Một số chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 81)

Nam

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng và Chính phủ ta rất quý trọng những người trí thức của dân, vì dân”; Người cũng căn dặn: “Kiến thiết cần có nhân tài…nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển thêm nhiều”.

Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà Nước ta luôn chủ trương và đề ra nhiệm vụ nhằm không ngừng xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, đề ra Nghị quyết về đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngay từ khi đất nước còn chiến tranh, trong đó đã chỉ rõ: “Muốn học sinh giỏi vào các trường đại học, phải có kế hoạch phát triển và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 7, lớp 8”. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về Chính sách khoa học và kỹ thuật, khẳng định: “Trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng thực sự về quyền lợi học tập cho mọi người và phổ cập giáo dục cho toàn dân, cần quan tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, những nhân tài của đất nước”…[8].

Đến nay, Nhà Nước đã ban hành nhiều chính sách có tác dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực KHCN. Nhà Nước cũng có chính sách gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài để bồi dưỡng nguồn nhân lực KHCN, cho phép mở trung tâm AIT (Trung tâm của Viện Công nghệ Châu Á) tại Việt Nam, mở trung tâm đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam, hợp tác đầu tư với nước ngoài trong các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.... Trong các hoạt động KHCN, nhà nước đã đổi mới phương thức tuyển dụng nhân lực KHCN theo hướng lưu chuyển linh hoạt nhờ thực hiện tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, chất lượng lao động lấy vào được nâng cao thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trong đó chú ý ưu tiên đối với những người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ và sinh viên tốt nghiệp loại

giỏi, xuất sắc đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; các đơn vị sự nghiệp được quyền chủ động hơn trong tuyển dụng.

Trong công tác quản lý KHCN, nhà nước đã giao quyền tự chủ cao cho tổ chức KHCN, giao trách nhiệm cho người đứng đầu và tập thể lãnh đạo đơn vị đối với tất cả các mặt công tác, để các nhà khoa học tự chủ cao hơn, tự chủ theo cơ chế doanh nghiệp. Cụ thể: thứ nhất, thủ trưởng tổ chức KHCN được quyền quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, ký hợp đồng làm việc, nâng bậc lương (đúng thời hạn, trước thời hạn và vượt 1 bậc khi có thành tích xuất sắc) trong cùng ngạch và quyết định chuyển ngạch viên chức từ ngạch nghiên cứu viên chính và tương đương trở xuống. Thứ hai, mức thu nhập của cán bộ, viên chức không bị giới hạn mức tối đa căn cứ vào hiệu quả công việc, có thể gấp nhiều lần mức lương cơ bản theo quy định của nhà nước, sau đó hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và trích lập các quỹ theo quy định, tiền lương trong hợp đồng làm việc được tính vào chi phí hợp lý trước thuế. Thứ ba, chính thức cho phép bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo của tổ chức KHCN đối với viên chức đã làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có thời gian từ 3 năm trở lên. Thứ tư, cán bộ, viên chức chuyển sang chế độ ký hợp đồng làm việc, không phân biệt người đó trước đây trong biên chế hay ngoài biên chế[12,13].

Các chính sách phát triển KHCN ngày càng được hoàn thiện đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong kế hoạch những nhiệm vụ cụ thể thực hiện từ năm 2008 và những năm tiếp theo, Bộ KHCN cũng đặt mục tiêu xây dựng chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ KHCN nhằm thúc đẩy KHCN nước nhà. Mục tiêu mà Bộ KHCN hướng đến là các chính sách phải mang tính tổng thể, đột phá, tạo cơ chế “thoáng” để nhà khoa học tự chủ, và nêu rõ “Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”. Đồng thời cũng nhấn mạnh đến việc: “Tạo

chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức; đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của trí thức như phát huy tài năng và trọng dụng những trí thức có phẩm chất tốt, có năng lực quản lý, xây dựng chính sách thu hút, tập hợp trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước tích cực tham gia cống hiến, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới... Trọng dụng, tôn vinh những trí thức có đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Nhà nước đã thực hiện các chính sách xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo, nghiên cứu; đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; các chính sách sử dụng và tạo môi trường phát huy vai trò của trí thức; chính sách đãi ngộ, tôn vinh trí thức, lập các giải thưởng quốc gia, phong tặng các chức danh khoa học và các danh hiệu cao quý; thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài…” [3].

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp trước mắt và lâu dài, xác định rõ “Trong những năm trước mắt, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức; xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2020”; “Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo kịp thời thể chế hóa và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ trí thức từ nay đến năm 2020, đồng thời rà soát hệ thống luật pháp và các văn bản liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới phù hợp với Nghị quyết”; “Tiếp tục phát huy dân chủ trong nghiên cứu khoa học. Phát triển thị trường KHCN. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, giáo dục - đào tạo. Có chính sách, chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ nghiên cứu khoa học, nhất là cán bộ đầu ngành, có trình độ cao”...[4].

Luật Công nghệ cao có hiệu lực từ 1/07/2009 với nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cả đối tượng sinh viên nghiên cứu về công nghệ cao, quy định rõ về Chính sách phát triển nhân lực công nghệ cao khẳng định

rõ “Phát triển nhân lực công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia”; “Đào tạo nhân lực công nghệ cao phải gắn với thực tiễn; sử dụng hiệu quả và đãi ngộ thỏa đáng”; “áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật để phát triển nhân lực công nghệ cao”;...

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 81)