1 Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nƣớc

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 27)

Biểu 1.1: Cơ cấu GDP của thành phố Đà Nẵng (Đơn vị: %, giá thực tế)

Thành phố Đà Nẵng

1990 1995 2000 2006

Tổng số 100 100 100 100

+ Công nghiệp - xây dựng 29,9 32,1 40,3 48,2

+ Nông - lâm - ngư nghiệp 14,7 11,2 7,8 5,7

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà nẵng

Biểu 1.2: Cơ cấu GDP của thành phố Hải Phòng (Đơn vị: %, giá thực tế)

Thành phố Hải Phòng

1995 2000 2006

Tổng số 100,0 100,0 100,0

+ Công nghiệp - xây dựng 26,8 34,1 36,58

+ Nông - lâm - thủy sản 20,9 17,8 12,98

+ Dịch vụ 52,3 48,1 50,44

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng

Đặc điểm dễ nhận thấy trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở hai thành phố này là sự giảm sút tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Thành phố Đà Nẵng và Hải Phòng đều chuyển dịch cơ cấu theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.

(1) - Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông.

Trở thành một trung tâm trực thuộc Trung ương từ năm 1997, Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được

chỉnh trang, v.v… Tốc độ tăng GDP bình quân từ năm 2001 đến năm 2006 là 15%

(riêng năm 2005 là 16%). Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 48,2%; ngành dịch vụ 46,1%; ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 5,7%.

Đà Nẵng là thành phố có cơ cấu kinh tế tiến bộ trong vùng, cơ cấu kinh tế

của Đà Nẵng cho thấy địa phương này đã từng bước đi vào khai thác lợi thế của một trung tâm kinh tế của vùng và các vùng phụ cận.

Thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2007, cơ cấu kinh tế thành phố theo GDP có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp (giảm 1,4 điểm % trong giai đoạn 2001 - 2007), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (tăng 5 điểm % giai đoạn 2001 - 2007). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù

hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của cả nước và các thành phố lớn khác.

Đà Nẵng đã thực sự trở thành trung tâm phát triển của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ của cả vùng. Nhiều sản phẩm của Đà Nẵng đã có sức cạnh tranh cao, xứng đáng là đầu mối cho các hoạt động xuất khẩu khu vực miền Trung.

Công nghiệp Đà Nẵng đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 29,9% năm 1990 lên 32,1% năm 1995 và 37,6 năm 1998, đạt 38,9% vào năm 1999, năm 2006 chiếm 48,2%.

Đà Nẵng là một hạt nhân trong phát triển công nghiệp và dịch vụ ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong những năm qua, lĩnh vực công nghiệp của thành phố Đà Nẵng có những bước phát triển khá, thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố cũng như đối với miền Trung, tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy ngành nông nghiệp của thành phố và các tỉnh trong vùng cùng phát triển; tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp của thành phố bình quân giai đoạn 1996-2000 là 14,77% và giai đoạn 2001-2006 giảm so với giai đoạn trước đó, đạt 11,25%. Công nghiệp thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây phát triển theo hướng tập trung vào một số ngành: sản xuất thực phẩm và đồ uống (chiếm 27%), công nghiệp hoá chất, cao su, gỗ, giấy (chiếm 22,2%), công nghiệp dệt may, da, giầy (chiếm 17,9%), công nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (chiếm 16,6%). Nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất công nghiệp chế biến của TP. Đà Nẵng chủ yếu là từ các tỉnh lân cận và các tỉnh vùng Tây Nguyên. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản của thành phố đã bước đầu có những hợp tác với các địa phương khác nhằm khai thác có hiệu quả vùng nguyên liệu và tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung đã bước đầu được hình thành, cơ cấu vật nuôi và cây trồng đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng phục vụ thị trường và tăng nhanh hiệu quả sản xuất. Đà Nẵng kết hợp với một số địa phương trong vùng như Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam tạo thành một vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản mạnh trong khu vực miền Trung.

Hoạt động du lịch phát triển khá nhanh, nhất là trong những năm gần đây. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú. Thành phố Đà Nẵng, kết hợp với Thừa Thiên - Huế, trở thành trung tâm thu hút và trung chuyển khách du lịch ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Cùng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch

sử là lợi thế trong phát triển du lịch của thành phố, Đà Nẵng dần trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Lượng khách du lịch đến với Đà Nẵng ngày càng đông, đạt mức 517.527 lượt người, tăng bình quân hàng năm là 9,5% trong giai đoạn 2001 - 2006. Doanh thu du lịch và các hoạt động dịch vụ khách sạn, nhà hàng đạt cao, doanh thu du lịch năm 2006 đạt 320 tỷ đồng, gấp 1,25 lần so với năm 2000. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2) - Thành phố Hải Phòng

Nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ), gần Hà Nội và Quảng Ninh nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật, v.v.., gần các tỉnh đồng bằng sông Hồng nên thuận lợi trong việc cung cấp các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ và tiếp nhận các nguồn lương thực, thực phẩm, rau quả từ các tỉnh.

Nằm ở vị trí giao lưu khá thuận lợi, có thể dễ dàng đến các nơi trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không, Hải Phòng có thể trở thành địa phương đi đầu của Việt Nam trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực.

Cơ cấu kinh tế ngành của Hải Phòng đã có sự chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng tăng nhanh của ngành công nghiệp và giảm dần của ngành nông - lâm - thủy sản. Do thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp nên tỷ trọng công nghiệp - xây dung trong GDP của địa phương có xu hướng tăng nhanh, từ 26,8% năm 1995 lên 34,1 % năm 2000, 36,6% năm 2006 và khoảng xấp xỉ 38,5% năm 2007. Các lĩnh vực dịch vụ chủ lực gắn với các lợi thế của Hải Phòng như hàng hải, thương mại, du lịch, tài chính, giáo dục, y tế, viễn thông... đang thiếu các điều kiện để phát triển (vốn, trang thiết bị, tổ chức kinh doanh, cơ chế chính sách...) nên ngành dịch vụ giảm dần về tỷ trọng trong GDP, từ 52,3% năm 1995 xuống còn 48,1% năm 2000, nhưng đến năm 2006 lại tăng lên 50,4%. Nông - lâm - thủy sản giảm từ 20,9% năm 1995 xuống còn 17,8% năm 2000 và 13,0% năm 2006. Khu vực phi nông nghiệp tăng khá nhanh, từ 79,1% năm 1995 lên 82,2% năm 2000 và đạt tới 87,0% năm 2006.

Ngành dịch vụ Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2006 tăng trưởng khá nhanh, nhanh hơn tốc độ bình quân của cả nước: Giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng trung bình hàng năm của ngành dịch vụ của thành phố này là 5,5%, thấp hơn tốc độ tăng

trung bình của GDP dịch vụ cả nước (5,7%); giai đoạn 2001-2006, các chỉ tiêu tương ứng là 10,37% và 7,0%, như vậy tốc độ tăng trung bình hàng năm ngành dịch vụ trong GDP của thành phố cao hơn mức tăng chung của GDP dịch vụ cả nước 1,48 lần. Xu thế tốc độ tăng của dịch vụ ngày càng cao, giai đoạn sau đạt tốc độ tăng nhanh hơn giai đoạn trước là một xu thế đúng, cần tiếp tục được phát huy.

Hải Phòng là một trong 5 địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước: Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp Hải Phòng (tính theo giá so sánh năm 1994) năm 2006 đạt 21.581,3 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng GTSX công nghiệp của cả nước. GDP công nghiệp năm 2006 đạt 4.756,6 tỷ đồng, chiếm 3,9% tổng GDP công nghiệp cả nước.

Công nghiệp đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế của thành phố: Tỷ trọng GDP công nghiệp trong tổng GDP toàn thành phố (theo giá thực tế) tăng từ 26,8% năm 1995 lên 34,1% năm 2000 và năm 2006 đạt tới 36,6%. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp tăng dần, năm 2000 chiếm 76,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2001: 80% và năm 2006: 85%.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp rất cao và ổn định, có vai trò quyết định đối với tốc độ tăng trưởng chung của toàn thành phố: GTSX công nghiệp tăng trung bình trên 23%/năm trong giai đoạn 1996-2006, (giai đoạn 2001-2006 tăng 19,9%/năm). Trong 10 địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước, Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng công nghiệp đứng thứ 3 sau Cần Thơ và Bình Dương. GDP công nghiệp - xây dựng của thành phố tăng trung bình 14,17%/năm trong thời kỳ 1996-2006, (giai đoạn 2001-2006 tăng 14,41%/năm). Ngành này đóng góp khoảng 54,9% cho tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thành phố. Nhiều ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng rất cao như: Dệt 28,9% giai đoạn 1996-2006, trong đó 2001-2006 là 27,8%; tương ứng ngành may là 18,1% và 33,4%; hoá chất 26,1% và 22,8%; máy móc thiết bị (sản phẩm) 42,4% và 35,5 10,2%; thực phẩm đồ uống 14,4% và 23,4%; phương tiện vận tải 23,7% và 55,1%. Nhiều sản phẩm công nghiệp tăng rất nhanh như đóng mới - sửa chữa tàu thuỷ, cán thép, cấu kiện thép, thiết bị siêu trường, siêu trọng, xi măng, sản xuất sơn, giầy dép, may mặc, thuỷ sản chế biến... Số lượng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, tăng rất nhanh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 27)