4 Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 124)

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp

3. 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở THỪA THIÊN HUẾ

3.3. 4 Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành, các cấp về pháp luật, quản lý và điều hành các lĩnh vực kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật từ các nơi khác đến công tác và làm việc lâu dài ở Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của Thừa Thiên - Huế . Đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội của tỉnh.

Để thực hiện những hợp tác và phối hợp trên, tỉnh cần tiến hành xây dựng chương trình hợp tác cụ thể trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó xác định mục tiêu, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và có tổ chức giám sát thực hiện chương trình hợp tác giữa tỉnh với các tỉnh, ngành ở Trung ương.

Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá.

Để thực hiện những hợp tác và phối hợp trên tỉnh cần tiến hành xây dựng chương trình hợp tác cụ thể trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó xác định mục tiêu, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và có tổ chức giám sát thực hiện

chương trình hợp tác giữa tỉnh với các tỉnh, ngành ở Trung ương.

Thừa Thiên - Huế không thể thiếu được những con người được đào tạo giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt. Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ rất nhanh, do vậy tỉnh phải có kế hoạch đào tạo chặt chẽ, bám sát định hướng phát triển của tỉnh và của cả nước để đào tạo và có kế hoạch sử dụng hợp lý nhất nguồn nhân lực. Cụ thể là:

- Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất luợng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.

- Xây dựng và mở rộng thêm các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy.

- Có chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài nhất là các chuyên gia đầu ngành phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân trong tỉnh. Rà soát lại lực lượng kỹ sư - công nhân kỹ thuật được đào tạo trong các cơ quan nhà nước trong tỉnh để có kế hoạch điều chỉnh, phân công hợp lý, nhằm tăng cường thêm nhân lực cho các cơ sở công nghiệp của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.

- Trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)