Doanh nghiệp khoa học công nghệ trong trƣờng đại học

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 69)

Các trường đại học là nơi cung cấp tri thức lớn nhất trong thời đại hiện nay. Ngoài chức năng nghiên cứu và giảng dạy, các trường đại học còn tham gia vào hoạt động thương mại hóa công nghệ để chuyển giao tri thức. Theo truyền thống những hoạt động như vậy thuộc lĩnh vực công nghiệp. Một mô hình thể hiện sự hội

nhập giữa các trường đại học và công nghiệp là các doanh nghiệp KHCN trong trường đại học. Nhiều người cho rằng các doanh nghiệp KHCN trong trường đại học sẽ dẫn dắt ngành công nghiệp cao của Nhật Bản trong thế kỷ 21. Năm 2001 chính phủ Nhật Bản đã xây dựng kế hoạch 3 năm thành lập 1000 doanh nghiệp KHCN trong trường đại học và đã đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy kế hoạch này. Kết quả là số lượng các doanh nghiệp KHCN trong trường đại học ở Nhật Bản đã tăng lên nhanh chóng. Có nhiều lý do giải thích vì sao các doanh nghiệp KHCN trong trường đại học lại cần thiết ở Nhật Bản. Thứ nhất, ở Nhật Bản, trường đại học là nơi cung cấp các công nghệ tiên tiến và hơn một nửa số công trình nghiên cứu cơ bản đuợc tiến hành trong trường đại học. Nhu cầu về những đổi thay mang tính chiến lược thường được đáp ứng bởi hoạt động nghiên cứu và phát triển. Các công ty Nhật Bản tập trung nguồn lực nghiên cứu phát triển cho các mục tiêu ưu tiên, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường thế giới. Để đáp ứng nhu cầu này, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, khi mà các kết quả nghiên cứu phải luôn sẵn sàng đưa ra thị trường. Và như vậy, các nhà nghiên cứu trong trường đại học luôn đóng vai trò quan trọng. Thứ hai, những kết quả nghiên cứu thành tựu về KHCN trong trường đại học cần được thương mại hóa nhanh để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thời gian là yếu tố cạnh tranh vô cùng quan trọng, cho nên chuyển giao công nghệ đòi hỏi thực hiện trong một thời gian ngắn. Thứ ba, vòng đời của một công nghệ thường tương đối dài, rất khó dự báo các công nghệ thế hệ sau. Các công ty hiện tại không thể điều tra được tất cả các khả năng cũng như đánh giá chính xác khả năng của các phòng thí nghiệm, nơi giúp họ thực hiện các dự án trong tương lai. Do vậy người ta hy vọng các doanh nghiệp KHCN trong trường đại học có thể giúp các ngành công nghiệp của Nhật Bản nâng cao được năng lực cạnh tranh trong tương lai thông qua kết quả nghiên cứu ở các trường đại học. Các doanh nghiệp KHCN trong trường đại học là những doanh nghiệp mới được thành lập dưới sự quản lý của một hay nhiều trường đại học. Tại thời điểm thành lập, những doanh nghiệp này nhận được sự hỗ trợ về nguồn nhân lực, công nghệ, vốn của một hay nhiều trường đại học “mẹ ”.

Về công nghệ: doanh nghiệp mới thành lập dựa vào các kết quả nghiên cứu hoặc công nghệ sẵn có của trường.

Về nhân lực: các cán bộ của trường, nhân viên kỹ thuật hoặc sinh viên tham gia tích cực từ khi thành lập công ty.

Về nguồn vốn: các trường đại học hoặc một tổ chức của trường đại học cung cấp vốn ban đầu hoặc đóng vai trò trung gian giữa người đứng ra thành lập với các nhà đầu tư .

Có thể nói sự phát triển của các doanh nghiệp KHCN trong trường đại học ở Nhật Bản là một hiện tượng mới, với các chính sách đổi mới thích hợp sẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của Nhật Bản và sẽ đóng góp nhiều cho nền kinh tế cũng như lĩnh vực công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 69)