3 Phương hướng và giải pháp phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 108)

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp

3.2.2.3 Phương hướng và giải pháp phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu

căn cứ cách mạng.

Tạo nhiều việc làm cho dân cư đô thị, góp phần thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu phát triển nhóm ngành dịch vụ ở Thừa Thiên – Huế thời kỳ 2006 - 2010 Chỉ tiêu GDP năm 2005 (tỷ đồng) Tăng trƣởng bình quân (% năm) Năm 2010 GDP (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 1461,1 9,5 2146,9 100 a. Dịch vụ vận tải bưu điện 170,0 14,0 327,3 15,25 b. Thương nghiệp 485,0 6,5 664,5 30,95 c. Khách sạn nhà hàng 182,4 16,5 391,4 18,23 d. Các dịch vụ khác 623,7 4,5 763,7 35,57

Nguồn: Tính toán của tác giả

3.2.2.3 - Phương hướng và gii pháp phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu yếu

* Đối với ngành du lịch

+ ĐịnhPhương hướng:

- Tăng cường khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên nhân văn và tự nhiên phục vụ du lịch, tiếp tục phát triển loại hình du lịch văn hóa hiện đang là thế mạnh của tỉnh dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa truyền thống Huế. Hình thành chiến lược sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng thế mạnh của Thừa Thiên - Huế.

- Thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành, coi trọng cả lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa.

- Hình thành chiến lược tiếp thị và xúc tiến phát triển du lịch tạo lập được hình ảnh của Huế - điếm đến không thể thiếu được của du lịch Việt Nam tại các thị trường mục tiêu và tiềm năng.

+ Mục tiêucụ thể:

- Mục tiêu của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế trong những năm tới là: đến

Formatted: Centered

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Indent: First line: 0.5"

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands), Condensed by 0.2 pt

năm 2010, thu hút 2- 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó, khách quốc tế 1 triệu lượt; đạt tốc độ tăng trưởng về số lượng khách trên 16 - 17%; tăng doanh thu du lịch 23 - 24% trong giai đoạn 2006 - 2010; giai đoạn 2011 - 2020, tăng trưởng về số lượng khách du lịch đạt 15 - 20%.

+ Giải pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, xây dựng chiến lược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch theo nhu cầu thị trường.

- Hình thành chiến lược sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng thế mạnh của tỉnh, chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nghi dưỡng, dịch vụ cao cấp sân golf,

casino…

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; phát triển các sơ sở dịch vụ thể thao hàng hải, hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, sản xuất và bán hàng lưu niệm; gắn du lịch với phát triển làng nghề, khai thác lợi thế các vùng sinh thái, lễ hội dân gian.

Hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng. Xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Huế, giữ gìn nếp sống văn hóa của người dân cố đô gắn với bảo vệ môi trường thiên thiên và môi trường văn hóa, an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Tổ chức khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch có tính đến các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch bền vững. Gắn nhiệm vụ mở mang du lịch với phát triển văn hóa, thể thao, đối ngoại, quốc phòng, an ninh.

Gắn đổi mới hoạt động du lịch với nâng cao chất lượng các dịch vụ hàng

không, hàng hải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, hải quan,… Trong

giai đoạn 2006 - 2010 Thừa Thiên - Huế sẽ đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn

về kiến trúc và quy hoạch… Trong những năm tiếp theo 2011 - 2020, cùng với việc

đầu tư cải tạo và nâng cấp cảng Thuận An, sớm nâng cấp, mở rộng sân bay Phú Bài thành sân bay quốc tế, xây dựng cảng nước sâu Chân Mây gắn với phát triển đồng bộ các dịch vụ cảng biển, sân bay, thông tin, liên lạc, bưu điện, dịch vụ sửa chữa, chuyển giao công nghệ.

Đẩy mạnh việc xây dựng, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất ngành du lịch:

nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…; nghiên cứu đầu tư khách sạn chất

lượng cao; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch.

Hoàn thành xây dựng giai đoạn I dự án thành phố Festival - Huế. Nâng cao chất lượng các hoạt động trong Festival, chú trọng các hoạt động văn hóa cộng đồng và tính chuyên nghiệp trong tổ chức để hình thành các Festival có quy mô lớn, dài ngày; thúc đẩy, mở rộng giao lưu hợp tác văn hóa và kinh tế với các địa phương trong cả nước và các dân tộc trên thế giới.

Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu du lịch quốc gia Bạch Mã - Cảnh Dương - Lăng Cô - Hải Vân; hình thành khu du lịch tổng hợp vui chơi giải

trí, thể thao biển Cảnh Dương- Hải Vân - Đảo Sơn Trà… Phát triển du lịch sân golf

Tây Nam Huế; phát triển các cụm, điểm du lịch sinh thái và đầm phá nước lợ Tam

Giang - Côn Hải, du lịch làng nghề… Liên kết các địa phương trong vùng khai thác

tuyến du lịch “con đường di sản miền Trung”, gắn du lịch đường Hồ Chí Minh với các tuyến du lịch hành lang Đông - Tây, khai thác tiềm năng du lịch ở A Lưới - Nam Đông.

Hình thành các chiến lược tiếp thị và xúc tiến phát triển du lịch với quy mô lớn hơn và hiệu quả cao hơn. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, hợp tác tích cực với hệ thống truyền thông trong nước và quốc tế. Mở văn phòng đại diện ở các thị trường tiềm năng, phát triển hoạt động lữ hành quốc tế.

Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch. Chú trọng và đào tạo các nhà quản lý, lãnh đạo chiến lược trong kinh doanh, đội ngũ hướng dẫn viên có chuyên môn, và đội ngũ nhân viên phục vụ có tính chuyên nghiệp cao.

Hoàn thành dự án trường du lịch Huế. Xây dựng Huế trở thành trung tâm đào tạo về du lịch cho khu vự và quốc gia.

Hoàn thành sớm việc lập các Quy hoạch chi tiết phát triển các cụm du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của quốc gia:

+ Cụm du lịch Cố đô Huế và phụ cận với bán kính 15km tính từ trung tâm. Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới và sẽ được xây dựng thành thành phố Festival sẽ là hạt nhân du lịch quan trọng của Thừa Thiên - Huế và khu vực miên Trung.

+ Cụm du lịch Bạch Mã - Lăng Cô - Cảnh Dương - Hải Vân sẽ xây dựng thành các trung tâm du lịch tổng hợp chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế,

+ Cụm du lịch A Lưới gắn với đường Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Lào.

* Đối với ngành thƣơng mại

+ ĐịnhPhương hướng:

- Từng bước hình thành các trung tâm thương mại: Chợ Đông Ba thành phố Huế, trugn tâm thương mại Thuận An, Bình Điền, Phú Bài, Tứ Hạ, Lăng Cô, A Lưới. Đây là các cụm kinh doanh đa ngành, có mức độ lưu thông hàng hóa lớn, văn minh thương mại cao, là địa điểm phát luồng hàng hóa đi các địa phương, là nơi giao dịch và xúc tiến hoạt động thương mại giữa tỉnh với các địa phương khác trong cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mục tiêu:

- Tăng trưởng xuất khẩu đạt 25 - 30%/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 150 triệu USD.

- GDP thương mại năm 2010 đạt 700 - 750 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35 - 40% trong nhóm ngành dịch vụ.

+ Giải pháp:

Hình thành và củng cố hệ thống chợ bao gồm chợ xã, chợ thị tứ, chợ huyện, chợ thành phố. Đảm bảo mỗi xã có 1 chợ, 4 - 6 xã có 1 chợ thị tứ, mỗi huyện có 1 chợ huyện kiên cố và đủ lớn. Ưu tiên phát triển chợ ở các khu vực Trung tâm cụm xã thuộc hai huyện Nam Đông, A Lưới, trung tâm tiểu vùng các xã vùng gò đồi, đầm phá, ven biển gắn với yêu cầu giao lưu văn hóa của đồng bào dân tộc.

Bên cạnh hệ thống chợ, nhanh chóng hình thành các trung tâm thương mại. Đó là các cụm kinh doanh đa ngành, có mức độ lưu thông hàng hóa lớn, văn minh thương mại cao, là địa điểm phát luồng hàng hóa đi các địa phương, là nới giao dịch và xúc tiến các hoạt động thương mại giữa tỉnh với các địa phương khác trong cả nước.

Xây dựng các siêu thị có quy mô vừa ở thành phố Huế. Đây sẽ là trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại và có trình độ văn minh thương mại cao. Hàng hóa, dịch vụ ở siêu thị có chất lượng cao, các phương tiện kinh doanh được công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ nay đến năm 2010 đầu tư xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm tại thành phố Huế. Đây là trung tâm dịch vụ đa chức năng, phục vụ cho cả hai loại đối tượng: khách quốc tế có thu nhập cao và khách nội địa có sức mua bình thường. Đây là nơi tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề có quy mô khá lớn, là trung tâm giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế về thương mại và đầu tư.

Formatted: Indent: First line: 0.5"

Cùng với việc hình thành đô thị Chân Mây, tiến hành xây dựng khu thương mại quốc tế Chân Mây. Tại đây sẽ có trung tâm thông tin quốc tế cùng hệ thống

hỗn hợp nhiều ngành nghề trong đó có thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng…

với trình độ văn minh thương mại cao.

Xây dựng khu thương mại cửa khẩu A Lưới - Tù Muội. Đây là trung tâm giao dịch ngoại thương và xúc tiến các hoạt động thương mại giữa Thừa Thiên - Huế với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, khai thác trục hành lang Đông - Tây.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 108)