Sản xuất giường tủ, bàn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 59)

ghế 19136 3,52 20907 1,60 44182 1,95 1,02 1,13 -1,92 0,35

Tổng số 542961 1307188 2261898

Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên - Huế năm 2006 (*): Tính toán của tác giả (giá so sánh 1994).

Trong thời kỳ 1995 - 2006, cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến Thừa Thiên - Huế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, sản xuất giấy và sản xuất sản phẩm bằng giấy, sản xuất trang phục bằng da, giả da. Một số ngành được coi là thế mạnh của Thừa Thiên - Huế như sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất sản

phẩm dệt, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, sản xuất giường, tủ, bàn ghế… có tỷ

trọng giá trị sản xuất trong cơ cấu ngành giảm xuống, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong suốt thời kỳ. Sự chuyển dịch đó phù hợp với xu hướng đa dạng hóa ngành nghề và đa dạng hoá sản phẩm. Một số ngành sản xuất kém hiệu quả,

không có điều kiện thuận lợi để phát triển có tỷ trọng giảm sút hoặc ngừng sản xuất như sản xuất thuốc lá, thuốc lào, sản xuất máy móc, thiết bị. Bên cạnh đó, đã hình thành một số ngành sản xuất với công nghệ cao như sản xuất dụng cụ y tế chính xác, thuốc chữa bệnh. Ngành sản xuất radio, ti vi, thiết bị truyền thông suy giảm nhanh trong thời gian qua, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi trong nhanh từ năm 2004.

Từ sự phân tích trên đây, chúng tôi rút ra một số nhận xét khái quát sau đây:

- Công nghiệp Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng nhanh ở hầu hết các ngành, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp chủ yếu, tạo ra hơn 95% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh và giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh trong suốt thời kỳ (tăng 4,17 lần thời kỳ 1995 - 2006).

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng đa dạng hoá sản phẩm , trong đó các ngành có thế mạnh của Thừa Thiên - Huế như sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất sản

phẩm dệt, sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại… vẫn giữ vai trò quan trọng

trong cơ cấu và có tốc độ tăng trưởng nhanh.

- Trong quá trình phát triển đã hình thành một số ngành công nghiệp mới như sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy, xuất bản, in và sao bản ghi, sản xuất dụng cụ y tế chính xác, sản xuất radio, ti vi, thiết bị truyền thông, khai thác quặng

kim loại… Đây là những ngành có trình độ công nghệ cao và có tốc độ phát triển

khá nhanh.

Nhìn chung, nhiều ngành công nghiệp của Thừa Thiên - Huế đang trong quá trình hình thành và phát triển, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng quy mô còn hết sức nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Điều đó đòi hỏi cần phải có chính sách đầu tư và giải pháp tích cực để phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hợp lý, phù hợp với tiềm năng và xu hướng phát triển của ngành trên địa bàn Thừa Thiên - Huế.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)