2 Ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 117)

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp

3.2.4. 2 Ngành lâm nghiệp

Định hướng:

Định hướng có tính chiến lược lâu dài là bảo vệ nghiêm ngặt vốn rừng hiện có, đồng thời đẩy mạnh trồng mới và chăm sóc, phục hồi rừng nhằm tăng cường chức năng phòng hộ, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, chống sói mòn, điều hoà khí hậu, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái.

- Khai thác gỗ, củi và lâm đặc sản ở mức độ hợp lý, đảm bảo tái sinh rừng. Đóng cửa rừng ở những địa bàn xung yếu.

- Xã hội hoá phát triển lâm nghiệp, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng vốn rừng trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng.

- Hình thành một số vùng rừng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

- Quản lý và bảo vệ tốt vùng rừng sinh thái - vườn quốc gia Bạch Mã, nhằm duy trì tốt sự đa dạng sinh học quý hiếm.

Mục tiêu:

- Khai thác gỗ rừng tự nhiên ổn định sản lượng mỗi năm khoảng 5 ngàn m3 ,

rừng trồng khoảng 20-25 ngàn m3 nguyên liệu.

- Dự kiến trồng mới mỗi năm khoảng 4 - 4,5 ngàn ha. Khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc bảo vệ rừng nhằm phục hồi làm giầu rừng, bình quân mỗi năm tăng 10 ngàn ha. Nâng độ che phủ toàn tỉnh từ tỷ lệ 54% đã đạt được vào năm 2005 lên 64,7% vào năm 2010.

Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển ngành Lâm nghiệp từ nay đến năm 2010 như sau:

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp ở Thừa Thiên Huế thời kỳ 2006-2010

Chỉ tiêu ĐVT 2005 Nhịp độ tăng

(% năm) 2010

1. Giá trị sản lượng (giá cố định

1994) Tỷ đồng 130,0 2,9 150,0

2. Giá trị xuất khẩu 106 USD 1,5 5,9 2,0

3. Trồng rừng - Trồng tập trung - Trồng phân tán Ha/năm Ha/năm 5000,0 3000,0 5000,0 3000,0

4. Chăm sóc, tái sinh rừng Ha/năm 9,0 0,0 9,0

5. Các sản phẩm chủ yếu - Sản lượng gỗ khai thác - Sản lượng củi khai thác - Tre luồng - Nhựa thông 103 m3 103 ster 103 cây Tấn 30,0 240,0 9000,0 1500,0 0,0 3,1 2,1 29,7 30,0 280,0 10000,0 5500,0

Nguồn: Tính toán của tác giả

Giải pháp:

- Khai thác gỗ và lâm sản hàng năm ổn định. Địa bàn khai thác chủ yếu tập trung ở một số huyện như Nam Đông, A Lưới, Phong Điền. Đẩy mạnh phát triển gia công hàng mộc tinh chế, mộc mỹ nghệ, tăng chất lượng giá trị hàng lâm sản.

+ Trồng rừng mới trên toàn bộ đất trống cây bụi, đất trống cỏ, gần dân, thuận lợi đi lại để tạo lập rừng mới. Địa bàn chủ yếu tập trung vào các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Lộc, A Lưới.

+ Trồng rừng trên cát trống, chủ yếu tập trung ở huyện Phong Điền, và một phần ở huyện Quảng Điền, Phú Lộc. Cây trồng chủ yếu là phi lao, tràm.

+ Đẩy mạnh trồng một số cây đặc sản theo hướng nông - lâm kết hợp như thông nhựa ở Phong Điền, Phú Lộc, Hương Trà và quế ở A Lưới và một số vùng phụ cận; trồng cây bản địa ở vùng rừng đặc dụng HảI vân, vùng đêm Bạch Mã.

+ Khoanh nuôi, tái sinh rừng chủ yếu trên đất trống rải rác cây gỗ, tập trung ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc.

+ Kết hợp nhiều nguồn vốn: Vốn các chương trình quốc gia, vốn vay tín dụng, vốn viện trợ nước ngoài, vốn tự có trong dân để đẩy mạnh trồng rừng tập trung và phân tán.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng gò đồi, miền núi, vùng cát nhằm cải thiện môi trường sản xuất và điều kiện sống cho cư dân lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)