5 Phát triển, ứng dụng khoá học công nghệ và bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 125)

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp

3.3.5 Phát triển, ứng dụng khoá học công nghệ và bảo vệ môi trƣờng

3. 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở THỪA THIÊN HUẾ

3.3.5 Phát triển, ứng dụng khoá học công nghệ và bảo vệ môi trƣờng

- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung đầu tư cải tiến dần công nghệ sản xuất, thay thế dần các thiết bị lạc hậu, đồng bộ hoá công nghệ

trong những ngành có lợi thế của tỉnh như chế biến nông - lâm - hải - sản, chế biến thực phẩm. Thu thập và cung cấp thông tin và công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. Mở rộng hình thức liên kết hợp tác giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học và các trường đại học nhằm đưa khoa học vào thực tế cuộc sống, đón bắt kịp thời đà phát triển của cả nước và trên thế giới.

- Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học và sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình kinh doanh vùng gò đồi, vùng đầm phá nhằm nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi; đồng thời chủ động phát triển vững chắc dịch vụ phần mềm và triển khai một số dự án sản xuất vật liệu mới.

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh được thừa hưởng một di sản văn hóa lớn của cả nước và thế giới và có một tiềm năng du lịch thiên nhiên đặc biệt với những danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Cần có các chính sách bảo vệ di tích, bảo vệ cảnh quan môi trường, chống khai thác bừa bãi làm phá vỡ cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường.

- Đổi mới công tác kế hoạch hoá trong khoa học và công nghệ, đa dạng hoá các mô hình và tổ chức chuyển giao công nghệ nhằm gắn khoa học và công nghệ với sản xuất. Nghiên cứu ứng dụng và triển khai là hướng được ưu tiên để đổi mới công nghệ với cơ cấu nhiều trình độ, vừa tuần tự đi từ thủ công đến cơ giới, vừa đi thẳng vào công nghệ hiện đại ở những lĩnh vực kinh tế đã được lựa chọn. Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản để khoa học công nghệ đóng góp có hiệu quỉa trong việc tham mưu cho tỉnh và các ngành kinh tế có được những quyết định đổi mới công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đảm bảo nền kinh tế có tốc độ phát triển cao đồng thời không lạc hậu trong quá trình phát triển. Theo hướng đó, trong giai đoạn tới khoa học công nghệ tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Đầu tư phát triển khoa chọc và công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá:

+ Coi trọng việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong công nghệ chế biến, công nghệ sản xuất vật liệu mới.

+ Giải quyết căn bản được các vấn đề về giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và có giá trị hàng hoá xuất khẩu cao có lợi thế.

+ Tập trung xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm.

- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh.

lĩnh vực công nghệ, quản trị, kinh doanh, bảo vệ môi trường.

+ Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ, đáp ứng kịp thời công tác nghiên cứu triển khai và điều tra cơ bản.

+ Phát triển cạnh tranh lành mạnh tạo cho cán bộ tạo cho cán bộ khoa học công nghệ có cơ hội tham gia phát triển năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ. Có chính sách thích đáng để thu hút cán bộ khoa học công nghệ và công nhân giỏi kể cả cộng đồng khoa học công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài về hợp tác nghiên cứu tham gia xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

+ Đầu tư thích đáng vào việc khai thác có hiệu quả mạng lưới thông tin KHCN trên cơ sở áp dụng tin học.

+ Đổi mới cách tiếp cận công tác thống kê khoa học công nghệ theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế để làm tốt công tác quản lý Khoa học và công nghệ trong quá trình hội nhập với thế giới và khu vực.

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường:

Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh và nguồn lực hạn chế, thực hiện đổi mới công nghệ của tỉnh cần được áp dụng một cơ cấu thích hợp . Lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, tư tưởng cần quán triệt là sử dụng công nghệ nhiều tầng kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Do đó, chuyển giao công nghệ khuyến khích tranh thủ tối đa việc tiếp nhận công nghệ hiện đại. Kiên quyết ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên, không loại trừ việc nhập thiết bị và công nghệ ở trình độ thấp hơn nhưng xét thấy hiệu quả vẫn đảm bảo. Thông qua đổi mới công nghệ, chuyển từ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô sang chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.

- Liên kết các viện nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, không phân biệt sở hữu.

- Tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ vào các ngành mà thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu mà tỉnh có điều kiện sản xuất và đảm bảo cạnh tranh được.

- Thực hiện và tận dụng triệt để các bộ luật đã được ban hành, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư. Ngân sách tỉnh hỗ trợ và các doanh nghiệp dành một khoản chi cần thiết cho việc mua phát minh, bí quyết công nghệ trong, ngoài nước để thực hiện đổi mới công nghệ.

- Thực hiện và vận dụng Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường. Cần có quy hoạch chung về hệ thống xử lý rác thải công nghiệp và rác sinh hoạt. Khi phê duyệt dự án đầu tư nhất thiết phải đánh giá được tác động của dự án đối với môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.

Và điều đặc biệt quan trọng là Nhà nước cần điều chỉnh lại quy định về tỷ lệ trích khấu hao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng khấu hao, đổi mới máy móc thiết bị.

KẾT LUẬN

Cơ cấu kinh tế theo ngành giữ vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế của một tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thừa Thiên - Huế với nội dung cốt lõi là đẩy mạnh các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng rộng rãi các thành tựu công nghệ hiện đại vào tất cả các khâu, các yếu tố, các ngành, các lĩnh vực có tác dụng đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững đạt hiệu quả cao và hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần tích cực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nền kinh tế.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng cơ cấu ngành trong thời kỳ 1996 - 2006, cơ cấu kinh tế ở Thừa Thiên - Huế đã được chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những kết quả cụ thể sau đây:

(1) - Tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP. (2) - Tỷ trọng các ngành có tiềm năng, thế mạnh như nuôi, trồng thuỷ sản, du lịch được tăng lên trong cơ cấu các nhóm ngành và ngành tương ứng.

(3) - Các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu và thu hút nhiều lao động được chú trọng phát triển.

(4) - Trình độ khoa học - công nghệ trong các ngành sản xuất được dần dần nâng cao.

(5) - Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 6,3% thời kỳ 1996 - 2000 và 9,6 thời kỳ 2001 - 2005.

Nhìn chung, sự biến đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thừa Thiên - Huế còn chậm và chất lượng chưa cao; nghiêng về hướng nội, chưa triệt để theo hướng tăng trưởng hướng vào xuất khẩu; hình thành cơ cấu ngành khai thác nguồn lực còn kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh trên thị trường thấp; chưa tạo được nguồn lực phát triển vững chắc lâu dài. Nguyên nhân của những hạn chế nói trên là do quy hoạch cơ cấu chậm, chưa vững chắc, chú trọng biến đổi về lượng, chưa chú trọng đúng mức biến đổi về chất; phân bổ nguồn lực, lựa chọn ngành chưa tận dụng triệt để yếu tố thị trường; có tư tưởng nóng vội phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn, các ngành thu hút lao động chưa được chú trọng phát triển đúng mức.

Các mục tiêu cơ bản đặt ra cho tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời kỳ tới là: Đạt được tốc độ tăng trưởng 15% thời kỳ 2006 - 2010 và cơ cấu của tỉnh năm 2010: tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP tăng từ 35,9% năm 2005 lên 42,1% năm 2010; 43,5% năm 2015 và 45,1% năm 2020; bên cạnh đó khu vực dịch vụ phát triển mạnh, tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng từ 43,1% năm 2005 lên 45,4% năm 2010; 48,2% năm 2015 và 49,2% năm 2020. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP đến năm 2020 còn 5,7%. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh trong thời gian tới phải quan triệt đầy đủ các quan điểm sau: đảm bảo phát triển nhanh và bền vững; gắn phát triển trước mắt với lâu dài; lấy công nghiệp du lịch, thuỷ sản làm hạt nhân phát triển; đảm bảo công bằng xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, bảo vệ môi trường sinh thái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thừa Thiên - Huế là: (1) Giải pháp về thị trường, là giải pháp quan trọng nhất nhằm mở rộng thị trường, xây dựng một cơ cấu kinh tế “mở” hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới. (2) Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển - xã hội để có định hướng vững chắc trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. (3) Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, phân bổ vốn đầu tư cho các ngành theo hướng khai thác tiềm năng, thu hút lao động và đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. (4) Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. (5) Tận dụng mọi cơ hội để đi thẳng vào công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của các

ngành sản xuất. Các giải pháp đó cần phải thực hiện một cách đồng bộ để tạo sự biến đổi toàn diện cả về lượng và chất của cơ cấu kinh tế Thừa Thiên - Huế.

Kiến nghị:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 125)