2. 1 NHỮNG LỢI THẾ, BẤT LỢI THẾ CỦA THỪA THIÊN HUẾ VÀ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
2.1.2. 1 Tiềm năng khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên - Huế rất phong phú và đa dạng, có khả năng khai thác để phát triển sản xuất công nghiệp. Theo các tài liệu điều tra sơ bộ, tỉnh này đã phát hiện 117 mỏ và điểm quặng, với 25 loại hình khoáng sản thuộc 4 nhóm chính, trong đó có các loại chủ yếu như đá vôi, ti tan, đá granit, cao lanh, than bùn, sét, nước khoáng...
(1) - Nhóm khoáng sản nhiên liệu:
Khoáng sản thuộc nhóm này chủ yếu là than bùn, phân bố ở các huyện Phong Điền, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc. Nhưng chủ yếu ở huyện Phong Điền. Theo kết quả điều tra và khảo sát, trữ lượng than bùn được đánh giá sơ bộ là 1,6 triệu tấn, chất lượng khá tốt, tuy nhiên hiện tại mới chỉ đang được khai thác dùng làm phân bón. Đây là nguyên liệu có hàm lượng mùn rất cao, ngoài làm phân bón, than mùn có thể chiết suất ra các loại axit humic phục vụ cho công nghiệp hoá học, sinh học...
(2) - Nhóm khoáng sản kim loại:
Quặng sắt, chủ yếu là quặng manhêtit và limônít trữ lượng khoảng 3 triệu
m3. Các loại quặng này có thể khai thác sử dụng làm chất phụ trợ trong công
nghiệp xi măng.
Quặng titan đã phát hiện được 04 điểm mỏ tại Vinh Mỹ, Kẻ Sung - Vinh Xuân, Quảng Ngạn, Vinh Phong và đã được khai thác từ năm 1990. Trữ lượng quặng titan toàn tỉnh khoảng trên 5 triệu tấn.
Khoáng sản vàng, phân bố chủ yếu ở ác vùng phía Tây và Tây - Nam của tỉnh, trữ lượng ước tính vào khoảng 1000 - 1500kg.
Ngoài ra, còn một số khoáng sản khác như chì, kẽm, thiếc sa khoáng acsen, quặng phóng xạ (uran, đất hiếm) nhưng trữ lượng nhỏ và phân tán…
(3) - Nhóm khoảng sản phi kim loại:
Nhóm này rất phong phú và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng trữ lượng khoáng sản của Thừa Thiên - Huế, bao gồm:
Hương Trà, Phong Điền, Hương Thuỷ, A Lưới. Trữ lượng điều tra sơ bộ khoảng
13.723.938 tấn. Về chất lượng, phần lớn cao lanh có tỷ lệ Fe2O3 lớn hơn 1%, có
khả năng sử dụng cho công nghiệp sản xuất sứ cao cấp.
- Khoáng sản sét được phân bố khá phổ biến trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay đã phát hiện 6 điểm mỏ quan trọng, trữ lượng khoảng 23 triệu tấn (gồm các cấp A, B, C1, C2)
- Khoáng sản đá vôi: đã phát hiện 6 mỏ và điểm khoảng sản đá vôi với tổng
trữ lượng 944.456.000 m3
cấp B, C1, C2. Đây là những khu mỏ rất lớn mà hiện nay chưa được đầu tư khai thác để phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp xi măng theo quy hoạch của tỉnh như Xi măng Đồng Lâm, Nam Đông...
- Cát thuỷ tinh với thành phần SiO2 là 97,6 - 99,0%, trữ lượng cấp C2 là 90
triệu tấn ở Phú Xuân, Phú Đa, cấp P2 là gần 38 triệu tấn ở Phong Hoà.
- Đá granit có phổ biến trên phạm vi toàn tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở các
huyện Phú Lộc, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới, với tổng trữ lượng 2995 triệu m3
cấp P1,P2
- Đá gabropyroxenit: phân bố ở Phú Lộc, Nam Đông, trữ lượng cấp P1,P2 là
6460.000 m3.
Ngoài ra, tại Thừa Thiên - Huế còn phát hiện được pyrit, photphorit, quăczit và các loại cuội, cát, sỏi xây dựng...
(4) - Nước khoáng - nước nóng:
Qua kết qủa thăm dò sơ bộ đã phát hiện một số điểm có nước khoáng nhạt tại Phong Điền, A Lưới, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phương Thuỷ với lưu lượng khá lớn, có thể khai thác phục vụ du lịch, chữa bệnh, phát triển điện địa nhiệt, phục vụ sinh hoạt và tưới cây.
Trên lãnh thổ Thừa Thiên - Huế đã phát hiện, nghiên cứu đánh giá 7 nguồn nước khoáng - nước nóng, trong đó có 4 điểm ở vùng đá gốc và 3 điểm ở vùng đồng bằng ven biển. Các điểm nước khoáng - nước nóng đều liên quan đến hoạt động kiến tạo địa chất, trong đó 3 nguồn nước khoáng sunfuahydro ở Mỹ An, Thanh Tước, Tân Mỹ, rất gần cố đô Huế.
Có thể khẳng định rằng, nguồn tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên - Huế là rất lớn và phòng phú, có thể đáp ứng nhu cầu cho sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, nhưng đến nay vẫn chưa được các nhà đầu tư khai thác đúng mức. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư tương đối tốt về cơ sở hạ tầng, cũng như có những chính sách ưu đãi rất lớn cho các nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra các điều kiện về giao thông đối ngoại đã có nhiều thuận lợi về hành lang kinh tế Đông Tây, cảng Chân Mây và các điều kiện cơ chế chính sách khác, chắc chắn trong thời gian tới nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh sẽ được đầu tư khai thác một cách hợp lý góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trên địa bàn tỉnh.