn hàng ngày. Cần phải có chính sách

cụ thể khuyến khích các nhà khoa học làm nghiên cứu ứng dụng, qua đó tăng khả năng thu nhập riêng cho họ và cho trường đại học.

Nhật Bản có lẽ là một trong những quốc gia châu Á thành công nhất về giáo dục đại học. Các đại học của Nhật đứng trong hàng ngũ các đại học danh tiếng trên thế giới. Ngày nay các đại học Nhật còn đào tạo rất nhiều nhà khoa học cho các nước châu Á, kể cả Việt Nam. Do đó, tìm hiểu và suy nghiệm quá trình phát triển giáo dục đại học ở Nhật có thể cung cấp cho chúng ta những bài học bổ ích trong đó có bài học đầu tiên là Việt Nam cần trả lương cao cho giảng viên. Mức lương trung bình của giảng viên đại học tại Nhật là 4.112 USD/ tháng [93].

Nhà nước cần cải tiến hệ thống giáo dục với đầu tư trang bị cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục như lập các phòng thí nghiệm, nghiên cứu, trang bị các thiết bị giảng dạy hiện đại… Đồng thời cũng nên có chế độ đãi ngộ thoả đáng, sự quan tâm đúng mức đối với các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên.

- Cần thay đổi chương trình đào ta ̣o hiê ̣n nay , phải chú trọng nhiều hơn về kỹ năng thực hành để sinh viên ra trường có thể hòa nhâ ̣p công viê ̣c mô ̣t cách nhanh nhất. Chính phủ nên có cơ chế, chính sách thoáng cho mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp bằng cách cho phép trường đại học đào tạo cơ bản (còn gọi là đào tạo phần cứng) và các doanh nghiệp gửi nhu cầu đến các trường (đào tạo phần mềm) hoặc các doanh nghiệp có thể ký các hợp đồng sớm với người học. Các trường một mặt tham khảo chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo, một mặt chú trọng “đào tạo phần mềm” nhiều hơn theo các đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Các trường cần theo dõi các dự báo nguồn nhân lực, chủ động tự tìm hiểu và đặt vấn đề với các doanh nghiệp trong việc đào tạo theo nhu cầu của họ. Cần cải cách, đổi mới một số chương trình đào tạo trong khả năng, ví dụ khi “đào tạo phần mềm” thì có thể bổ sung các môn học tự chọn cho sinh viên, kêu gọi các doanh nghiệp có thể đưa thêm một số môn vào và cách tốt nhất là theo đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp. Hợp tác và mời các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến cho các chương trình đào tạo có lẽ là hình thức hiệu quả nhất. Qua việc hợp tác này, các trường sẽ có thông tin về nhu cầu lao động cùng các kỹ năng nghề nghiệp cần

thiết tại doanh nghiệp.Phần thực tập của sinh viên có giáo viên quản lý tại các công ty cũng nên được thực hiện đều đặn hàng năm để tăng được nhiều kỹ năng, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể có kinh nghiệm thực tế và không bỡ ngỡ trong những ngày đầu nhận việc, đội ngũ giáo viên cũng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để giảng dạy hiệu quả. Hoặc sự tham gia các dự án, làm đồ án tốt nghiệp tại doanh nghiệp (On-Site) theo những đề tài thực tế từ doanh nghiệp để trả một phần các kinh phí đào tạo, đồng thời cũng là cơ chế “chọn được người tài”. Thông qua quá trình thực tập tại công ty của mình, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ thực trạng năng lực của sinh viên tốt nghiệp nên có thể tuyển dụng nhân lực cần thiết một cách chính xác hơn, năng lực làm việc của người lao động có thể được khai thác ở mức cao ngay khi vừa được tuyển dụng, thời gian làm quen công việc giảm đi đáng kể. Như vậy việc hợp tác cũng sẽ giúp giảm bớt chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Đã đến lúc chúng ta cần đào tạo ra sinh viênđáp ứng chuẩn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đó là những sinh viên có kiến thức cơ bản, kỹ năng công nghệ, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Chỉ khi có đủ 4 yếu tố đó thì mới có thể rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo đại học và nhu cầu doanh nghiệp.

Nhà nước cũng cần tổ chức những cuô ̣c hô ̣i thảo với những nhà khoa ho ̣c , nhà giáo, doanh nghiê ̣p có tâm huyết để có thể tìm ra những chiến lược đào ta ̣o cho từng ngành nghề, qua đó có thể có những thay đổi cho hợp lý chương trình đào ta ̣o hiê ̣n nay. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều kém hiệu quả như trước đây, hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tri thức, kỹ năng và thái độ của người học. Đồng thời cần có cơ chế và chính sách gắn kết có hiệu quả trường đại học với cơ sở nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu KHCN vào sản xuất kinh doanh.

- Nhà nước cũng nên xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực và quốc tế. Các trường đại học không chỉ là trung tâm đào tạo mà cần phải thực sự trở thành các trung tâm nghiên cứu khoa học. Cần phải xác định rõ, các

trường đại học có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động KHCN của đất nước với những lợi thế cơ bản mà từ trước đến nay ta ít để ý đến. Đó là tài năng, chất xám của đội ngũ cán bộ trình độ cao; thường xuyên có lực lượng hùng hậu: sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học; tạo ra hiệu quả kép là sản phẩm KHCN và sản phẩm đào tạo.

- Hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo là một phương cách hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để phát triển nguồn nhân lực KHCN một cách nhanh nhất và bắt kịp trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới, cần ưu tiên đầu tư cho hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, đây là con đường nhanh nhất giúp nước ta có thể đi tắt đón đầu các thành tựu mới của thế giới.

Nhật Bản hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo đã và đang chứng minh được vai trò của mình trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KHCN của Việt Nam. Hơn bao giờ hết, vấn đề hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực KHCN của Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư toàn diện. Từ năm 2000 đến nay, cùng với việc thực hiện đề án 322 (thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 19/4/2002) cũng như trước nhu cầu thực tế cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế của đất nước. Các chương trình hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam ngày càng được mở rộng về quy mô, số lượng cũng như về cơ cấu ngành nghề, chất lượng được nâng cao. Đây chính là động lực góp phần nâng cao năng lực nội sinh của nước nhà về KHCN phục vụ hội nhập quốc tế. Do đó, trong thời gian tới, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này vừa là yêu cầu, vừa là sự tất yếu đối với chúng ta. Vậy, chúng ta cần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong vấn đề này.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 92 - 96)