Nhân tố trong nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 33 - 36)

Nhận thức và hiểu biết của công chúng về KHCN tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản phát triển KHCN nói chung và nguồn nhân lực KHCN nói riêng. Nhật Bản rất coi trọng KHCN vì đây là chìa khóa của sự phát triển. KHCN thành công là nhờ có các nỗ lực lâu bền của các nhà nghiên cứu và môi trường ủng hộ. Nhật Bản đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế nhờ vào tiến bộ công nghệ. Do khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản buộc phải sử dụng các thành tựu khoa học để cải thiện cuộc sống.

Nhận thức rõ vai trò KHCN, Nhật Bản đã coi trọng việc phát triển KHCN và công bố rộng rãi Sách trắng KHCN (lần đầu tiên vào năm 1958, lần thứ 2 năm 1962 và mỗi năm một lần kể từ sau năm 1964), trong đó nêu rõ thực trạng, định hướng và chính sách phát triển KHCN của Chính phủ.

Có thể nói, Nhật Bản đã thành công trong việc thực hiện chiến lược nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về KHCN để tạo ra sự ủng hộ lâu dài của công chúng. Hình ảnh Mamoru Mohri - nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Nhật Bản, thực hiện các thí nghiệm vũ trụ ở ngoài tàu con thoi của Mỹ năm 1992 là một ví dụ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân Nhật Bản về KHCN.

Đánh giá từ sự kiện này, bằng cách giới thiệu KHCN một cách có sức thuyết phục như chỉ rõ con người tham gia vào nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực nghiên cứu tiên tiến nhất. Thí nghiệm vũ trụ này được xem như một thí dụ thành công của việc làm cho KHCN trở lên gần gũi hơn với nhiều người Nhật, nhất là đối với thanh niên.

Để tăng cường nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ cho hoat động KHCN và thúc đẩy sự hiểu biết của công chúng về KHCN, Nhật Bản đã tạo điều kiện, cơ hội học tập hơn nữa cho toàn dân. Để nhân dân có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các nhà

khoa học và kỹ sư, Nhật Bản cũng tạo cơ hội cho các công dân bình thường tham quan các trung tâm nghiên cứu, các nhà máy..., nơi các nhà khoa học và kỹ sư đang làm việc và cử các nhà nghiên cứu và các kỹ sư thuyết trình ở các hội nghị. Ví dụ, năm 1993, tổng số khoảng 38.000 người đã tham gia các hoạt động tại 44 viện nghiên cứu ở thành phố khoa học Tsukuba - “kinh đô chất xám” của Nhật Bản [53].

Viện bảo tàng cũng đóng vai trò là trung tâm phổ biến thông tin về những hoạt động liên quan đến KHCN. Để nâng cao nhận thức của công chúng về KHCN và trình độ của nguồn nhân lực, Nhật Bản đã mời các nhà khoa học nổi tiếng đến thuyết trình về các tài liệu KHCN tại các cuộc tranh giải, triển lãm và diễn đàn về robot. Để xóa đi mặc cảm khoa học là cái gì đó xa lạ, khó hiểu, Viện Bảo tàng quốc gia về khoa học đã được xây dựng và mở cửa đón mọi người dân vào tham quan từ tháng 7 năm 2001. Tại đây, mọi người có thể trực tiếp vận hành những công nghệ tiên tiến, trao đổi với các diễn giả là các nhà khoa học nổi tiếng khi nghe thuyết trình đề tài khoa học.

Ngoài ra, Nhật Bản còn đưa ra chương trình Rika-e Initiative nhằm giáo dục về KHCN và nâng cao hiểu biết về KHCN cho công chúng thông qua các tài liệu học tập được số hóa. Các tài liệu học tập đó được phổ biến cho tất cả các trường đại học trên toàn quốc thông qua Internet, được phát triển nhờ những công nghệ tiên tiến như các chương trình mô phỏng và những dữ liệu quan sát khác nhau.

Vấn đề già hóa dân số và tỉ lệ sinh rất thấp làm cho Nhật Bản thiếu nhân lực lao động trầm trọng. Vì thế, Nhật Bản đã sớm nhận thức, áp dụng công nghệ hiện đại, dùng máy móc thay thế lao động. Nhật Bản quán triệt quan điểm: sử dụng được công nghệ chưa đủ mà phải tạo ra được công nghệ mới. Mà nhân lực KHCN chính là nguồn lực tạo ra công nghệ giúp Nhật Bản có vị trí cao trong trường quốc tế, cạnh tranh được với các nước khác và đối phó với xã hội có tỉ lệ người già cao và tỉ lệ sinh thấp như hiện nay (Bảng 2.1 và 2.2).

Bảng 2.1. Dân số Nhật Bản chia theo 03 độ tuổi

Năm

Dân số

Tổng dân số 0~14 tuổi Tỉ lệ (%) 15~64 tuổi Tỉ lệ (%) trên 65tuổi

Tỉ lệ (%) 2005 127,768 17,585 13.8 84,422 66.1 25,761 20.2 2006 127,762 17,436 13.6 83,729 65.5 26,597 20.8 2007 127,694 17,238 13.5 83,010 65 27,446 21.5 2008 127,568 17,023 13.3 82,334 64.5 28,211 22.1 2009 127,395 16,763 13.2 81,644 64.1 28,987 22.8 Nguồn: www.ipss.go.jp/syoushika/tohkei/Popular/Popular2010 Bảng 2.2. Dân số Nhật Bản chia theo nhiều độ tuổi (năm 2007)

Độ tuổi Tổng số Tỉ lệ (%) Độ tuổi Tổng số Tỉ lệ (%) 0~ 4 5,526,853 4.4 50~54 8,712,448 6.9 5~ 9 5,878,132 4.7 55~59 10,185,803 8.1 10~14 5,969,444 4.7 60~64 8,494,341 6.8 15~19 6,499,760 5.2 65~69 7,395,380 5.9 20~24 7,163,194 5.7 70~74 6,611,270 5.3 25~29 8,064,575 6.4 75~79 5,243,517 4.2 30~34 9,552,999 7.6 80~84 3,398,312 2.7 35~39 8,557,455 6.8 85~89 1,842,819 1.5 40~44 7,937,203 6.3 90~94 838,555 0.7 45~49 7,622,033 6.1 95~99 210,764 0.2 Nguồn: www.ipss.go.jp/syoushika/tohkei/Popular/P_Detail2009 2.1.2. Nhân tố quốc tế

Sự tiến bộ của KHCN trên thế giới, đặc biệt sự tiên phong của nước Mỹ trong 50 năm qua với khả năng phát minh và khai thác công nghệ mới nhanh hơn so với bất cứ nước nào khác trên thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và các thành tựu ngoạn mục của Ấn Độ về KHCN đang trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ muốn phát triển làn sóng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra các ngành công nghiệp mới, việc làm mới và nâng cao điều kiện sống. Họ coi đổi mới là một ưu tiên quốc gia và tích luỹ về đầu tư, nhân tài, cơ sở

hạ tầng cần có để cạnh tranh toàn cầu. Trung Quốc có khoảng 400.000 kỹ sư mỗi năm, hy vọng sẽ chiếm vị trí quán quân để trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á.

Không chỉ có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ mà nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã tận dụng có hiệu quả những thành tựu vĩ đại của các làn sóng đổi mới công nghệ nảy sinh trong cuộc cách mạng KHCN hiện đại đang diễn ra hiện nay, đã có những bước tiến nhảy vọt về lượng và chất. Nhờ vậy, bước vào thế kỷ 21, vị thế của các nước này trên bản đồ kinh tế thế giới đã có nhiều cải thiện đáng kể. Ngoài việc xác lập được một chính sách KHCN quốc gia đúng đắn, với quyết tâm đầu tư cao vào công tác R&D, một trong những bí quyết giành thắng lợi của những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao là tầm nhìn chiến lược trong đường lối và chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực KHCN và trọng dụng nhân tài.

Toàn cầu hóa và tác động của nó cũng thúc đẩy Nhật Bản quan tâm đến việc xây dựng một đội ngũ cán bộ KHCN hùng hậu, có đủ năng lực để tiếp thu những kiến thức tiên tiến của thế giới và giải quyết được những vấn đề đặt ra cho nền công nghiệp Nhật Bản trong sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt.

Sự đầu tư dài hạn cho R&D, sự chú trọng đẩy mạnh đổi mới và sáng tạo của đội ngũ nhân lực KHCN là chiến lược ưu tiên của Nhật Bản. Nếu không có những thay đổi này, Nhật Bản sẽ không thể theo kịp với sự cạnh tranh ngày càng mạnh từ phía các nước khác như Trung Quốc, đồng thời ứng phó với tình trạng dân số đang suy giảm và già đi của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 33 - 36)