2.4.1. Đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển (R&D)
Kinh phí của Nhật Bản dành cho KHCN trong năm tài chính 2008 (từ 1/4/2008 đến 31/3/2009) là 3.570 tỷ Yên (32.45 tỷ USD), chiếm 7,55% của 47.840 tỷ Yên (435 tỷ USD) của toàn bộ chi tiêu quốc gia năm 2008. Trong giai đoạn 2006 – 2010, ngân sách Chính phủ Nhật Bản dự kiến dành 25.000 tỷ Yên (227 tỷ USD) cho KHCN, nhiều hơn so với 21.000 tỷ yên (191 tỷ USD) cho giai đoạn 2001-2005.
Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) thường được lựa chọn làm thước đo hoạt động KHCN. Nhật Bản là nước đạt thành quả cao trong lĩnh vực R&D trong nhiều năm qua, là nước dẫn đầu toàn cầu (chỉ sau Mỹ) trong chi tiêu R&D năm 2007: 139 tỉ USD (Biểu đồ 2.7).
Nhật Bản rất quan tâm đến hoạt động R&D. Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước đã tạo ra bước nhảy vọt về kinh tế, làm cho cả thế giới phải khâm phục. Hiện nay, Nhật Bản vẫn là một nước có vốn đầu tư vào R&D trên GDP lớn nhất thế giới. Tỉ lệ đầu tư cho R&D năm 2006 của Nhật Bản là 3,4% GDP (Biểu đồ 2.8). Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới... đã có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.
Các quốc gia coi đầu tư cho hoạt động R&D là thước đo đầu vào quan trọng nhất của hoạt động đổi mới ở doanh nghiệp. Qua bảng 2.3 ta thấy, các trường đại học thường chú trọng vào việc nghiên cứu cơ bản còn các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào nghiên cứu phát triển và Nhật Bản chủ yếu tập trung dành ngân sách cho nghiên cứu phát triển (62,9%) sau đó đến nghiên cứu ứng dụng, chỉ dành một tỉ lệ nhỏ cho nghiên cứu cơ bản (14,3%).
Bảng 2.3. Tỷ lệ kinh phí năm 2005 cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển (%)
Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu phát triển Đại học và cao học 55,1 35,8 9,1
Viện phi lợi nhuận 20,3 35,8 43,9
Viện nghiên cứu công 24,4 29,6 46,0
Doanh nghiệp 6,3 19,6 74,1
Trung bình 14,3 22,8 62,9
Nguồn: nhantainhanluc.com/vn/401/1628/contents.aspx
Tuy chiến lược nghiên cứu KHCN của các doanh nghiệp có khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều tập trung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng, rồi mới đến nghiên cứu cơ bản. Trong nghiên cứu cơ bản, họ cũng tập trung vào các nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng họ cần nhưng trên thế giới chưa ai làm, hoặc nghiên cứu để chuyển các nghiên cứu cơ bản của thế giới vào trong các sản phẩm của mình. Một cách làm nghiên cứu phát triển phổ biến của các công ty Nhật Bản là dựa trên các thành tựu khoa học đã được kiểm chứng. Họ thường mua các bằng sáng chế phát minh của Mỹ, Đức,… rồi từ đó nghiên cứu chế tạo các sản phẩm, độc quyền chế tạo và bán trên thị trường. Cách đầu tư cho nghiên cứu phát triển này được cho là ít rủi ro và nhiều lợi nhuận. Trong vài thập kỷ qua, các doanh nghiệp Nhật Bản đã thu được khá nhiều lợi nhuận từ hàng ngàn loại sản phẩm đầu tiên xuất hiện trên thị trường như: Máy tính cá nhân, lò vi sóng, camera kỹ thuật số, máy quay video, điên thoại di động,...Các sản phẩm này thể hiện tiến bộ kỹ thuật dưới dạng đổi mới sản phẩm. Khi sản phẩm mới xuất hiện, người tiêu dùng sẽ tuân theo quy luật tối đa hóa giá trị sử dụng và cân nhắc để lựa chọn sản phẩm nào mang lại độ thỏa mãn tối đa cho mình, còn phía doanh nghiệp thì tăng lợi nhuận thông qua đổi mới sản phẩm.
Các công ty lớn thường có mức đầu tư cao cho R&D. Đứng đầu trong chi tiêu R&D có thể kể đến Toyota Motor Corp: 9,4 tỉ USD (đứng thứ 2 sau Pfizer, Inc). Ngân sách cho R&D của các công ty Nhật Bản chiếm tỉ lệ đáng kể, từ 4% - 9% trên doanh thu của các công ty (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. Các công ty có mức chi tiêu R&D toàn cầu hàng đầu thế giới
Nguồn:Global R&D Report, 2007
Công ty Địa điểm
Doanh thu 2005 (Tỷ USD) R&D 2005 (Tỷ USD) R&D/Doanh thu 2005 (%) R&D 2007 (Tỷ USD) 1 Pfizer, Inc. Mỹ 51,4 9,09 18 10,61 2 Microsoft Corp, Mỹ 39,8 7,01 18 8,03
3 Roche Holdings Ltd Thụy Sỹ 28,5 4,34 15 5,11
4 Novartis AG Thụy Sỹ 32,2 4,86 15 5,96 5 GlaxoSmithKline PLC Anh 39,4 5,39 14 6,13 6 Sanofi-Aventis Pháp 35,4 4,79 14 5,85 7 Intel Corp. Mỹ 38,8 5,14 13 5 8 Johnson&Johnson Mỹ 50,5 6,67 13 8
9 Nokia Corp. Phần Lan 42,5 4,53 11 5,17
10 Sony Corp. Nhật Bản 66,0 5,77 9 6,71 11 Matsushita Electric Ind, Nhật Bản 78,6 5,09 6 5,35 12 Siemens AG Đức 100,1 6,35 6 6,70 13 IBM Corp. Mỹ 91,1 5,38 6 5,77 14 Honda Motor Ltd Nhật Bản 87,5 4,57 5 4,94 15 Hitachi Ltd Nhật Bản 83,6 4,02 5 4,45
16 Ford Motor Co. Mỹ 177,2 8 5 7,6
17 Toyota Motor Corp. Nhật Bản 185,8 8,36 4 9,4
18 Volkswagen AG Đức 118,4 4,83 4 5,53
19 DaimlerChryler AG Đức 186,1 6,67 4 7,17
Hoạt động R&D của doanh nghiệp, giá trị tiềm năng của tri thức mới có quan hệ chặt chẽ với với doanh thu - thước đo đầu ra trực tiếp của hoạt động đổi mới. Tiền lương, thưởng phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu tăng thì tiền lương, thưởng mới tăng và thu nhập tăng kích thích người lao động làm việc sáng tạo, hết mình vì doanh nghiệp, dẫn đến doanh thu tăng.
2.4.2. Đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ 2.4.2.1. Cải cách giáo dục - đào tạo