Định hướng chung Mục tiêu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 99)

- Công nhân kỹ thuật có

3. 1 KIẾN NGHỊ VỀ ĐỊNH HƢỚNG CHUNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH

3.1.2.2- Định hướng chung Mục tiêu

Để đạt tốc độ tăng trưởng trên 15% thời kỳ 2006 - 2010 và 13% thời kỳ sau 2010 (đến 2020), Thừa Thiên - Huế cần phải lựa chọn các khâu đột phá sau để đầu tư phát triển:

(1) - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các cơ sở đdào tạo đại học, cao đẳảng và dạy

nghề cho cả vùng đạt trình độ quốc gia và quốc tế.

(2) - Xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố Festival, phát triển mạnh một số dịch vụ giá trị cao, dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ y tế,

dịch vụ đào tạo… cho cả vùng KTTĐ miền Trung.

Tiếp tục thúc đẩy du lịch của thành phố Huế gắn với du lịch của toàn tỉnh, vùng KTTĐ miền Trung và cả nước.

Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động kỹ thuật cao và mang lại nhiều giá trị gia tăng như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp

phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa, vật liệu kỹ thuật cao, vật liệu mới…

Hình thành các trung tâm phần mềm - tin học… tại trung tâm dịch vụ tổng

hợp nhằm tạo ra bộ mặt mới cho dịch vụ của vùng và tỉnh.

(3) - Khai thác lợi thế về vị trí địa kinh tế - chính trị, tập trung phát triển mạnh khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trên nhiều lĩnh vực như cảng và dịch vụ

cảng, khu công nghiệp, khu phi quan, khu du lịch chất lượng cao, các khu vui chơi giải trí, sân golf.

Tập trung đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng, tháo gỡ mọi khó khăn, rào cản, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp lớn để đẩy nhanh tốc độ đột phá về phát triển khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trở thành hạt nhân thu hút các ngành kinh tế trọng điểm là: du lịch chất lượng cao; công nghiệp gắn với cảng; khu bảo thuế và công nghiệp chế biến; công nghiệp cơ khí; công nghệ thông tin; dịch vụ chất lượng cao.

(4) - Chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu trong công nghiệp bằng cách phát triển các ngành sản xuất chủ lực.

Về cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thừa Thiên - Huế sẽcần tập trung

ưu tiên đầu tư chuyển dịch theo các định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí (đóng và sửa chữa tàu

thuyền, chế tạo và sửa chữa ô tô, xe máy, máy công nghiệp…), chế tạo và lắp ráp

điện tử, công nghiệp công nghệ cao (sản xuất phần mềm, thiết bị tin học, vật liệu

mới, vật liệu cao cấp…).

Thứ hai: Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với Khu công nghiệp trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu công nghiệp Phú Bài và các khu, cụm công nghiệp khác của tỉnh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả.

Thứ ba: Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và tài nguyên, có quy mô và đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước như sản xuất xi măng, vật liệu

xây dựng, chế biến đồ uống và công nghiệp thực phẩm…

Thứ tư: Hình thành các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa gắn với quá trình đô thị hóa, tạo việc làm phi nông nghiệp. Tập trung lấy đầy Khu công nghiệp Phú Bài; xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ, vừa, các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn ở tất cả xã có làng nghề trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái. Quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhất là làng nghề truyền thống và làng nghề phục vụ xuất khẩu.

(5) - Chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu ngành du lịch, dịch vụ.

Cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ sẽ chuyển dịch theo định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Phát triển du lịch toàn diện và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các sản phẩm tiêu biểu là du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí kết hợp với du lịch tham quan di tích lịch sử, lễ hội truyền thống làng

nghề. Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có quy mô lớn. Chú trọng phát triển tuyến du lịch trọng điểm của cả nước gắn với du lịch của cả vùng. Tập trung đầu tư phát triển vào khu du lịch tổng hợp quốc gia và khu du lịch

chuyên đề như: thành phố Festival Huế,; Khu du lịch Lăng Cô,; Bạch Mã;, Cảnh

Dương… làm hạt nhân phát triển du lịch cho cả vùng.

Thứ hai: Tập trung phát triển dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ gắn với phát triển du lịch và hoạt động đầu tư tại thành phố Huế; tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các Khu công nghiệp như dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ công nghệ, pháp lý, môi trường, viễn thông, phát triển thị trường bất động sản, phát huy có hiệu quả các tổ chức tài chính.

Tóm lại, chủ trương chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ sẽ đặt cho Thừa Thiên - Huế một số nhiệm vụ chính sau:

- Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành sử dụng lao động kỹ thuật cao và mang lại nhiều giá trị gia tăng như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa,

vật liệu kỹ thuật cao, vật liệu mới…

- Hình thành các trung tâm công nghiệp phần mềm - tin học… tại khu công

nghiệp, trung tâm dịch vụ tổng hợp nhằm tạo ra bộ mặt mới cho công nghiệp và dịch vụ của vùng và tỉnh.

- Phát triển một số dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải, phát triển thị trường bất động sản gắn với sự phát triển của vùng KTTĐ miền Trung.

- Tiếp tục thúc đẩy du lịch của Thừa Thiên - Huế gắn với du lịch của vùng KTTĐ miền Trung và cả nước.

3.2 -- PHƢƠNGĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG GIAI ĐOẠN 2006 -- 2010VÀTẦMNHÌNĐẾN 2020

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)