- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp
3.2. 3 Ngành thủy sản
3.2.3.1 - ĐịnhPhương hướng:
Chiến lược chung đối với ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế là đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trên cơ sở khai thác tổng hợp vùng ven biển dựa trên lợi thế về biển nước mặn, đầm phá nước lợ và sông đầm nước ngọt; kết hợp đảm bảo tính đa dạng, khả năng duy trì và tái tạo nguồn lợi thủy hải sản và môi trường sống ven biển.
- Xác định nuôi trồng thủy sản mà trọng tâm là nuôi tôm sú là hướng chủ lực phát triển nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, cụ thể:
+ Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên các bãi triều ven đầm phá, phát triển trong giới hạn đảm bảo cân bằng sinh thái; chuyển nhanh một số diện tích và đất ruộng nhiễm mặn đất cát vùng ven biển sang nuôi trồng thủy sản; sử dụng một số diện tích ở gần cửa sông, eo, vịnh để nuôi các đối tượng tôm, hùm, ngọc trai, cá biển xuất khẩu.
+ Đầu tư nâng cấp diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có chuyển phương thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, thâm canh đạt diện tích 2600 ha vào năm 2010.
+ Phát triển rong câu chỉ vàng theo phương thức bán thâm canh với diện tích khoảng từ 600 - 700 ha để đa dạng hóa sản phẩm, giải quyết khâu chế biến đáp ứng tốt hơn nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
- Đẩy mạnh phát triển nghề đánh bắt khơi xa ở độ sâu 50m trở lên của vịnh Bắc Bộ nới có nhiều rạng và bũi bùn cát. Chuyển đổi cơ cấu nghề theo hướng đẩy
mạnh phát triển các nghề câu khơi, rê khơi, vây… khai thác các loại hải sản có giá
trị cao như cá thu, cá ngừ đại dương, mực nang, mực ống… nhằm tăng tỷ lệ sản
phẩm xuất khẩu.
- Phát triển đội tàu công suất lớn từ 90 - 200 CV, có chức năng đa dạng như
máy dò cá, máy định vị, bảo quản đông lạnh hoặc sơ chế hải sản, đảm bảo có thể đi biển dài ngày nhằm tăng sản lượng và chất lượng hải sản đánh bắt.
- Ổn định sản lượng khai thác sông đầm ở mức khoảng 2,5 ngàn tấn/năm nhằm bảo vệ và duy trì nguồn lợi thủy sản ven bờ và thủy sản nước lợ, nước ngọt.
- Đẩy mạnh dịch vụ hậu cần nghề cá. Hoàn thành xây dựng cảng cá, bến cá Thuận An, Tư Hiền và một số làng cá ven biển. Mở rộng các loại hình dịch vụ bổ trợ phát triển nghề cá như cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền, cung cấp vật tư thiết bị, sản xuất thức an cho nuôi trồng thủy sản, cung cấp giống, phòng chống, phòng dịch bệnh, dịch vụ tư vấn và đào tạo kỹ thuật cho lao động vùng ven biển về các nghề như khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản, tạo sự phát triển đồng bộ.
- Tăng cường công suất chế biến, đổi mới thiết bị và hiện đại hóa công nghệ chế biến thủy, hải sản nhằm tăng số lượng, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
3.2.3.2 - Mục tiêu:
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá trị sản xuất ngành thủy sản là 7-8% thời kỳ 2006 - 2010 và 8-9% thời kỳ 2011 - 2020.
Dự kiến tổng sản lượng thủy hải sản đến năm 2010 đạt khoảng 39 nghìn tấn, trong đó khai thác biển khoảng 23 - 25 nghìn tấn, khai thác sông đầm 3 - 3,5 nghìn tấn và sản lượng nuôi trồng khoảng 6,5 - 9 nghìn tấn và năm 2020 tổng sản lượng đạt khoảng 80 nghìn tấn (gấp 2 lần so với năm 2010).
Tăng diện tích nuôi tôm trên cát ven biển chủ yếu là dựa vào phía ngoài vành đai đường quốc phòng ven biển sau khi hoàn thành, đồng thời từng bước xây dựng các khu nuôi tôm tập trung trên cát đã được phê duyệt (chủ yếu là Phong Điền). Đến năm 2010 có thể phát triển 300 - 400 ha và đến năm 2020 đạt 500 - 700 ha.
Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản lên khoảng 20 - 25 triệu USD vào năm 2010 và 50 - 60 triệu USD sau năm 2020.
Định canh 50% số hộ sống trên sông nước, đầm phá vào năm 2010 và đến năm 2020 chấm dứt tình trạng du canh du cư trên đầm phá.
Phấn đấu đưa sản lượng khai thác sông đầm ở mức khoảng 2,5 nghìn tấn/năm nhằm bảo vệ và duy trì nguồn lợi thủy sản ven bờ và thủy sản nước lợ, ngọt.
Dự kiến đến năm 2010, có thể mở rộng diện tích nuôi nước mặn, lợ lên khoảng 4000 - 4500 ha, trong đó có khoảng 300 - 400 ha nuôi trên cát và đến năm
2020 phát triển thêm 500 - 700 ha nuôi trên cát.
Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế đến năm 2010 như sau:
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản ở Thừa Thiên – Huế thời kỳ 2006 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2005 Nhịp độ tăng
(%) 2010
1. Giá trị sản lượng(giá cố định
năm 1994) Tỷ đồng 300,0 8,4 450,0
2. Giá trị xuất khẩu 106 USD 35,0 11,4 60,0
3. Tổng sản lượng thuỷ hải sản 103 tấn 27,0 6,8 37,5
- Sản lượng khai thác 103 tấn 24,0 6,3 32,5 + Biển 103 tấn 21,5 6,9 30,0 + Sông đầm 103 tấn 2,5 0,0 2,5 - Sản lượng nuôi trồng 103 tấn 3,0 10,8 5,0 4. Tổng diện tích nuôi trồng ha 3500,0 7,4 5000,0 + Nuôi nước ngọt ha 2500,0 9,9 4000,0 + Nuôi nước lợ ha 1000,0 0,0 1000,0
Nguồn: Tính toán của tác giả
3.2.3.3 - Giải pháp:
Quy hoạch các khu vực phát triển nuôi tôm, thuỷ sản nước lợ vùng đầm phá, ven biển; đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi dẫn và thoát nước cho các cánh đồng nuôi trồng, tạo điều kiện từng bước chuyên đổi từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh công nghiệp; từ nuôi ở vùng hạ chiều sang nuôi cao triều với tỷ suất đầu tư lớn nhưng năng suất cao.
Quy hoạch phát triển khu vực sản xuất giống tập trung ngoài hai trung tâm giống nước lợ và nước ngọt hiện có. Phát triển sản xuất giống thương phẩm, thức ăn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến sản xuất giống tôm, cá, thuỷ sản sạch bệnh, giá thành thấp, tăng chất lượng thức ăn, di nhập các giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu. Xây dựng trại giống cấp I mặn, ngọt; hệ thống kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh.
Khuyến khích phát triển nuôi trồng theo hộ gia đình và hình thức trang trại. Xây dựng hệ thống khuyến ngư, tăng cường đào tạo lao động kỹ thuật nghề cá, hướng dẫn kỹ thuật và cách sử dụng trang thiết bị, chuyển giao công nghệ đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản cho ngư dân.
Tăng cường phát triển các dịch vụ hậu cần nghề cá; hình thành các khu hậu cần nghề cá, quy hoạch hệ thống chợ cá tạo điều kiện để phân loại, thu mua, bảo quản các nguyên liệu thuỷ sản.
Có chính sách ưu tiên về vốn đầu tư cho đóng tàu công suất lớn, trang bị hiện đại khai thác xa bờ. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết, phối hợp giữa khâu đánh bắt, thu mua, bảo quản nguyên liệu với chế biến xuất khẩu, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, giảm hư hỏng, thất thoát và đảm bảo chất lượng sản phẩm.