1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 43)

2. 1 NHỮNG LỢI THẾ, BẤT LỢI THẾ CỦA THỪA THIÊN HUẾ VÀ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

2.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh tế

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa ba khu vực (nhóm ngành kinh tế) thể hiện xu hướng vận động và trình độ phát triển của một nền kinh tế. Do vậy, để đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Thừa Thiên - Huế, chúng

tôi bắt đầu từ việc phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành của Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1991 - 2005 được trình bày ở bảng dưới đây.

Trong thời kỳ đổi mới từ 1991 - 2005, kinh tế tăng trưởng nhanh và khá toàn diện (bình quân 8,4%/năm, cao hơn hẳn so với mức 3,4%/năm của thời kỳ 1976 - 1989).

Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô kinh tế của toàn tỉnh đã tăng gấp 3,18 lần, trong đó công nghiệp tăng 6,0 lần, dịch vụ tăng 3,4 lần, nông nghiệp tăng 1,53 lần. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của các hộ gia đình năm 2004 tăng 1,62 lần so năm 1992. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, tạo thế và lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển lâu dài, bền vững.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1991 - 2005 (đơn vị:%)

Chỉ tiêu Cả thời kỳ

1991 - 2005

Trong đó

1991 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005

- Toàn bộ GDP 8 7,7 6,3 9,6

- Nông - lâm - ngư 2,6 2,0 1,6 4,2

- Công nghiệp - xây dựng 12,3 12,2 9,7 15,1

- Dịch vụ 8,5 10,1 7,1 8,2

Nguồn: Niên Giám thống kê Thừa Thiên – Huế các năm 1990 - 2005

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 2850,1 tỷ đồng, gấp 15,8 lần so với năm 1990. Trước năm 1990, mức tăng trưởng bình quân của công nghiệp chỉ đạt 3,6%/năm, thời kỳ 1990 - 2005 đạt 20%/năm.

Sau công nghiệp là dịch vụ, với mức tăng trưởng bình quân đạt 8,5%, là khu vực phát triển khá sôi động, với nhiều loại hình, một số tiềm năng trong lĩnh vực này, nhất là dịch vụ du lịch bước đầu được khai thác có hiệu quả, tổng lượt khách du lịch năm 2005 tăng hơn 10 lần; tổng doanh thu du lịch tăng tương ứng hơn 50 lần; nếu năm 1991, toàn tỉnh có 509 phòng khách sạn, năm 2005 đã tăng lên 3800 phòng, hệ số sử dụng đạt 65%. Du lịch phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động thuộc các ngành nghề như vận tải, thương mại, công nghiệp và các dịch vụ khác. Đặc biệt, thành công của các Festival đã tạo tiền đề mới cho du lịch Thừa Thiên - Huế phát triển.

Trong nông nghiệp, tuy điều kiện sản xuất khá khó khăn, song Thừa Thiên - Huế đã tạo được mức tăng trưởng bình quân 4,2% - đó là thành tựu hết sức quan trọng. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thuỷ sản từ

13,2% (năm 1990) lên 34,5% (năm 2005), giảm tỷ trọng nông nghiệp tương ứng từ 86,8% còn 65,5%; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 17,3% lên 29,5%. Nhờ tăng cường hệ thống thuỷ nông, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, năng suất lúa 26,1 tạ/ha năm 1990, lên 48 tạ/ha năm 2004, tăng 1,8 lần. Từ năm 1990 đến năm 2000, toàn tỉnh đã trồng hơn 51 nghìn ha rừng, tăng gấp 2,8 lần so với thời kỳ trước. Phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh; năm 1991, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 344,9 ha, năm 2005 đạt 5.350 ha, tăng 15,5 lần, sản lượng thu hoạch tăng 57 lần.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng tỷ trọng trong GDP từ 19,7% (năm 1990) lên 30,9% (năm 2000) và 35,9% (năm 2005), ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 36,1% lên 43,1%; tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh, từ 44,2% (năm 1990) xuống 24,1% (năm 2000) và 21% (năm 2005) nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn, nhờ chuyển đổi mạnh cơ cấu nội bộ ngành theo hướng khai thác tiềm năng thế mạnh, và đây cũng là thành tựu hết sức quan trọng.

Bên cạnh cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ của Thừa Thiên - Huế đang từng bước hình thành theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các vùng đồng bằng, vùng gò đồi miền núi, vùng đầm phá ven biển đã được đầu tư theo các chương trình dự án trọng điểm, phân bổ lại lao động để phát huy tốt hơn các thế mạnh của mình. Sự phát triển giữa các vùng đã có sự đồng đều hơn.

Bảng 2.2: Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (đơn vị: %)

Tiêu chí và lĩnh vực 1990 1995 2000 2005 Tăng (+); Giảm (-)

Tổng GDP 100 100 100 100 1995 so 1990 2000 so 1995 2005 so 2000

- Công nghiệp - xây dựng 19,7 26,4 30,9 35,9 +6,1 +4,5 +5,0

- Nông - lâm - ngư 44,2 30,5 24,1 21,0 -13,7 -6,4 -3,9

- Dịch vụ 36,1 43,1 45,0 43,1 +7,0 +1,9 -1,9

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2010

Những năm qua, kinh tế của tỉnh được phát triển với nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế giữa các thành phần chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi thành phần nhằm phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện từng bước tiến bộ và công bằng xã hội. Các thành phần kinh tế được tạo cơ hội và điều

kiện phát triển. Khu vực kinh tế nhà nước đã đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, nhưng vẫn giữ vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đóng góp 34% (năm 2005), gần 14% trong tổng thu ngân sách địa phương. Khu vực kinh tế dân doanh đóng góp 55% trong GDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 400 nghìn lao động. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp gần 11% trong GDP của tỉnh, và 42% trong tổng thu ngân sách địa phương.

Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi cơ bản, số hộ thuần nông giảm từ 63,8% xuống còn 51,9%; hộ công nghiệp - xây dựng tăng từ 2,85% lên 9,7%; hộ thương nghiệp - dịch vụ tăng từ 8,95% lên 15,1%.

(1) - Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng - tiểu thủ công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm 2001 - 2005 tăng 15,9% (kế hoạch 14 - 15%), quy mô sản xuất công nghiệp đã tăng gấp 2,1 lần so với năm 2000. Năm 2005 so với năm 2000, công nghiệp chế biến khoáng sản tăng 6,5 lần; công nghiệp chế biến thực phẩm tăng 1,8 lần; công nghiệp vật liệu xây dựng tăng 1,9 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng một số sản phẩm chủ lực của địa phương có mức tăng trưởng khá: Imenic tăng 8,6 lần; Zincon, Rutin, Monazit tăng 7,5 lần; xi măng 1,83 lần; sợi các loại 2,0 lần; bia tăng 2,0 lần. Giá trị sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng nhanh, từ 3,5 triệu USD (năm 2000) lên 40 triệu USD (năm 2005), tăng tỷ trọng trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của tỉnh tương ứng từ 11,7% lên 70,2%.

Đã hình thành một số ngành và cơ sở công nghiệp mũi nhọn, tạo chuyển biến khá rõ trong các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may. Xây dựng một số nhà máy có công nghệ tiên tiến như nhà máy sản xuất men nền firit, sợi, gạch granit. Nâng năng lực sản xuất sợi lên 12.000 tấn/năm; xi măng 1,1

triệu tấn/năm; bia 62 triệu lít/năm; gạch ốp lát 2,5 triệu m2/năm; khoáng sản xuất

khẩu 50.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, quy mô sản xuất công nghiệp của tỉnh còn quá nhỏ, giá trị gia tăng công nghiệp chỉ chiếm 0,8% so với cả nước. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch chậm, hiệu quả sản xuất chưa cao, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao chậm phát triển. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị còn chậm; năng lực cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm còn yếu, số sản phẩm có thương hiệu, uy tín trên thị

trường không nhiều. Công nghiệp của các huyện nhìn chung còn yếu, ít có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Thiếu sự gắn kết giữa sản xuất công nghiệp với dịch vụ, nhất là thương mại và du lịch; chưa xây dựng được nhóm sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

(2) - Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo hướng tích cực; giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 8,0%/năm, trong đó, nông nghiệp tăng 4,4%/năm, lâm nghiệp tăng 0,5%/năm, thuỷ sản tăng 20,6%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thuỷ sản từ 18,9% (năm 2000) lên 30% (năm 2005), giảm tỷ trọng nông nghiệp tương ứng từ 70,6% xuống 62%, lâm nghiệp từ 10,5% xuống 8%.

Đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là đổi mới giống cây trồng, tăng tỷ lệ gieo cấy giống lúa cấp I từ 12% (năm 2000) lên trên 80% (năm 2005); năng suất lúa bình quân tăng tương ứng từ 38,3 tạ/ha lên 46,4 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt đạt 23 vạn tấn/năm (so kế hoạch 22 vạn tấn/năm). Hình thành một số cây công nghiệp: sắn công nghiệp 4.400 ha; cà phê 660 ha; cao su hơn 6.500 ha, trong đó có 800 ha đưa vào khai thác cho giá trị thu hoạch ban đầu 14 - 16 triệu đồng/ha; phát triển vườn cây đặc sản thanh trà.

Công tác trồng mới, chăm sóc, tu bổ rừng được chú trọng. Nâng diện tích che phủ rừng từ 44,7% (năm 2000) lên 48,9% (năm 2005). Cơ cấu rừng trồng đã bố trí hợp lý giữa diện tích trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế nhằm phát triển bền vững môi trường sinh tháI, vừa bảo đảm thu nhập cho người lao động sinh sống bằng nghề rừng. Kinh tế rừng đã mang lại thu nhập chính cho người dân trên vùng gò đồi, miền núi.

Lĩnh vực thuỷ sản có bước phát triển quan trọng về cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng từ 27,7% (năm 2000) lên 65,5% (năm 2005), giảm tỷ trọng khai thác tương ứng từ 72,9% xuống 29,5%, trong đó tỷ trọng đánh bắt sông đầm từ 24% còn 17,2%, khai thác biển từ 76% lên 82,8% trong tổng giá trị khai thác thuỷ sản.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh, trong đó, nuôi tôm đạt 4.500 ha, chiếm 81,8%, tăng 2,5 lần so với năm 2000; năng suất tôm nuôi tăng bình quân từ 0,36 tấn/ha (năm 2000) lên 1,06 tấn/ha (năm 2005), tăng 2,9 lần; sản lượng thu

hoạch đạt 4800 tấn, tăng 7,4 lần; giá trị bình quân 1 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 13,6 triệu đồng lên 57 triệu đồng, trong đó nuôi thâm canh đạt 134 triệu đồng, nuôi cao triều đạt 127 triệu đồng.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức; việc bố trí sản xuất còn chồng chéo, hiệu quả sản xuất chưa cao, giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác chỉ đạt ở dưới 13 triệu đồng; việc áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến còn chậm. Đầu tư cho chăn nuôi còn ít, nhất là công tác giống, chưa tạo bước phát triển nhanh do thiếu quy hoạch; việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh. Thuỷ sản chưa được đầu tư thoả đáng, chủng loại nuôi trồng thuỷ sản chưa được xác định rõ. Tình trạng ô nhiễm môi trường trên vùng đầm phá và việc lây lan dịch bệnh xảy ra thường xuyên đã làm nhiều hộ dân nuôi trồng thuỷ sản lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

(3) - Nhóm ngành dịch vụ tăng bình quân 10,2%/năm. Các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, cơ sở vật chất một số ngành dịch vụ được đầu tư hiện đại về công nghệ, mở rộng về quy mô - nhất là các dịch vụ tin học, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông vận tải.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng bình quân 16%/năm; dịch vụ vận tải hàng hoá tăng 13%/năm, dịch vụ bưu chính viễn thông và internet phát triển nhanh. Về du lịch đã thu hút được các thành phần kinh tế tham gia, có sự phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng hoạt động; công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường được chú trọng, đội ngũ lao động ngành du lịch được đào tạo, nâng cao chất lượng. Đặc biệt, thành công của 3 kỳ Festival mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ trên địa bàn Thừa Thiên - Huế.

Dịch vụ tài chính ngân hàng trong 5 năm trở lại đây, công tác thu chi ngân sách có bước phát triển mới, các nguồn thu đều vượt so với dự toán đề ra. Thu ngân sách địa phương tăng bình quân 8,7%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt 16,1%, cao hơn 3,3% giai đoạn thời kỳ 1996 - 2000 (12,8%).

Tuy nhiên, công tác quy hoạch các ngành dịch vụ triển khai còn chậm; chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển cao nhất là dịch vụ du lịch, thương mại… tốc độ

mại chưa khai thác tốt thị trường truyền thống, chưa nghiên cứu mở rộng thị trường tiềm năng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thừa Thiên - Huế (Trang 43)