Quản lý ‎đề tài và kinh phí nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 71)

Kinh phí của Nhật Bản dành cho KHCN được phân bổ cho các đề án và chương trình KHCN do nhiều Bộ và cơ quan quản lý, trong đó Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) trong năm tài chính 2008 nhận được 2.318,2 tỷ Yên (21,07 tỷ USD, 65%); Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) nhận 512,7 tỷ Yên (4,66 tỷ USD, 14%); Bộ Quốc phòng (MOD) nhận 184,1 tỷ Yên (1,67 tỷ USD, 5%); Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội (MHLW) nhận 136,4 tỷ Yên (1,24 tỷ USD, 4%),….Việc phân bổ này do Bộ Tài chính (MOF) quyết định, dựa trên đánh giá của Hội đồng chính sách KHCN (CSTP) - là tổ chức cố vấn của Hội đồng Chính phủ về các đề án và chương trình KHCN do các Bộ đề xuất. Hàng năm, Hội đồng chính sách KHCN đánh giá các đề xuất này theo các loại S (xuất sắc), A (rất tốt), B (tốt), và C (cần phản biện lại) [18].

Ở Nhật Bản, Nhà nước giao kinh phí KHCN cho các Bộ. Các Bộ lại giao lại một phần lớn kinh phí đã nhận được cho một số tổ chức và viện nghiên cứu thực hiện. Bảng 2.9 cho thấy kinh phí được phân bổ cho một số viện và tổ chức nghiên cứu chủ chốt. Trong số các viện và tổ chức đó thì có một điều rất khác với Việt Nam. Đó là có ba cơ quan không làm nghiên cứu KHCN nhưng chịu trách nhiệm tổ chức, phân bổ và quản lý một số loại đề tài KHCN: Tổ chức Phát triển năng lượng

mới và kỹ thuật công nghiệp (NEDO), Cơ quan khoa học và công nghệ Nhật Bản (JST), và Cơ quan phát triển khoa học Nhật Bản (JSPS).

Bảng 2.9.Kinh phí năm 2008 cho một số viện và tổ chức nghiên cứu chủ chốt ở Nhật Bản

Tên viện hoặc tổ chức FY 2008 tỷ Yên (triệu USD) FY 2007 tỷ Yên (triệu USD) % thay đổi so với FY 2007 Bộ chủ quản Tổ chức phát triển năng lượng mới và kỹ thuật công nghiệp (NEDO) 232,8 (2.116) 216,5 (1.968) +7,5% METI(cơ quan tài trợ)

Viện Khoa học - kỹ thuật cao quốc gia Nhật Bản (AIST)

65,6 (596) 69,7 (634) -5,9% METI

Viện nghiên cứu môi trường quốc gia

10,9 (99) 11,1 (101) -1,9% MOE

Viện quốc gia về khoa học vật liệu (NIMS)

15,87 (144) 16,3 (148) -2,6% MEXT Cơ quan nghiên cứu năng

lượng hạt nhân Nhật Bản (JAEA) 186,2 (1.693) 189,8 (1.725) -1,9% MEXT/ METI Trung tâm khoa học và công

nghệ biển Nhật Bản (JAMSTEC)

38,7 (352) 38 (345) +2% MEXT

Cơ quan khoa học và công nghệ Nhật Bản (JST)

105,3 (953) 104,2 (947) +1,0 MEXT(cơ quan tài trợ Cơ quan phát triển khoa học

Nhật Bản (JSPS)

156 (1.418) 158,7 (1.442) (1.442)

-1,7 MEXT(cơ quan tài trợ) Viện Nghiên cứu vật lý hoá

học Nhật Bản (RIKEN)

90,9 (826) 82,8 (753) +9,8 MEXT

Nguồn: nhantainhanluc.com/vn/401/1628/contents.aspx

Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học chủ yếu Nhật Bản dành cho nghiên cứu khoa học cơ bản, thực hiện bởi các cá nhân, những nhóm nghiên cứu ở các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu, hướng đến sản phẩm chủ yếu là các bài báo công bố trên các tạp chí khoa học. Ví dụ, toàn bộ kinh phí khoa học trong năm tài chính 2005 là 203,8 tỷ Yên thì Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học là 188 tỷ Yên (chiếm 92,25%). Quỹ này được chia làm hai phần do Cơ quan phát triển khoa học Nhật Bản (JSPS), MEXT quản lý. Năm tài chính 2007, quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học do JSPS quản lý là 129,7 tỷ Yên (khoảng 1,18 tỷ USD), do MEXT quản lý là 62,9

tỷ Yên (khoảng 571 triệu USD). Phần do JSPS quản lý lại chia làm hai, gồm quỹ cho các chương trình nghiên cứu khoa học và quỹ khuyến khích nghiên cứu khoa học. Các chương trình nghiên cứu khoa học của JSPS chia làm 4 loại, với kinh phí cỡ vừa và nhỏ, dành cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ các nhà khoa học ở đại học hoặc viện nghiên cứu:

1. Loại S (xuất sắc): Nghiên cứu sáng tạo và mũi nhọn, thời gian 5 năm, kinh phí từ 500 nghìn đến 1 triệu USD/đề tài.

2. Loại A (rất tốt): Nghiên cứu sáng tạo, 2 - 4 năm, kinh phí 200 - 500 nghìn USD/ đề tài.

3. Loại B (tốt): Nghiên cứu sáng tạo, 2 - 4 năm, kinh phí 50 - 200 nghìn USD/ đề tài.

4. Loại C (cần phản biện lại): Nghiên cứu sáng tạo, 2 - 4 năm, kinh phí dưới 50 nghìn USD/ đề tài.

Phần Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học do MEXT quản lý gồm các chương trình, trong đó có các chương trình kinh phí lớn, khoảng từ 1 triệu USD trở lên cho mỗi đề tài mỗi năm:

* Các nghiên cứu được khuyến khích đặc biệt: Thời gian 3 - 5 năm, dành cho các nghiên cứu có khả năng đem lại các kết quả xuất sắc.

* Nghiên cứu trong các lĩnh vực ưu tiên: Là các lĩnh vực đặc biệt có thể tạo ra những hướng cơ bản và mới của khoa học hoặc đóng góp cho kinh tế và xã hội Nhật Bản, thời gian 3 - 6 năm với kinh phí từ 200 nghìn đến 6 triệu USD/ đề tài.

* Nghiên cứu thử nghiệm: Các nghiên cứu dựa trên ý tưởng khởi đầu của sự phát triển một đề tài hoặc một hướng nghiên cứu, thời gian 3 năm trở lại với kinh phí dưới 50 nghìn USD/ đề tài.

* Quỹ tài trợ cho nhà khoa học trẻ: Cho người dưới 37 tuổi, thời gian 2 - 3 năm, gồm loại A với kinh phí từ 5 đến 300 nghìn USD/ đề tài và loại B với kinh phí dưới 5 nghìn USD/ đề tài.

* Quỹ tài trợ cho các mục tiêu đặc biệt: Dành cho các đề tài nghiên cứu quan trọng hoặc đột xuất.

Việc đăng ký, nộp đề cương và tuyển chọn đề tài của Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học được tiến hành hàng năm. Trên trang web của MEXT và JSPS có đăng tải đầy đủ hồ sơ và hướng dẫn đăng ký để cho mọi cá nhân và nhóm nghiên cứu có thể dễ dàng theo dõi. Sau khi hoàn chỉnh các đề cương nghiên cứu, nhà khoa học nộp qua trang Web của MEXT và JSPS. Việc làm qua mạng như thế giúp các nhà khoa học tăng tốc độ, tiện lợi và tiết kiệm công sức, tiền bạc để in và gửi bưu điện một số tài liệu lượng lớn tới cơ quan quản lý để rồi từ cơ quan quản lý đến các thành viên của ủy ban xét tuyển. Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học JSPS thông qua ủy ban xét duyệt gồm khoảng 4700 người được giới thiệu từ các lĩnh vực khoa học thực hiện việc tuyển chọn đề tài. Các tiêu chuẩn chính để tuyển chọn đề tài như: mục tiêu, nội dung và kế hoạch nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu khả thi; kết quả nghiên cứu đã đạt được trong những năm trước khi viết đề cương…luôn được công bố rõ ràng và công khai.

Các đề cương phải nêu rõ danh sách các bài báo tạp chí và hội nghị đã công bố từng năm trong 5 năm gần nhất, để người thẩm định thấy rõ trong các năm đó từng thành viên đã làm nghiên cứu và thu được kết quả gì, công bố ở đâu. Điều quan trọng và đáng chú ý nhất, là nói chung kinh phí chỉ cấp cho những đề tại dựa vào các công việc đã và đang được tiến hành, đã đi được một phần của con đường và kinh phí được cấp để giúp thực hiện tiếp đề tài.

Các đề tài nộp báo cáo vào cuối mỗi năm tài chính, nêu rõ các kết quả đạt được, chủ yếu là danh sách các bài báo đã được công bố và các bằng sáng chế, được khai báo theo những mẫu chặt chẽ để có thể dễ dàng đánh giá giá trị. Với các đề tài nghiên cứu quy mô nhỏ và vừa, nét nổi bật là việc lựa chọn chặt chẽ và khó, nhưng việc đánh giá, nghiệm thu lại khá đơn giản. Với mỗi đề tài lớn, sau hai năm đầu thực hiện đều có kiểm tra, có trình bày báo cáo trước một hội đồng và được xếp hạng. Tùy theo đánh giá đề tài có thể bị giảm hoặc tăng kinh phí, hoặc bị ngừng hẳn. Điều đáng nói nhất là Nhật Bản khá minh bạch trong quản lý, điều hành và thực hiện các đề tài KHCN. Trong những năm gần đây, cả METI và MEXT đều nhấn mạnh đến việc công khai hóa toàn bộ kinh phí cũng như việc điều hành, quản

lý các đề tài nghiên cứu, đặc biệt là công khai toàn bộ các kết quả nghiên cứu (chủ yếu bằng tiếng Nhật) trên các trang web của mình. Nhật Bản cho rằng tiền nghiên cứu lấy từ thuế của nhân dân, nên kết quả cũng phải trả về cho nhân dân bằng cách công bố công khai chứ không bí mật như trước đây. Nhân dân có quyền được biết những cái họ muốn biết. Vì vậy những ai cần đọc chi tiết các kết quả đều có thể trực tiếp tải xuống với sự đồng ý của người quản lý. Nếu Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia của Việt Nam mà tiếp cận, khai thác và tham khảo được các kết quả từ “kho báu” này trước khi bỏ tiền làm các nghiên cứu tương tự thì có thể mang lại hiệu quả về KHCN cao trong tương lai.

Một điều khác biệt rất lớn ở Nhật Bản so với Việt Nam là kinh phí đề tài luôn minh bạch. Tất cả kinh phí đều được sử dụng qua hệ thống tài vụ và người thực hiện không bao giờ động đến tiền mặt. Bộ phận tài vụ của mỗi cơ sở đảm bảo việc chi tiêu theo đúng quy định. Người thực hiện đề tài và người quản lý luôn có thể theo dõi tình hình tài chính của đề tài trong cơ sở dữ liệu qua truy nhập mạng. Cơ quan quản lý được thừa nhận chừng 15% tổng kinh phí đề tài, chi cho nhà cửa, điện nước, liên lạc, công tác quản lý,…

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)