- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp
3.2. 2 Nhóm ngành dịch vụ
3.2.2.1 - ĐịnhPhương hướng
- Củng cố vị trí một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lịch sử và văn hóa, quảng bá mạnh thương hiệu du lịch Huế trên các thị trường tiềm năng. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch - dịch vụ để sau năm 2010, dịch vụ - du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Hình thành và phát triển các trung tâm dịch vụ thương mại, các chi nhánh của các công ty, các kho phát hàng bán buôn, các trung tâm dịch vụ thông tin, tư
vấn kỹ thuật, thị trường, dịch vụ tài chính ngân hàng…, gắn với các trung tâm hành
chính, văn hóa, đáp ứng nhu vầu phát triển của cả tỉnh. Xây dựng mạng lưới chợ ở khu vực nông thôn đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hóa trong vùng và trong tỉnh.
- Phát triển bền vững ngành du lịch nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, về văn hóa, xã hội và về môi trường, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Về kinh tế, tăng dần tỷ trọng đóng góp của du lịch trong GDP. Về văn hóa, xã hội, phát triển du lịch cần gắn chặt với việc tôn tạo bảo vệ các di sản văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc của văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, tạo ra nhiều việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Về môi trường, phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước, không khí và ngăn chặn việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế của địa phương phù hợp với lộ trình các cam kết hội nhập của quốc gia. Có chiến lược cạnh tranh cho các hàng hóa của tỉnh khi hội nhập đầy đủ vào AFTA. Sắp xếp lại cơ cấu sản xuất, bảo hộ hợp lý cho các doanh nghiệp trong tỉnh đồng thời tận dụng hội nhập và cạnh tranh quốc tế để làm đòn bẩy thúc đẩy các doanh nghiệp vươn lên đứng vững và phát triển.
Tiếp tục đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ các ngành bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính, ngân hàng, bãi biển, tư vấn về kiến trúc và quy hoạch, dịch vụ cảng biển, sân bay, sữa chữa và chuyển giao công nghệ. Đây là những dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
3.2.2.2 - Mục tiêu cụ thể
Ưu tiên phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ với chất lượng cao, nhất là dịch vụ du lịch, thông tin, khoa học công nghệ, tư vấn pháp lý, tài chính ngân hàng, vận tải biển, dịch vụ y tế, giáo dục tạo tiền đề vật chất cho bước chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế trong giai đọan sau. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP ngành dịch vụ trong cả giai đoạn 2006 - 2010 là 14 -15% và sau 2010 khoảng 11- 13%; tỷ trọng của khối ngành dịch vụ trong GDP toàn tỉnh trong trong cả giai đoạn 2010 đạt khoảng 45% và năm 2020 là 49%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân 14 -15%/năm, doanh thu du lịch tăng trên 30%/năm thời kỳ 2006 - 2010 và khoảng 20%/năm, vận tải hành khách 5 - 8%/năm.
Tăng giá trị xuất khẩu trên cơ sở bán các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu
địa phương và các mặt hàng truyền thống của tỉnh, chú trọng xuất khẩu tại chỗ. Giá trị hàng xuất khẩu năm 2010 đạt 300 triệu USD.
Đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động xã hội, đời sống sinh hoạt của dân cư. Quan